Elizabeth Quan
Ảnh lấy tại trang mạng trường đại học Ottawa
***
Thời gian gần đây , tại thủ đô Ottawa . Khi vào trong những trung tâm thương mại lớn , hoặc trên một số trang mạng và cả trang của trường đại học Ottawa…Ta thường nhìn thấy hình ảnh một cô gái Việt đeo ba lô học trò với gương mặt rạng rỡ . Nếu ta quá bộ rẽ vào cổng trường đại học Ottawa sẽ nhìn thấy những hình ảnh này được dựng lên ở nhiều nơi . Nụ cười tươi tắn, dáng điệu lạc quan, yêu đời của cô đã được trường đại học Ottawa với số lượng sinh viên trên 40,000 người nơi cô đang theo học năm thứ tư lựa chọn làm gương mặt tiêu biểu trong chương trình tuyển dụng sinh viên quốc tế của trường .
Ngoài đời, Elizabeth là một cô gái hồn nhiên, yêu đời và chăm chỉ làm việc . Cô đã từng giúp cha mẹ trong việc điều hành một tiệm tóc ở trung tâm thương mại Chinatown . Đó là tiệm Anna Hair Designs . Dự tính của cô sau khi tốt nghiệp đại học sẽ phát triển và mở mang salon theo qui mô lớn hơn cộng thêm nhiều loại dịch vụ khác . Cô đã thu thập được kinh nghiệm làm việc quí báu từ lúc cô ở tuổi 13 trong tiệm gia đình mình .Hiện tại , sau giờ học , cô còn làm bán thời gian ở bộ quốc phòng để trang trải một phần chi phí cho học tập. Dưới đây là một vài hình ảnh Elizabeth trong quảng cáo và đời thường.
Hồn nhiên hát trong dạ tiệc văn nghệ tại con tàu nơi cô đi nghỉ hè
Câu được con cá lớn bằng gang tay mà vui như bắt được vàng
Trong khuôn viên trường đại học Ottawa
Những ghi nhận, những cảm nghĩ về nhân tình thế thái sẽ được thể hiện ở trang Viet-Ca ( Việt nam -Canada )
Wednesday, March 28, 2012
Wednesday, March 21, 2012
Canada's best cities to live in
Những Thành Phố Có Đời Sống Tốt Nhất Ở Canada
Ottawa Mùa Xuân
***
Theo bình chọn từ 190 thành phố về các mặt như khí hậu, thời tiết . Nhà ở giá rẻ . Mức thu nhập của người dân. Triển vọng nghề nghiệp . Mực độ tăng trưởng dân số . Tội phạm thấp . Phưong tiện giao thông và tỷ lệ bác sĩ với người dân ( Ottawa cứ 1000 dân là có 18 bác sỹ ) ... Trang mạng MoneySense đã đưa ra 15 thành phố có đời sống tốt nhất Canada . Một lần nữa , Ottawa lại đứng thứ nhất . Thật hạnh phúc cho người dân Ottawa. Dưới đây là danh sách 15 thành phố được chọn
Ottawa Mùa hè ( Ngày quốc khánh Canada)
***
15. Saanich, B.C.
14. Calgary, Alta
13. Newmarket, Ont
12. St. Albert, Alta.
11. Strathcona County, Alta.
10. Winnipeg
9. Red Deer, Alta.
8. Edmonton
7. Fredericton
6. Brandon, Man.
5. Regina
4. Halifax
3. Kingston, Ont
2. Burlington, Ont
1. Ottawa
Ottawa Mùa Thu
Ottawa Mùa Đông
Những Thành Phố Có Đời Sống Tốt Nhất Ở Canada
Ottawa Mùa Xuân
***
Theo bình chọn từ 190 thành phố về các mặt như khí hậu, thời tiết . Nhà ở giá rẻ . Mức thu nhập của người dân. Triển vọng nghề nghiệp . Mực độ tăng trưởng dân số . Tội phạm thấp . Phưong tiện giao thông và tỷ lệ bác sĩ với người dân ( Ottawa cứ 1000 dân là có 18 bác sỹ ) ... Trang mạng MoneySense đã đưa ra 15 thành phố có đời sống tốt nhất Canada . Một lần nữa , Ottawa lại đứng thứ nhất . Thật hạnh phúc cho người dân Ottawa. Dưới đây là danh sách 15 thành phố được chọn
Ottawa Mùa hè ( Ngày quốc khánh Canada)
***
15. Saanich, B.C.
14. Calgary, Alta
13. Newmarket, Ont
12. St. Albert, Alta.
11. Strathcona County, Alta.
10. Winnipeg
9. Red Deer, Alta.
8. Edmonton
7. Fredericton
6. Brandon, Man.
5. Regina
4. Halifax
3. Kingston, Ont
2. Burlington, Ont
1. Ottawa
Ottawa Mùa Thu
Ottawa Mùa Đông
Saturday, March 17, 2012
Ottawa's ByWard MarketChợ ByWard
Tiệm bánh ở ByWard Market nơi tổng thống Obama ghé mua khi ông tới Canada
Thập niên 80 khi tôi chân ướt chân ráo đến Ottawa với hành trang là con số O to tướng về cả nghĩa đen và nghĩa bóng tôi đã biết ByWard Market.
Có thể nói khi đó, người Việt nào đã từng ở Ottawa đều biết nơi này . Lý do người ta biết vì nó nằm ngay khu vực quốc hội . Hầu như tất cả mọi người khi tới thăm hoặc đến thủ đô đều tò mò muốn tìm hiểu nơi làm việc của cơ quan quyền lực nhất đất nứơc . Chỉ cần dạo quanh quốc hội một vòng nhỏ thôi , ta đã nhìn thấy ByWard Market. Chẳng thế mà tổng thống Obama khi mới nhậm chức đã tới thăm Ottawa vài ngày . Có vài ngày ngắn ngủi mà ông cũng ghé ByWard Market mua bánh . Cửa hàng bánh đó bây giờ treo một bức ảnh Obama ngay trước cửa tiệm .
Tôi biết ByWard Maket không phải vì tôi đến thăm quốc hội mà vì chợ này nằm cách nhà tôi chừng chưa tới 10 phút đi bộ . Lúc đó, phương tiện di chuyển của tôi là xe Bus hoặc đi bộ . Để làm quen với thành phố nơi mình định cư , tôi đã qui định cho mình những lúc rảnh rỗi đi bộ quanh nhà và nhờ đó, tôi đã tìm ra Byward Market.
Khi đó, người Việt ở Ottawa hiếm lắm . Mấy chị em chúng tôi đang thả bộ ngắm chợ thì gặp một “ chàng” da vàng mũi tẹt trông ngớ ngẩn ! Còn có vẻ ngớ ngẩn hơn chúng tôi nữa ! “ chàng” tươi cười chào hỏi bằng tiếng Việt rồi xun xoe tháp tùng theo . Dĩ nhiên, mới đầu, chúng tôi mừng lắm. Gặp đồng hương nơi xứ lạ quê người lại là nam nhi thì còn gì bằng ! Cũng để chàng lẽo đẽo đi theo, vừa đi vừa nói chuyện . Chàng tỏ ra am hiểu nơi đây hơn chúng tôi nhiều . Mấy đứa hớn hở đặt hết câu hỏi này đến câu hỏi khác mà “chàng” vẫn trả lời trơn tru về mọi lĩnh vực không hề vấp váp ! Ồ , kể cũng lạ . thoat nhìn đã thầm đánh giá “chàng” ngớ ngẩn hơn mình mà cả bọn cứ xúm vào hỏi để nghe chàng đáp ! Còn tin tưởng mỗi lời đáp của chàng là một chân lý ! Lòng thầm vui may mắn gặp người đồng hương hiểu rộng và nhiệt tình . Chúng tôi mải mê học hỏi quên cả đường về !
Rồi lần sau, lần sau nữa… thấy chàng xuất hiện liên tục ở những nơi chúng tôi hiện diện với những cử chỉ hơi… khác thường làm chúng tôi hoảng sợ ! Bèn trốn , không đi ByWard Market nữa . Thế là yên ! Vài tuần tiếp , chúng tôi đi học tiếng Anh . Tại lớp học , gặp nhiều người Việt cùng lứa tuổi và sau khi trao đổi kinh nghiệm với nhau tất cả mới vỡ lẽ ra “chàng” cũng tới đây cùng thời gian với chúng tôi chỉ sớm hoặc muộn hơn một vài tuần . Rất nhiều cô ở độ tuổi chúng tôi đã từng tôn sùng “chàng” như một nhà thông thái ! Còn những bài giảng của chàng về nơi ở mới này cho chúng tôi thì càng ngày chúng tôi càng nghiệm thấy nó lệch với sự thật khoảng chừng 180 độ !
Nhưng tôi có thể chắc chắn tới 99 % người Việt ở Ottawa biết ByWard Market thông qua con đường ẩm thực .Nơi này ở thập niên 80 có bán một thứ mà Tây chê nhưng Ta thích ! Đó là món gà . Không phải thứ gà nuôi công nghiệp cho thịt ăn nhão nhoẹt và không có vị thơm ngon . Loại thịt gà cho vào miệng không cần nhai vì độ mềm của nó được các siêu thị bày bán không hợp khẩu vị người Việt . Loại gà bán ở ByWard Market họ bán nguyên con còn gáy o o mới là loại người mình muốn mua . Đây là loại gà nuôi gây giống hoặc đẻ trứng . Những loại này được thoải mái đi lại và thời gian nuôi lâu hơn loại gà nuôi lấy thịt . Đô dai của thịt gà này cũng như mùi vị thơm ngon của nó rất được người mình ưa chuộng . Và người ta bán sống nguyên con với giá rất rẻ . Con nào con nấy nặng tới ba hoặc bốn kg mà người ta bán đều một giá .Thoải mái chọn những con to nhất mà mua . Những con gà này sẽ được cho vào túi giấy to, dầy chắc chắn để nó không thể phá ra được nhưng không đến nỗi nó phải bị ngộp thở . Đưa gà về nhà tự mình phải làm thịt và chế biến . Mới đầu chỉ lác đác vài người biết rồi tất cả cộng đồng người Việt rỉ tai nhau đổ xô ra mua làm các ông bà chủ trại gà hốt bạc không kịp . Ấy vậy mà họ không hề tăng giá . Vẫn trước sau như một . Đó là chưa kể nếu ta ra chậm , trong lồng chỉ còn những con gà trung bình hoặc hơi nhỏ thì họ lại tặng thêm một hai con nếu mua nhiều hoặc họ bớt tiền cho ta một cách vui vẻ và tự nguyện . Thành thử, nhiều khi đi muộn cũng chưa bao giờ bị thiệt thòi.
Sau đó khoảng hơn chục năm thì chợ này không được bán gà sống nữa vì vấn đề vệ sinh . Nhưng lúc này bà con ta đã thông thạo đường đi nước bước cũng như đã có xe riêng nên tự đánh xe thẳng xuống nông trai mua tại chỗ cũng như đề nghị chủ trại giết mổ tại trại cho ta cầm về . Vẫn được ăn gà đúng khẩu vị mình thích với giá cả hết sức hợp lý .
ByWard Market bây giờ sầm uất hơn xưa nhiều . Nơi đây hiện tại chỉ cho bán những sản phẩm của nông dân bán trực tiếp chứ không phải là nơi mua đi bán lại . Các loại rau, củ, quả , mật ong , Maple syrup … và tiệm ăn ! Tất cả những con phố bao quanh trung tâm cũ mở rộng rất nhiều và cơ man là tiệm ăn Nơi đây lúc nào cũng đông vui nhộn nhịp nhất là mùa hè .
Tiệm bánh ở ByWard Market nơi tổng thống Obama ghé mua khi ông tới Canada
Thập niên 80 khi tôi chân ướt chân ráo đến Ottawa với hành trang là con số O to tướng về cả nghĩa đen và nghĩa bóng tôi đã biết ByWard Market.
Có thể nói khi đó, người Việt nào đã từng ở Ottawa đều biết nơi này . Lý do người ta biết vì nó nằm ngay khu vực quốc hội . Hầu như tất cả mọi người khi tới thăm hoặc đến thủ đô đều tò mò muốn tìm hiểu nơi làm việc của cơ quan quyền lực nhất đất nứơc . Chỉ cần dạo quanh quốc hội một vòng nhỏ thôi , ta đã nhìn thấy ByWard Market. Chẳng thế mà tổng thống Obama khi mới nhậm chức đã tới thăm Ottawa vài ngày . Có vài ngày ngắn ngủi mà ông cũng ghé ByWard Market mua bánh . Cửa hàng bánh đó bây giờ treo một bức ảnh Obama ngay trước cửa tiệm .
Tôi biết ByWard Maket không phải vì tôi đến thăm quốc hội mà vì chợ này nằm cách nhà tôi chừng chưa tới 10 phút đi bộ . Lúc đó, phương tiện di chuyển của tôi là xe Bus hoặc đi bộ . Để làm quen với thành phố nơi mình định cư , tôi đã qui định cho mình những lúc rảnh rỗi đi bộ quanh nhà và nhờ đó, tôi đã tìm ra Byward Market.
Khi đó, người Việt ở Ottawa hiếm lắm . Mấy chị em chúng tôi đang thả bộ ngắm chợ thì gặp một “ chàng” da vàng mũi tẹt trông ngớ ngẩn ! Còn có vẻ ngớ ngẩn hơn chúng tôi nữa ! “ chàng” tươi cười chào hỏi bằng tiếng Việt rồi xun xoe tháp tùng theo . Dĩ nhiên, mới đầu, chúng tôi mừng lắm. Gặp đồng hương nơi xứ lạ quê người lại là nam nhi thì còn gì bằng ! Cũng để chàng lẽo đẽo đi theo, vừa đi vừa nói chuyện . Chàng tỏ ra am hiểu nơi đây hơn chúng tôi nhiều . Mấy đứa hớn hở đặt hết câu hỏi này đến câu hỏi khác mà “chàng” vẫn trả lời trơn tru về mọi lĩnh vực không hề vấp váp ! Ồ , kể cũng lạ . thoat nhìn đã thầm đánh giá “chàng” ngớ ngẩn hơn mình mà cả bọn cứ xúm vào hỏi để nghe chàng đáp ! Còn tin tưởng mỗi lời đáp của chàng là một chân lý ! Lòng thầm vui may mắn gặp người đồng hương hiểu rộng và nhiệt tình . Chúng tôi mải mê học hỏi quên cả đường về !
Rồi lần sau, lần sau nữa… thấy chàng xuất hiện liên tục ở những nơi chúng tôi hiện diện với những cử chỉ hơi… khác thường làm chúng tôi hoảng sợ ! Bèn trốn , không đi ByWard Market nữa . Thế là yên ! Vài tuần tiếp , chúng tôi đi học tiếng Anh . Tại lớp học , gặp nhiều người Việt cùng lứa tuổi và sau khi trao đổi kinh nghiệm với nhau tất cả mới vỡ lẽ ra “chàng” cũng tới đây cùng thời gian với chúng tôi chỉ sớm hoặc muộn hơn một vài tuần . Rất nhiều cô ở độ tuổi chúng tôi đã từng tôn sùng “chàng” như một nhà thông thái ! Còn những bài giảng của chàng về nơi ở mới này cho chúng tôi thì càng ngày chúng tôi càng nghiệm thấy nó lệch với sự thật khoảng chừng 180 độ !
Nhưng tôi có thể chắc chắn tới 99 % người Việt ở Ottawa biết ByWard Market thông qua con đường ẩm thực .Nơi này ở thập niên 80 có bán một thứ mà Tây chê nhưng Ta thích ! Đó là món gà . Không phải thứ gà nuôi công nghiệp cho thịt ăn nhão nhoẹt và không có vị thơm ngon . Loại thịt gà cho vào miệng không cần nhai vì độ mềm của nó được các siêu thị bày bán không hợp khẩu vị người Việt . Loại gà bán ở ByWard Market họ bán nguyên con còn gáy o o mới là loại người mình muốn mua . Đây là loại gà nuôi gây giống hoặc đẻ trứng . Những loại này được thoải mái đi lại và thời gian nuôi lâu hơn loại gà nuôi lấy thịt . Đô dai của thịt gà này cũng như mùi vị thơm ngon của nó rất được người mình ưa chuộng . Và người ta bán sống nguyên con với giá rất rẻ . Con nào con nấy nặng tới ba hoặc bốn kg mà người ta bán đều một giá .Thoải mái chọn những con to nhất mà mua . Những con gà này sẽ được cho vào túi giấy to, dầy chắc chắn để nó không thể phá ra được nhưng không đến nỗi nó phải bị ngộp thở . Đưa gà về nhà tự mình phải làm thịt và chế biến . Mới đầu chỉ lác đác vài người biết rồi tất cả cộng đồng người Việt rỉ tai nhau đổ xô ra mua làm các ông bà chủ trại gà hốt bạc không kịp . Ấy vậy mà họ không hề tăng giá . Vẫn trước sau như một . Đó là chưa kể nếu ta ra chậm , trong lồng chỉ còn những con gà trung bình hoặc hơi nhỏ thì họ lại tặng thêm một hai con nếu mua nhiều hoặc họ bớt tiền cho ta một cách vui vẻ và tự nguyện . Thành thử, nhiều khi đi muộn cũng chưa bao giờ bị thiệt thòi.
Sau đó khoảng hơn chục năm thì chợ này không được bán gà sống nữa vì vấn đề vệ sinh . Nhưng lúc này bà con ta đã thông thạo đường đi nước bước cũng như đã có xe riêng nên tự đánh xe thẳng xuống nông trai mua tại chỗ cũng như đề nghị chủ trại giết mổ tại trại cho ta cầm về . Vẫn được ăn gà đúng khẩu vị mình thích với giá cả hết sức hợp lý .
ByWard Market bây giờ sầm uất hơn xưa nhiều . Nơi đây hiện tại chỉ cho bán những sản phẩm của nông dân bán trực tiếp chứ không phải là nơi mua đi bán lại . Các loại rau, củ, quả , mật ong , Maple syrup … và tiệm ăn ! Tất cả những con phố bao quanh trung tâm cũ mở rộng rất nhiều và cơ man là tiệm ăn Nơi đây lúc nào cũng đông vui nhộn nhịp nhất là mùa hè .
Sunday, March 11, 2012
Đổi Giờ
Mấy giờ đây ???
Cái lệ đổi giờ mùa đông và mùa hè có lẽ chỉ có với các “Anh” nhà giàu ? Họ giàu vì biết cách làm giàu và biết cách chi tiêu tiết kiệm ?!Nhưng họ có phải là những anh bủn xỉn như Grangdre mà chúng ta được học qua một trích đoạn ở trung học phổ thông đó là tác phẩm Ơgieni Grangde không ?Có lẽ chúng ta đều nhớ cách chi tiêu tính toán chi li khủng khiếp của ông già Grangde này nên ông ta đã giàu càng giàu thêm ! Đó là một điều mà hầu hết người trần tục đều mơ ước ! Giàu có nhiều cách , cách dễ ràng nhất là khi còn ở giai đoạn chuẩn bị đầu thai thì tìm nơi quyền quí mà vào . Loại giàu này gọi là giàu từ trong trứng và được nâng niu chiều chuộng như ông hoàng bà chúa . Nhưng chưa hoàn toàn đúng như vậy . Con cái của hầu hết nhà giàu Tây phương cũng phải làm việc cật lực chứ cha mẹ không vung tiền cho tiêu sài bừa bãi như các bậc cha mẹ giàu có người Á ! Con cái người Á giàu nhìn cái biết ngay ! Biết qua cách ăn mặc, cách cư sử và cách học hành cũng như chơi bời ! Còn những anh công tử con nhà giàu nơi đây ư ? Trông cũng như dân thường ! Cũng quần jean , áo Tshirt và đôi giày thể thao dã chiến như các bạn đồng trang lứa . Đó là chưa kể, có khi ngoài giờ học ở trường như những học trò khác chúng phải tập làm việc tại công ty gia đình hoặc đi làm thêm để rèn kỹ năng cũng như ý thức trách nhiệm… để có thể kế nghiệp sau này . Bố mẹ giàu có thật nhưng họ làm từ thiện rất nhiều . Nhiều hơn của cải họ để lại cho con cháu .Đây cũng là điều khác biệt không bao giờ có thể dung hòa giữa Tây và Ta . Một bên dùng phần lớn tài sản cho từ thiện và giáo dục con ý thức tự mình phải làm việc để tạo ra tài sản . Bên kia cho con tiêu xài thoải mái mà nhiều khi không cần để ý đến sự học hành của chúng bởi vì toàn bộ tài sản đó sẽ dành riêng cho con cái mà thôi . Không cần làm việc cũng có tiền mà tiền nhiều thì ai còn muốn làm việc , học hành ?
Tôi đã đi lan man quá xa chủ đề cần nói nhưng tôi không lạc đề đâu . Tôi mới nêu ra một trường hợp hưởng giàu theo kiểu “ con ông cháu cha” . Những loại giàu khác thì có thể do may mắn , do tài năng , do mạo hiểm ,… Hàng triệu lý do khó có thể thống kê . Nhưng những loại giàu này là do công sức tự mình làm ra . Loại này chi ly tính toán lắm . Bất kể kiểu gì, cứ thấy sinh lợi nhuận là không thể bỏ qua . Tôi đang quay về vấn đề đổi giờ đây . Bắt đầu từ hôm nay , sáng chủ nhật ngày 11 tháng ba ở Canada lại đổi từ giờ mùa đông sang giờ mùa hè . Ai quên vặn đồng hồ là đi làm muộn một tiếng đồng hồ sáng chủ nhật nếu phải đi làm . Nếu như hôm qua ( thứ bảy) vẫn tính theo giờ mùa đông là 5 giờ sáng thì hôm nay ( chủ nhật) phải tính theo giờ mùa hè tức là đã 6 giờ sáng ! Rắc rối thế đấy cứ bị nhầm lẫn lung tung . Cách đổi giờ này như tôi đã nói ở trên là cách tiêt kiệm tối đa của anh nhà giàu ! Đó có lẽ cũng là lý do khiến họ đã giàu lại giàu thêm . Đã vững họ còn củng cố thêm mạnh . Họ tính toán mùa hè mặt trời mọc sớm hơn nên họ nhích giờ sớm để làm việc tận dụng hết ánh sáng mặt trời và tiết kiệm điện ! Không biết điều này có chính xác không nhưng tôi thấy dù sớm hay muộn , mở hết màn cửa sổ hay không thì lúc nào người ta cũng bật đèn ! Nhưng đừng tin vào lý lẽ của tôi mà nên tin vào lập luận của các nhà kinh tế . Họ có số liệu đầy đủ về sự tiết kiệm này . Chỉ biết rằng Ottawa hôm nay nắng ấm như mùa hè ( có lẽ do bị đổi giờ nên thời tiết cũng gồng mình ấm lên cho phù hợp chăng ?). Nhiệt độ lên tới 9 độ C với nắng đẹp nên trong nhà rất nóng . Đã phải mở hé một chút cửa sổ ở các phòng để đón gió mát lùa vào . Hy vọng không ai đến sở làm muộn sáng ngày mai.
Mấy giờ đây ???
Cái lệ đổi giờ mùa đông và mùa hè có lẽ chỉ có với các “Anh” nhà giàu ? Họ giàu vì biết cách làm giàu và biết cách chi tiêu tiết kiệm ?!Nhưng họ có phải là những anh bủn xỉn như Grangdre mà chúng ta được học qua một trích đoạn ở trung học phổ thông đó là tác phẩm Ơgieni Grangde không ?Có lẽ chúng ta đều nhớ cách chi tiêu tính toán chi li khủng khiếp của ông già Grangde này nên ông ta đã giàu càng giàu thêm ! Đó là một điều mà hầu hết người trần tục đều mơ ước ! Giàu có nhiều cách , cách dễ ràng nhất là khi còn ở giai đoạn chuẩn bị đầu thai thì tìm nơi quyền quí mà vào . Loại giàu này gọi là giàu từ trong trứng và được nâng niu chiều chuộng như ông hoàng bà chúa . Nhưng chưa hoàn toàn đúng như vậy . Con cái của hầu hết nhà giàu Tây phương cũng phải làm việc cật lực chứ cha mẹ không vung tiền cho tiêu sài bừa bãi như các bậc cha mẹ giàu có người Á ! Con cái người Á giàu nhìn cái biết ngay ! Biết qua cách ăn mặc, cách cư sử và cách học hành cũng như chơi bời ! Còn những anh công tử con nhà giàu nơi đây ư ? Trông cũng như dân thường ! Cũng quần jean , áo Tshirt và đôi giày thể thao dã chiến như các bạn đồng trang lứa . Đó là chưa kể, có khi ngoài giờ học ở trường như những học trò khác chúng phải tập làm việc tại công ty gia đình hoặc đi làm thêm để rèn kỹ năng cũng như ý thức trách nhiệm… để có thể kế nghiệp sau này . Bố mẹ giàu có thật nhưng họ làm từ thiện rất nhiều . Nhiều hơn của cải họ để lại cho con cháu .Đây cũng là điều khác biệt không bao giờ có thể dung hòa giữa Tây và Ta . Một bên dùng phần lớn tài sản cho từ thiện và giáo dục con ý thức tự mình phải làm việc để tạo ra tài sản . Bên kia cho con tiêu xài thoải mái mà nhiều khi không cần để ý đến sự học hành của chúng bởi vì toàn bộ tài sản đó sẽ dành riêng cho con cái mà thôi . Không cần làm việc cũng có tiền mà tiền nhiều thì ai còn muốn làm việc , học hành ?
Tôi đã đi lan man quá xa chủ đề cần nói nhưng tôi không lạc đề đâu . Tôi mới nêu ra một trường hợp hưởng giàu theo kiểu “ con ông cháu cha” . Những loại giàu khác thì có thể do may mắn , do tài năng , do mạo hiểm ,… Hàng triệu lý do khó có thể thống kê . Nhưng những loại giàu này là do công sức tự mình làm ra . Loại này chi ly tính toán lắm . Bất kể kiểu gì, cứ thấy sinh lợi nhuận là không thể bỏ qua . Tôi đang quay về vấn đề đổi giờ đây . Bắt đầu từ hôm nay , sáng chủ nhật ngày 11 tháng ba ở Canada lại đổi từ giờ mùa đông sang giờ mùa hè . Ai quên vặn đồng hồ là đi làm muộn một tiếng đồng hồ sáng chủ nhật nếu phải đi làm . Nếu như hôm qua ( thứ bảy) vẫn tính theo giờ mùa đông là 5 giờ sáng thì hôm nay ( chủ nhật) phải tính theo giờ mùa hè tức là đã 6 giờ sáng ! Rắc rối thế đấy cứ bị nhầm lẫn lung tung . Cách đổi giờ này như tôi đã nói ở trên là cách tiêt kiệm tối đa của anh nhà giàu ! Đó có lẽ cũng là lý do khiến họ đã giàu lại giàu thêm . Đã vững họ còn củng cố thêm mạnh . Họ tính toán mùa hè mặt trời mọc sớm hơn nên họ nhích giờ sớm để làm việc tận dụng hết ánh sáng mặt trời và tiết kiệm điện ! Không biết điều này có chính xác không nhưng tôi thấy dù sớm hay muộn , mở hết màn cửa sổ hay không thì lúc nào người ta cũng bật đèn ! Nhưng đừng tin vào lý lẽ của tôi mà nên tin vào lập luận của các nhà kinh tế . Họ có số liệu đầy đủ về sự tiết kiệm này . Chỉ biết rằng Ottawa hôm nay nắng ấm như mùa hè ( có lẽ do bị đổi giờ nên thời tiết cũng gồng mình ấm lên cho phù hợp chăng ?). Nhiệt độ lên tới 9 độ C với nắng đẹp nên trong nhà rất nóng . Đã phải mở hé một chút cửa sổ ở các phòng để đón gió mát lùa vào . Hy vọng không ai đến sở làm muộn sáng ngày mai.
Monday, March 5, 2012
Mười Nước Thông Minh Nhất Thế Giới
Trường đại học Carleton ngày trao bằng tốt nghiệp - Carleton U
Canada đứng đầu mười nước thông minh nhất thế giới
10. Finland – Phần lan
• Với 37% dân số có trình độ sau trung học
9. Australia - Úc
• Với 37% dân số có trình độ sau trung học
8. United Kingdom – Vương quốc Anh
• Với 37% dân số có trình độ sau trung học
7. Norway – Na uy
• Với 37% dân số có trình độ sau trung học
6. South Korea – Hàn quốc
• Với 39% dân số có trình độ sau trung học
5. New Zealand
• Với 40% dân số có trình độ sau trung học
4. United States – Mỹ
• Với 41% dân số có trình độ sau trung học
3. Japan – Nhật
• Với 44% dân số có trình độ sau trung học
2. Israel
• Với 45% dân số có trình độ sau trung học
1.Canada
• Với 50% dân số có trình độ sau trung học
( Nguồn MSN Travel )
Trường đại học Ottawa - Ottawa U
Trường đại học Carleton ngày trao bằng tốt nghiệp - Carleton U
Canada đứng đầu mười nước thông minh nhất thế giới
10. Finland – Phần lan
• Với 37% dân số có trình độ sau trung học
9. Australia - Úc
• Với 37% dân số có trình độ sau trung học
8. United Kingdom – Vương quốc Anh
• Với 37% dân số có trình độ sau trung học
7. Norway – Na uy
• Với 37% dân số có trình độ sau trung học
6. South Korea – Hàn quốc
• Với 39% dân số có trình độ sau trung học
5. New Zealand
• Với 40% dân số có trình độ sau trung học
4. United States – Mỹ
• Với 41% dân số có trình độ sau trung học
3. Japan – Nhật
• Với 44% dân số có trình độ sau trung học
2. Israel
• Với 45% dân số có trình độ sau trung học
1.Canada
• Với 50% dân số có trình độ sau trung học
( Nguồn MSN Travel )
Trường đại học Ottawa - Ottawa U
Sunday, March 4, 2012
Chọn Vợ
Minh Thành
Tôi vừa bước vào cửa tiệm thực phẩm Việt quen thuộc thì cô Phước chủ tiệm vui vẻ thông báo: Chị hên ghê, rau muống tươi mới về. Cô biết tôi dân rau muống vì tôi là khách quen từ lâu của tiệm cô.
Một trong hai người thanh niên cỡ gần 40 tuổi đứng nói chuyện cùng Phước cạnh quầy thâu ngân chăm chú nhìn tôi rồi bỗng reo lên: Chị Hân, lâu rồi không gặp chị. Chị khoẻ không" ? Ngờ ngợ nhìn anh, tôi lục lọi trong trí nhớ vốn đã hao mòn theo tuổi tác của mình dường như thấy anh có nét quen quen nhưng chưa hình dung nổi quen trong trường hợp nào, song tôi vẫn trả lời theo kiểu không thân không xa: “Cám ơn chú, chị vẫn khoẻ. Chú khoẻ không”? Biết tôi chưa nhận ra, anh bổ xung vài chi tiết: “Chị không nhận ra em phải không ? Em là khách hàng của chị hai năm trước. Em là Tiến làm ở IBM”.
Ồ Tiến, tôi nhớ ra rồi, anh chàng kỹ sư điện toán làm ở hãng điện tử! Một người có thói quen ăn nói nhỏ nhẹ, lịch thiệp. Cách cư sử, ăn mặc chỉnh tề của Tiến thường để lại cho người đối diện một ấn tượng đẹp khiến người ta khó quên anh! Nhưng sao hôm nay, trông Tiến có một vẻ gì hơi lạ ! Đúng rồi, Tiến đang mặc cái quần jean một cách cẩu thả đi với cái áo T shirt nhăn nhíu! Có phải đó là lý do tôi không nhận ra con người chỉn chu trước kia ?
Như đọc đựoc dấu hỏi lớn trong ánh nhìn thắc mắc của tôi, Tiến nhỏ nhẹ: “Chị ngạc nhiên hả ? Em thay đổi nhiều phải không”? Tôi gượng cười chống chế: “Cũng không hẳn, chị có nhiều khách hàng cộng với trí nhớ ngày càng tồi tệ nên nhất thời chưa nhớ ra! À quên chưa hỏi, em đã có con chưa”? Thật bất ngờ, Tiến cười to một cách khác thường làm tôi bối rối: “Ha, ha … Chị hỏi thật tức cười! Con hả ? Con là gì ? Em chẳng biết vợ, con là nghĩa gì trên đời này cả!” Rồi Tiến lại buông một tràng cười lớn một cách không bình thường!
Tôi ngạc nhiên trước tiếng cười và thái độ bất thường của Tiến. Còn lúng túng chưa biết nói sao cho thoát khỏi không khí gượng gạo này thì người bạn đi cùng Tiến đập tay vào vai anh: “Thằng này khùng rồi, chị Hân đừng chấp nó, nó đang có chuyện buồn. Thôi, đi mày. Chào chị Hân, xin lỗi chị vì thái độ khiếm nhã của nó. Lỗi tại em, nó đang buồn em lại kéo nó uống bia! Chào chị”. Rồi người bạn lôi Tiến ra khỏi tiệm sau khi nói với cô chủ: “Xin lỗi Phước nha, tụi anh đi, sẽ nói chuyện sau”.
Miễn cưỡng đi theo đà kéo của người bạn, Tiến vùng vằng giật tay ra nhưng bạn anh quyết không buông mà còn kéo mạnh hơn làm Tiến tức tối. Tiến quay lại nhìn tôi nói lớn: “Chị thấy em khác xưa hả ? Chị đừng chối, nhìn ánh mắt chị, em biết chị đang coi thường em! Đừng nhìn em như vậy! Mày để tao đứng lại giải thích cho chị Hân hiểu. Tao không muốn chị hiểu lầm! Để tao kể cho chị ấy nghe!”Người bạn cương quyết: “ Xin lỗi chị, để bữa khác, bữa nay nó không tỉnh táo! Chị tha lỗi!” Rồi hai người dằng co nhau, Tiến cứ vùng vằng không chịu đi! Mãi rồi tôi thấy anh bạn cũng đẩy được Tiến ra ngoài. Những người khách đang có mặt trong tiệm đều ném theo ánh mắt ngạc nhiên đầy thắc mắc. Cô Phước nói nhỏ với tôi: “ Chị đợi lát rảnh, em kể chuyện anh Tiến cho chị nghe”.
Thật may, tôi cũng đang tính hỏi Phứoc điều này vì với sự tò mò của mình cùng với thiện cảm dành cho Tiến, tôi cũng muốn biết rõ nguyên nhân gì đã xảy ra cho anh, dù trong thâm tâm, tôi cũng lờ mờ đoán được một phần câu chuyện.
Tôi biết Tiến hai năm trước khi anh vào tiệm áo cưới làm hẹn thử áo cho người vợ mới được Tiến bảo lãnh từ Việt nam qua. Hai người đã tổ chức đám cưới tại Việt nam nhưng khi qua đây, cô vợ muốn làm đám cưới lại cho “Sang”. Kể ra, điều này cũng chẳng cần thiết, nhưng vốn là người tình cảm và thương vợ, Tiến sẵn sàng làm bất cứ điều gì theo sở thích của “người đẹp”. Tiến đã cẩn thận tự mình đến lấy hẹn với tôi kèm lời nhắn gửi: “Chị giúp vợ em tìm kiểu áo đẹp nhất vì có thể thời trang ở đây không giống gu thời trang Việt nam! Cả tuần nay, em đưa cô ấy đi khắp các tiệm áo cưới trong thành phố mà cô không kiếm được kiểu nào ưng ý. Hường và Hạnh nói em đưa cô tới chị. Nếu không thể kiếm đựoc thì em phải đưa cô đi kiếm ở các tiểu bang khác mà điều này sẽ làm mất rất nhiều thời giờ trong khi em đã lấy gần hết vacation cho những chuyến đi về Việt nam tìm hiểu, cưới hỏi theo phong tục bên đó rồi! Tiền nong đối với em bây giờ không quan trọng bằng làm sao cho cô ấy vui!”
Tôi hơi “hoảng” trước lời gửi gắm này của Tiến vì tuy mới biết Tiến nhưng tôi lại có giao tình rất thân thiết với Hường và Hạnh là hai cô em gái của Tiến vì cả hai đều là khách hàng của tôi vài năm trước.
Gia đình Tiến có ba anh em đến đây từ lúc còn trẻ. Cả ba đều chịu khó học hành và rất thương nhau. Họ đều là những người có bằng đại học và công việc tốt đẹp. Hai cô em gái lâp gia đình mấy năm trước cũng với những người có trình độ ngang nhau. Nhìn chung, gia đình họ là gia đình nề nếp và có cách cư sử đúng mực làm cho người ngoài phải nể trọng. Hai cô em gái lúc nào cũng giục ông anh phải kiếm vợ cho mình. Tiến xem ra vẫn dửng dưng mà chỉ ham mê với công việc làm cho cả hai cô Hường, Hạnh đều sốt ruột
Cuối cùng, trong một lần về thăm quê, Hạnh đã tìm được một người “đẹp nết” cho ông anh lừng khừng ngại lấy vợ qua lời giới thiệu đầy nhiệt tình của một người họ hàng xa bên ngoại: “Con nhỏ này được lắm, ít học nhưng hiểu biết và nhanh nhẹn, siêng năng! Lấy gái ở thôn quê ngoan hiền, thuỳ mị hơn gái phố. Không nhõng nhẽo, đua đòi, se sua. Chỉ ngại nó đã 29 tuổi, sợ cậu Tiến chê già!” “Anh Tiến cũng 36 tuổi rồi bác ạ. Chị ấy ở tuổi này thì hợp với anh cháu quá. Cháu nghĩ anh cháu cũng không muốn tìm người quá trẻ đâu”. Về điểm này thì Hạnh nói rất đúng với sự bàn bạc của hai chị em cô.
Cả hai cô em gái chỉ muốn anh mình kiếm được người vợ biết thương yêu và chăm lo cho gia đình! Dĩ nhiên Hạnh thừa thông minh để thấy đây là một lựa chọn tốt. Người có đủ tiêu chuẩn như vậy mà không nhanh tay có khi “xôi hỏng bỏng không”. Thế là, hai cô em thúc ép ông anh một cách bắt buộc. Người lo mua vé máy bay, kẻ chạy tìm quà cáp rồi Hường lại lấy phép áp tải ông anh cứng đầu về quê xem mặt vợ.
Đúng ra, là người bán hàng, tôi chỉ cần giúp Tiến như những người khách khác là đủ. Nhưng vì tình cảm sẵn có đối với hai cô em gái của Tiến cũng như lời gửi gắm đầy ưu ái mà Tiến dành cho cô vợ sắp cưới nên tôi muốn giúp anh bằng tình cảm hơn chỉ là trách nhiệm của người bán hàng. Mang nặng tâm trạng đó nên tôi cũng hơi băn khoăn lúc sắp tới hẹn bởi không biết có giúp được Tiến như ý muốn không vì qua lời nhắn gửi của Tiến, tôi biết mọi việc sẽ rất khó khăn khi cô dâu “Đã đi hết các tiệm trong thành phố vẫn không tìm được kiểu ưng ý!”
Những cô dâu loại khó tính này phần lớn rơi vào hai trường hợp:
Thứ nhất: Cô dâu rất sành về thời trang hoặc cô thích những kiểu áo độc đáo không trùng với bất cứ ai và cách giải quyết tối ưu là khuyên cô tìm người cắt may theo sở thích của cô!
Trường hợp thứ hai là cô dâu không am hiểu thời trang cũng như không biết kiểu nào hợp với ý mình vì hầu hết các tiệm áo cưới đều đặt hàng ở những hãng thời trang có nhiều kiểu mẫu bán chạy nhất nên các cửa tiêm đều trưng bày mẫu mã giống nhau tới trên 90%. Nếu cô gái đó đã đi nhiều như vậy mà chưa ưng ý kiểu gì thì quả là vấn đề nan giải vì cửa hàng nơi tôi làm việc không phải cửa hàng may đo nên mẫu mã cũng chỉ là những mẫu như các cửa hàng khác đã có trong cuốn catalog mà thôi. Không biết cô vợ Tiến thuộc loại nào đây"
Và rồi Tiến mang cô vợ vào tiệm với nụ cười niềm nở trên môi, anh vui vẻ: “Chào chị Hân, chị khỏe không" Xin giới thiệu với chị đây là Nguyện, vợ em. Chị có thể gọi tên Nancy cũng được, Nguyện muốn dùng tên này cho dễ. Chị giúp vợ em tìm kiểu áo đẹp nhất chị nhé, vợ em mới qua đây hai tuần nên còn bỡ ngỡ, nhờ chị giúp chúng em ”.
Trái với nhận xét: “Mới qua, bỡ ngỡ…” của Tiến cũng như trong ý nghĩ của tôi. Cô Nguyện quay lại nhìn chồng với vẻ mặt hơi bất mãn rồi cô nói xẵng: “Anh nói gì nhiều vậy ? Anh đi chỗ khác đi. Em biết chọn áo cho em, không phải lo!” Tôi kín đáo nhìn Tiến, thấy Tiến có vẻ hơi ngượng, tôi cười khỏa lấp; “Đúng đấy, Tiến ra ngoài ngồi đợi đi. Các cô dâu bên đây không muốn chú rể nhìn áo cô dâu trước hôm cưới đâu, để lấy hên mà”. Tiến nhỏ nhẹ cám ơn tôi rồi âu yếm dặn Nguyện: Em cứ thoải mái lựa áo, anh đợi em bên ngoài”. Cô vợ im lặng không trả lời vì mắt đang còn mải mê nhìn cô người mẫu ở khung cửa sổ.
Tôi hỏi cô: “Em có thể cho chị biết em muốn kiểu áo nào” ? Không trả lời tôi, cô hỏi lại : “Ở đây có áo nhập từ Hồng kông không” ? Tôi lắc đầu thì cô ấm ức : “Thật là bực ! Anh Tiến này chẳng biết gì mà ngang! Đã bảo mua áo từ Việt nam thì không mua còn nói thời trang bên đây đẹp! Đẹp đâu chẳng biết mà thấy không sang, không đính nhiều hạt cườm và màu sắc không bắt mắt!”
Bằng kinh nghiệm bán hàng lâu năm với những lựa chọn khác nhau của nhiều sắc dân, tôi cũng thoáng hiểu đôi chút về sở thích thời trang của cô. Tôi mau mắn dẫn cô vào phòng trong, nơi dành cho áo phù dâu và áo dạ hội. Cô reo lên vui mừng, hồn nhiên như con nít. Cô mê mải chọn những chiếc áo đủ màu sắc đính đầy hạt cườm lấp lánh. Tôi cho cô biết loại này không phải áo dành cho cô dâu nhưng cô nói cô chỉ thích những Xì tin (Style) như vậy!
Là người bán hàng, tôi phải tôn trọng lựa chọn của cô. Mà kể ra cũng chẳng sao vì ngày cưới là ngày dành cho cô nên cô muốn mặc gì cũng được. Vả lại, nơi đây, người ta tương đối cởi mở, không ai phẩm bình hoặc thắc mắc gì về lựa chọn riêng tư của người khác. Hơn nữa, cô đã cưới ở Việt nam rồi nên bây giờ cô có thể mặc bất cứ màu gì cô muốn vì đám cưới này chỉ mang tính chất tượng trưng như một buổi tiệc nhỏ ra mắt bạn hữu. Và như vậy, cũng không nhất thiết cô phải mặc áo màu trắng tượng trưng cho sự trong trắng của cô dâu mới! Rất may, những áo này đúng sở thích nên cô mê mải chọn và tấm tắc: “Chị biết chiều ý thích khách chứ ở những tiệm khác, người ta sau khi nghe anh Tiến nói chọn áo cưới là cứ dẫn vào nơi treo toàn áo trắng, thật chán!” Thú thực, được cô khen mà tôi không biết nên buồn hay vui!
Rồi cô cũng chọn được ba cái áo với màu, kiểu khác nhau. Cô vẫn còn chê ít hạt cườm! Tôi gợi ý cô có thể đính thêm hạt cườm nếu cô muốn nhưng như vậy sẽ quá nặng nề vì vóc người cô rất nhỏ bé. Cũng không quên nhấn mạnh cho cô biết những chiếc áo cô đã chọn là áo dành cho phù dâu và dạ hội. Cô thẳng thắn thổ lộ ý nghĩ của mình: “Em không sợ ai cười! Em chỉ cần nó đẹp và độc!”
Cô hớn hở chạy ra ngoài gọi Tiến vào đặt tiền. Tiến không hề thắc mắc về số lượng áo mà thản nhiên rút thẻ trả tiền. Tôi cảm thấy áy náy nên nhắc cho cả hai biết thời gian trong bữa tiệc có mấy giờ đồng hồ không đủ cho cô chạy ra chạy vào thay áo! Hơn nữa, thay đổi một cái áo rất rắc rối vì có thể làm hỏng kiểu tóc hoặc phấn son trang điểm bị nhoè… Cẩn thận hơn, tôi nhấn mạnh cho Tiến biết những áo cô chọn không phải là loại áo dành cho cô dâu! Tiến hơi ngạc nhiên nhìn Nguyện như có ý hỏi. Cô tỏ ra khó chịu: “ Đã bảo anh mua áo ở Việt nam mà anh không mua. Áo cô dâu ở đây không đẹp! Em chỉ thích áo có nhiều hạt cườm !”
Tiến ưu tư hỏi tôi: “Chị có thấy cô dâu nào mặc loại áo đó chưa"” Nguyện sốt ruột: “Anh không muốn mua phải không" Thế thì lấy tiền lại rồi đi về, không cưới nữa!” Tiến cuống quýt: “Anh không có ý đó! Cứ áo nào em thích là anh vui rồi! Thôi, chúng em về, cám ơn chị Hân nhiều.”
Người khách cuối cùng ra khỏi tiệm. cô Phước chủ tiệm thuật lại cho tôi nghe những việc đã xảy ra với Tiến kể từ sau đám cưới. Phước cho biết cô là bạn học của Hường. Hai người tương đối thân nhau nên cô biết rõ cả ba anh em và coi họ như những người bạn. Cô kể hôm cưới, Nguyện đã làm cho khách khứa ngạc nhiên vì cách giao tiếp hết sức dạn dĩ ! Cô tỏ ra là một người lịch lãm. Nguyện tự nhiên nói nói cười cừơi đi lại trong phòng với một ly rượu mạnh trên tay để cụng ly với tất cả khách dự tiệc! Cô kéo cả Tiến đi cùng nhưng về sau mọi người thấy Tiến ngồi lại bàn nói chuyện với phù rể mà không sóng đôi cùng Nguyện. Chỉ tới khi Nguyện có vẻ say và nói năng mất tự chủ, Tiến mới ra dìu vợ về bàn! Lúc đó hơn mười giờ nên khách khứa cũng tự động ra về. “Tại sao mấy cô em gái hoặc phù dâu không giúp cô ta"” Tôi hỏi Phước! “Có chứ, phù dâu, Hường, Hạnh rồi cả mấy bác lớn tuổi nói cô ngồi nghỉ vì cả ngày đi chụp hình, nghi lễ đám cưới mệt rồi! Thì cũng chỉ dám nói vậy nhưng cô không hiểu hoặc không quan tâm nên mọi người cũng hết cách.”
Sau đám cưới, Tiến đưa Nguyện đi học lớp tiếng Anh! Nguyện không hứng thú với điều này. Cô thường bỏ học lang thang ngắm phố và dạo shop! Có vẻ cô không thích nếp sống tĩnh lặng, hoặc cô chưa chuẩn bị làm người phụ nữ của gia đình! 29 tuổi nhưng cô vẫn tung tăng. Tiến bận đi làm từ sớm đến tối mới về nhà. Nhiều khi chẳng thấy vợ đâu, cũng chẳng có nhắn gửi gì, anh lạ phải tìm Nguyện để đón cô về! Thường thường bữa tối, hai người ăn tiệm vì cô ít khi muốn nấu ăn. Tiến hơi buồn nhưng anh tự an ủi vợ mình chưa quen. Ngày qua ngày, quan hệ hai người trở nên xa cách vì có vẻ như Nguyện không muốn hòa vào cuộc sống gia đình.
Sở thích, trình độ hai bên khá khập khiễng. Cô kết bạn và hòa đồng với một số người bạn mới người Việt ở lớp học tiếng Anh rất nhanh nhưng với người chồng đầu gối tay ấp thì dường như vẫn là một sự gượng ép! Những buổi đi chơi với bạn cũng như dự các party, sinh nhật của bạn, cô chỉ muốn đi một mình. Tiến rất buồn nhưng chẳng biết cách nào làm cô vui. Anh lành và đơn giản quá. Sống từ nhỏ ở nơi ít bon chen, cạnh tranh nên anh không có bản năng ứng xử với những tính toán nhỏ nhặt.
Rồi không biết do đâu, Nguyện đòi chuyển đi thành phố khác. Thành phố mà cô mới cùng các bạn đi chơi về. Cô muốn sống ở đó vì nơi đó là thủ phủ của người Việt ! Và những người bạn mới của cô cũng lần lượt chuyển đi nơi đó! Cô dồn Tiến vào thế khó! Anh có công ăn việc làm vững chãi và có nhà riêng của anh đang trả gần xong mortgage! Vả lại, Tiến vẫn thích nơi đây vì đã quen thuộc với anh từ lâu cũng như còn có gia đình hai cô em gái. Anh kiên nhẫn giải thích nhưng chỉ làm mâu thuẫn vợ chồng thêm sâu. Nguyện lúc này gần như không còn muốn nghe Tiến phân trần, giải thích gì. Cô khăng khăng bắt Tiến phải chiều theo ý mình. Cô cho Tiến biết cô không thể thích hợp với Hường và Hạnh vì họ có học nên khinh khi cô! Cô muốn sống càng xa họ càng hay!
Tiến rất đau lòng khi nghe vợ nói như vậy! Tiến không bênh em nhưng sự thực, những nhắc nhở chân tình của hai cô em gái về kiểu ăn mặc chưng diện lố lăng của Nguyện cũng như cách cư sử của cô đối với Tiến không giống cách cư sử của người vợ dành cho chồng đã làm anh đau đầu rất nhiều! Chính anh cũng rõ, hai cô em gái anh có bằng đại học và có công việc tốt với đồng lương cao nhưng họ vẫn thực sự là những người nội trợ đảm trong gia đình! Họ có nếp sống giản dị, lành mạnh như phần đông những người bản xứ. Họ có lý do chính đáng khi nhắc nhở anh trong việc buộc Nguyện phải đi học tiếng Anh cũng như dành nhiều thời gian cho gia đình … Mục đích của họ chỉ muốn anh và Nguyện có cuộc sống hạnh phúc thực thụ thôi. Chính cách sống khác nhau giữa Nguyện và hai cô em gái đã làm cho Nguyện nảy sinh ác cảm là hai cô đã coi thường Nguyện!
Tuy nhiên, anh vẫn nhỏ nhẹ nói vợ đừng chấp những điều đó cũng như anh sẽ hạn chế việc qua lại thăm hai cô em gái dù anh biết nói cô cũng không tiếp thu. Dường như anh cũng mơ hồ nhận thấy Nguyện đã có chủ đích của riêng cô. Kiên nhẫn mãi rồi Tiến cũng phải buông tay vì tự ái của người đàn ông! Nguyện đã nói thẳng cho anh biết về luật lệ qui định cũng như quyền lợi của người phụ nữ nơi đây nếu như có đủ bằng chứng để chứng minh người phụ nữ đó bị hành hạ về thể chất cũng như tinh thần! Cô cũng cho anh biết cô có khả năng làm những gì cô muốn nếu anh phản đối yêu cầu cô đưa ra!
Kể ra, một cô gái vùng quê ít học mới chân ướt chân ráo đến đây mà hiểu rành rẽ quyền lợi ưu tiên dành cho phụ nữ trong luật hôn nhân cũng như cách xếp đặt mọi việc tuần tự một cách khoa học như cô quả là người có bản lĩnh. Cũng không biết do đâu mà cô hiểu rõ ràng về luật pháp hiện hành như một luật sư" Rồi không hề nói cho Tiến biết, cô tự ý đi tới nhà người bạn ở và phone về cho anh đồng thời nêu những điều kiện cô đưa ra để anh lựa chọn! Theo đó, cô sẽ không đòi hỏi anh cấp dưỡng hay chia tài sản nhưng bù lại, anh phải hoàn thành toàn bộ thủ tục để cô trở thành công dân chính thức rồi hai người sẽ chia tay nhau êm thắm!
Cô kết luận: “Như vậy, anh chẳng mất gì còn tôi, tôi đã mất cái đáng quý nhất của người con gái! Anh vẫn còn nhà cửa của anh! Nếu tôi “cạn tàu ráo máng” như người khác, tôi bắt cưa đôi tài sản, anh làm gì được tôi" ?
“Thế Tiến có làm như lời cô ta không” ? Tôi hỏi , Phước nói, “Chị biết đấy, Anh Tiến là người sống rất lành, ít va chạm. Miệt mài vừa học vừa làm lấy được mảnh bằng rồi lại làm việc! Cái môi trường anh tiếp xúc hoàn toàn lành mạnh nên anh ấy không biết những ngóc ngách khuất khúc của con người! Hình như anh ấy vẫn chưa nhìn ra bộ mặt thật của Nguyện mà còn bị dằn vặt bởi anh không có nhiều thời gian chăm sóc Nguyện nên cô mới buồn mà bỏ ra đi!”
Rồi Phước nhìn tôi, chặc lưỡi: “Đọc báo cứ thấy nói những cô gái quê mười chín, hai mươi ớ VN lấy chồng Đài loan, Hàn quốc trên bốn mươi tuổi rồi về đó làm nông dân cực nhọc còn bị hành hạ mà vấn lao vào như thiêu thân! Cô Nguyện này có phước mà không biết hưởng! Đã 29 tuổi, còn trẻ trung gì nữa! Cô không ế là may vậy mà lấy được tấm chồng tử tế lại làm màu. Số anh Tiến đen như ruồi! Dạo còn ở đại học anh cũng có mấy cô thương nhưng anh cứ mải lo học nên bỏ lỡ cơ hội. Buồn cái là lẽ ra, anh phải biết đã bị người phản bội nhưng anh ấy lại cứ tự trách mình! Giữ người muốn ở lại chứ giữ sao được người muốn đi! Kể từ đó anh ấy bị trầm cảm, bất cần đời và khật khùng như chị thấy đó! Hường và Hạnh cũng tự trách chúng đã làm khổ anh mình! Phải tay em thì em sẽ đưa cô ta ra ánh sáng cho rõ trắng đen! Nhưng thôi, để coi cô ta sẽ làm mưa làm gió được gì ở đây! Chị có đoán trước kết cục như thế nào không” ?
Tôi không muốn biết đến cái kết cục dành cho cô Nguyện mà chỉ thấy thương cảm cho những người muốn có cuộc sống bình an như Tiến mà điều bình thường đó dường như cũng vượt khỏi tầm tay.
Minh Thành
Tôi vừa bước vào cửa tiệm thực phẩm Việt quen thuộc thì cô Phước chủ tiệm vui vẻ thông báo: Chị hên ghê, rau muống tươi mới về. Cô biết tôi dân rau muống vì tôi là khách quen từ lâu của tiệm cô.
Một trong hai người thanh niên cỡ gần 40 tuổi đứng nói chuyện cùng Phước cạnh quầy thâu ngân chăm chú nhìn tôi rồi bỗng reo lên: Chị Hân, lâu rồi không gặp chị. Chị khoẻ không" ? Ngờ ngợ nhìn anh, tôi lục lọi trong trí nhớ vốn đã hao mòn theo tuổi tác của mình dường như thấy anh có nét quen quen nhưng chưa hình dung nổi quen trong trường hợp nào, song tôi vẫn trả lời theo kiểu không thân không xa: “Cám ơn chú, chị vẫn khoẻ. Chú khoẻ không”? Biết tôi chưa nhận ra, anh bổ xung vài chi tiết: “Chị không nhận ra em phải không ? Em là khách hàng của chị hai năm trước. Em là Tiến làm ở IBM”.
Ồ Tiến, tôi nhớ ra rồi, anh chàng kỹ sư điện toán làm ở hãng điện tử! Một người có thói quen ăn nói nhỏ nhẹ, lịch thiệp. Cách cư sử, ăn mặc chỉnh tề của Tiến thường để lại cho người đối diện một ấn tượng đẹp khiến người ta khó quên anh! Nhưng sao hôm nay, trông Tiến có một vẻ gì hơi lạ ! Đúng rồi, Tiến đang mặc cái quần jean một cách cẩu thả đi với cái áo T shirt nhăn nhíu! Có phải đó là lý do tôi không nhận ra con người chỉn chu trước kia ?
Như đọc đựoc dấu hỏi lớn trong ánh nhìn thắc mắc của tôi, Tiến nhỏ nhẹ: “Chị ngạc nhiên hả ? Em thay đổi nhiều phải không”? Tôi gượng cười chống chế: “Cũng không hẳn, chị có nhiều khách hàng cộng với trí nhớ ngày càng tồi tệ nên nhất thời chưa nhớ ra! À quên chưa hỏi, em đã có con chưa”? Thật bất ngờ, Tiến cười to một cách khác thường làm tôi bối rối: “Ha, ha … Chị hỏi thật tức cười! Con hả ? Con là gì ? Em chẳng biết vợ, con là nghĩa gì trên đời này cả!” Rồi Tiến lại buông một tràng cười lớn một cách không bình thường!
Tôi ngạc nhiên trước tiếng cười và thái độ bất thường của Tiến. Còn lúng túng chưa biết nói sao cho thoát khỏi không khí gượng gạo này thì người bạn đi cùng Tiến đập tay vào vai anh: “Thằng này khùng rồi, chị Hân đừng chấp nó, nó đang có chuyện buồn. Thôi, đi mày. Chào chị Hân, xin lỗi chị vì thái độ khiếm nhã của nó. Lỗi tại em, nó đang buồn em lại kéo nó uống bia! Chào chị”. Rồi người bạn lôi Tiến ra khỏi tiệm sau khi nói với cô chủ: “Xin lỗi Phước nha, tụi anh đi, sẽ nói chuyện sau”.
Miễn cưỡng đi theo đà kéo của người bạn, Tiến vùng vằng giật tay ra nhưng bạn anh quyết không buông mà còn kéo mạnh hơn làm Tiến tức tối. Tiến quay lại nhìn tôi nói lớn: “Chị thấy em khác xưa hả ? Chị đừng chối, nhìn ánh mắt chị, em biết chị đang coi thường em! Đừng nhìn em như vậy! Mày để tao đứng lại giải thích cho chị Hân hiểu. Tao không muốn chị hiểu lầm! Để tao kể cho chị ấy nghe!”Người bạn cương quyết: “ Xin lỗi chị, để bữa khác, bữa nay nó không tỉnh táo! Chị tha lỗi!” Rồi hai người dằng co nhau, Tiến cứ vùng vằng không chịu đi! Mãi rồi tôi thấy anh bạn cũng đẩy được Tiến ra ngoài. Những người khách đang có mặt trong tiệm đều ném theo ánh mắt ngạc nhiên đầy thắc mắc. Cô Phước nói nhỏ với tôi: “ Chị đợi lát rảnh, em kể chuyện anh Tiến cho chị nghe”.
Thật may, tôi cũng đang tính hỏi Phứoc điều này vì với sự tò mò của mình cùng với thiện cảm dành cho Tiến, tôi cũng muốn biết rõ nguyên nhân gì đã xảy ra cho anh, dù trong thâm tâm, tôi cũng lờ mờ đoán được một phần câu chuyện.
Tôi biết Tiến hai năm trước khi anh vào tiệm áo cưới làm hẹn thử áo cho người vợ mới được Tiến bảo lãnh từ Việt nam qua. Hai người đã tổ chức đám cưới tại Việt nam nhưng khi qua đây, cô vợ muốn làm đám cưới lại cho “Sang”. Kể ra, điều này cũng chẳng cần thiết, nhưng vốn là người tình cảm và thương vợ, Tiến sẵn sàng làm bất cứ điều gì theo sở thích của “người đẹp”. Tiến đã cẩn thận tự mình đến lấy hẹn với tôi kèm lời nhắn gửi: “Chị giúp vợ em tìm kiểu áo đẹp nhất vì có thể thời trang ở đây không giống gu thời trang Việt nam! Cả tuần nay, em đưa cô ấy đi khắp các tiệm áo cưới trong thành phố mà cô không kiếm được kiểu nào ưng ý. Hường và Hạnh nói em đưa cô tới chị. Nếu không thể kiếm đựoc thì em phải đưa cô đi kiếm ở các tiểu bang khác mà điều này sẽ làm mất rất nhiều thời giờ trong khi em đã lấy gần hết vacation cho những chuyến đi về Việt nam tìm hiểu, cưới hỏi theo phong tục bên đó rồi! Tiền nong đối với em bây giờ không quan trọng bằng làm sao cho cô ấy vui!”
Tôi hơi “hoảng” trước lời gửi gắm này của Tiến vì tuy mới biết Tiến nhưng tôi lại có giao tình rất thân thiết với Hường và Hạnh là hai cô em gái của Tiến vì cả hai đều là khách hàng của tôi vài năm trước.
Gia đình Tiến có ba anh em đến đây từ lúc còn trẻ. Cả ba đều chịu khó học hành và rất thương nhau. Họ đều là những người có bằng đại học và công việc tốt đẹp. Hai cô em gái lâp gia đình mấy năm trước cũng với những người có trình độ ngang nhau. Nhìn chung, gia đình họ là gia đình nề nếp và có cách cư sử đúng mực làm cho người ngoài phải nể trọng. Hai cô em gái lúc nào cũng giục ông anh phải kiếm vợ cho mình. Tiến xem ra vẫn dửng dưng mà chỉ ham mê với công việc làm cho cả hai cô Hường, Hạnh đều sốt ruột
Cuối cùng, trong một lần về thăm quê, Hạnh đã tìm được một người “đẹp nết” cho ông anh lừng khừng ngại lấy vợ qua lời giới thiệu đầy nhiệt tình của một người họ hàng xa bên ngoại: “Con nhỏ này được lắm, ít học nhưng hiểu biết và nhanh nhẹn, siêng năng! Lấy gái ở thôn quê ngoan hiền, thuỳ mị hơn gái phố. Không nhõng nhẽo, đua đòi, se sua. Chỉ ngại nó đã 29 tuổi, sợ cậu Tiến chê già!” “Anh Tiến cũng 36 tuổi rồi bác ạ. Chị ấy ở tuổi này thì hợp với anh cháu quá. Cháu nghĩ anh cháu cũng không muốn tìm người quá trẻ đâu”. Về điểm này thì Hạnh nói rất đúng với sự bàn bạc của hai chị em cô.
Cả hai cô em gái chỉ muốn anh mình kiếm được người vợ biết thương yêu và chăm lo cho gia đình! Dĩ nhiên Hạnh thừa thông minh để thấy đây là một lựa chọn tốt. Người có đủ tiêu chuẩn như vậy mà không nhanh tay có khi “xôi hỏng bỏng không”. Thế là, hai cô em thúc ép ông anh một cách bắt buộc. Người lo mua vé máy bay, kẻ chạy tìm quà cáp rồi Hường lại lấy phép áp tải ông anh cứng đầu về quê xem mặt vợ.
Đúng ra, là người bán hàng, tôi chỉ cần giúp Tiến như những người khách khác là đủ. Nhưng vì tình cảm sẵn có đối với hai cô em gái của Tiến cũng như lời gửi gắm đầy ưu ái mà Tiến dành cho cô vợ sắp cưới nên tôi muốn giúp anh bằng tình cảm hơn chỉ là trách nhiệm của người bán hàng. Mang nặng tâm trạng đó nên tôi cũng hơi băn khoăn lúc sắp tới hẹn bởi không biết có giúp được Tiến như ý muốn không vì qua lời nhắn gửi của Tiến, tôi biết mọi việc sẽ rất khó khăn khi cô dâu “Đã đi hết các tiệm trong thành phố vẫn không tìm được kiểu ưng ý!”
Những cô dâu loại khó tính này phần lớn rơi vào hai trường hợp:
Thứ nhất: Cô dâu rất sành về thời trang hoặc cô thích những kiểu áo độc đáo không trùng với bất cứ ai và cách giải quyết tối ưu là khuyên cô tìm người cắt may theo sở thích của cô!
Trường hợp thứ hai là cô dâu không am hiểu thời trang cũng như không biết kiểu nào hợp với ý mình vì hầu hết các tiệm áo cưới đều đặt hàng ở những hãng thời trang có nhiều kiểu mẫu bán chạy nhất nên các cửa tiêm đều trưng bày mẫu mã giống nhau tới trên 90%. Nếu cô gái đó đã đi nhiều như vậy mà chưa ưng ý kiểu gì thì quả là vấn đề nan giải vì cửa hàng nơi tôi làm việc không phải cửa hàng may đo nên mẫu mã cũng chỉ là những mẫu như các cửa hàng khác đã có trong cuốn catalog mà thôi. Không biết cô vợ Tiến thuộc loại nào đây"
Và rồi Tiến mang cô vợ vào tiệm với nụ cười niềm nở trên môi, anh vui vẻ: “Chào chị Hân, chị khỏe không" Xin giới thiệu với chị đây là Nguyện, vợ em. Chị có thể gọi tên Nancy cũng được, Nguyện muốn dùng tên này cho dễ. Chị giúp vợ em tìm kiểu áo đẹp nhất chị nhé, vợ em mới qua đây hai tuần nên còn bỡ ngỡ, nhờ chị giúp chúng em ”.
Trái với nhận xét: “Mới qua, bỡ ngỡ…” của Tiến cũng như trong ý nghĩ của tôi. Cô Nguyện quay lại nhìn chồng với vẻ mặt hơi bất mãn rồi cô nói xẵng: “Anh nói gì nhiều vậy ? Anh đi chỗ khác đi. Em biết chọn áo cho em, không phải lo!” Tôi kín đáo nhìn Tiến, thấy Tiến có vẻ hơi ngượng, tôi cười khỏa lấp; “Đúng đấy, Tiến ra ngoài ngồi đợi đi. Các cô dâu bên đây không muốn chú rể nhìn áo cô dâu trước hôm cưới đâu, để lấy hên mà”. Tiến nhỏ nhẹ cám ơn tôi rồi âu yếm dặn Nguyện: Em cứ thoải mái lựa áo, anh đợi em bên ngoài”. Cô vợ im lặng không trả lời vì mắt đang còn mải mê nhìn cô người mẫu ở khung cửa sổ.
Tôi hỏi cô: “Em có thể cho chị biết em muốn kiểu áo nào” ? Không trả lời tôi, cô hỏi lại : “Ở đây có áo nhập từ Hồng kông không” ? Tôi lắc đầu thì cô ấm ức : “Thật là bực ! Anh Tiến này chẳng biết gì mà ngang! Đã bảo mua áo từ Việt nam thì không mua còn nói thời trang bên đây đẹp! Đẹp đâu chẳng biết mà thấy không sang, không đính nhiều hạt cườm và màu sắc không bắt mắt!”
Bằng kinh nghiệm bán hàng lâu năm với những lựa chọn khác nhau của nhiều sắc dân, tôi cũng thoáng hiểu đôi chút về sở thích thời trang của cô. Tôi mau mắn dẫn cô vào phòng trong, nơi dành cho áo phù dâu và áo dạ hội. Cô reo lên vui mừng, hồn nhiên như con nít. Cô mê mải chọn những chiếc áo đủ màu sắc đính đầy hạt cườm lấp lánh. Tôi cho cô biết loại này không phải áo dành cho cô dâu nhưng cô nói cô chỉ thích những Xì tin (Style) như vậy!
Là người bán hàng, tôi phải tôn trọng lựa chọn của cô. Mà kể ra cũng chẳng sao vì ngày cưới là ngày dành cho cô nên cô muốn mặc gì cũng được. Vả lại, nơi đây, người ta tương đối cởi mở, không ai phẩm bình hoặc thắc mắc gì về lựa chọn riêng tư của người khác. Hơn nữa, cô đã cưới ở Việt nam rồi nên bây giờ cô có thể mặc bất cứ màu gì cô muốn vì đám cưới này chỉ mang tính chất tượng trưng như một buổi tiệc nhỏ ra mắt bạn hữu. Và như vậy, cũng không nhất thiết cô phải mặc áo màu trắng tượng trưng cho sự trong trắng của cô dâu mới! Rất may, những áo này đúng sở thích nên cô mê mải chọn và tấm tắc: “Chị biết chiều ý thích khách chứ ở những tiệm khác, người ta sau khi nghe anh Tiến nói chọn áo cưới là cứ dẫn vào nơi treo toàn áo trắng, thật chán!” Thú thực, được cô khen mà tôi không biết nên buồn hay vui!
Rồi cô cũng chọn được ba cái áo với màu, kiểu khác nhau. Cô vẫn còn chê ít hạt cườm! Tôi gợi ý cô có thể đính thêm hạt cườm nếu cô muốn nhưng như vậy sẽ quá nặng nề vì vóc người cô rất nhỏ bé. Cũng không quên nhấn mạnh cho cô biết những chiếc áo cô đã chọn là áo dành cho phù dâu và dạ hội. Cô thẳng thắn thổ lộ ý nghĩ của mình: “Em không sợ ai cười! Em chỉ cần nó đẹp và độc!”
Cô hớn hở chạy ra ngoài gọi Tiến vào đặt tiền. Tiến không hề thắc mắc về số lượng áo mà thản nhiên rút thẻ trả tiền. Tôi cảm thấy áy náy nên nhắc cho cả hai biết thời gian trong bữa tiệc có mấy giờ đồng hồ không đủ cho cô chạy ra chạy vào thay áo! Hơn nữa, thay đổi một cái áo rất rắc rối vì có thể làm hỏng kiểu tóc hoặc phấn son trang điểm bị nhoè… Cẩn thận hơn, tôi nhấn mạnh cho Tiến biết những áo cô chọn không phải là loại áo dành cho cô dâu! Tiến hơi ngạc nhiên nhìn Nguyện như có ý hỏi. Cô tỏ ra khó chịu: “ Đã bảo anh mua áo ở Việt nam mà anh không mua. Áo cô dâu ở đây không đẹp! Em chỉ thích áo có nhiều hạt cườm !”
Tiến ưu tư hỏi tôi: “Chị có thấy cô dâu nào mặc loại áo đó chưa"” Nguyện sốt ruột: “Anh không muốn mua phải không" Thế thì lấy tiền lại rồi đi về, không cưới nữa!” Tiến cuống quýt: “Anh không có ý đó! Cứ áo nào em thích là anh vui rồi! Thôi, chúng em về, cám ơn chị Hân nhiều.”
Người khách cuối cùng ra khỏi tiệm. cô Phước chủ tiệm thuật lại cho tôi nghe những việc đã xảy ra với Tiến kể từ sau đám cưới. Phước cho biết cô là bạn học của Hường. Hai người tương đối thân nhau nên cô biết rõ cả ba anh em và coi họ như những người bạn. Cô kể hôm cưới, Nguyện đã làm cho khách khứa ngạc nhiên vì cách giao tiếp hết sức dạn dĩ ! Cô tỏ ra là một người lịch lãm. Nguyện tự nhiên nói nói cười cừơi đi lại trong phòng với một ly rượu mạnh trên tay để cụng ly với tất cả khách dự tiệc! Cô kéo cả Tiến đi cùng nhưng về sau mọi người thấy Tiến ngồi lại bàn nói chuyện với phù rể mà không sóng đôi cùng Nguyện. Chỉ tới khi Nguyện có vẻ say và nói năng mất tự chủ, Tiến mới ra dìu vợ về bàn! Lúc đó hơn mười giờ nên khách khứa cũng tự động ra về. “Tại sao mấy cô em gái hoặc phù dâu không giúp cô ta"” Tôi hỏi Phước! “Có chứ, phù dâu, Hường, Hạnh rồi cả mấy bác lớn tuổi nói cô ngồi nghỉ vì cả ngày đi chụp hình, nghi lễ đám cưới mệt rồi! Thì cũng chỉ dám nói vậy nhưng cô không hiểu hoặc không quan tâm nên mọi người cũng hết cách.”
Sau đám cưới, Tiến đưa Nguyện đi học lớp tiếng Anh! Nguyện không hứng thú với điều này. Cô thường bỏ học lang thang ngắm phố và dạo shop! Có vẻ cô không thích nếp sống tĩnh lặng, hoặc cô chưa chuẩn bị làm người phụ nữ của gia đình! 29 tuổi nhưng cô vẫn tung tăng. Tiến bận đi làm từ sớm đến tối mới về nhà. Nhiều khi chẳng thấy vợ đâu, cũng chẳng có nhắn gửi gì, anh lạ phải tìm Nguyện để đón cô về! Thường thường bữa tối, hai người ăn tiệm vì cô ít khi muốn nấu ăn. Tiến hơi buồn nhưng anh tự an ủi vợ mình chưa quen. Ngày qua ngày, quan hệ hai người trở nên xa cách vì có vẻ như Nguyện không muốn hòa vào cuộc sống gia đình.
Sở thích, trình độ hai bên khá khập khiễng. Cô kết bạn và hòa đồng với một số người bạn mới người Việt ở lớp học tiếng Anh rất nhanh nhưng với người chồng đầu gối tay ấp thì dường như vẫn là một sự gượng ép! Những buổi đi chơi với bạn cũng như dự các party, sinh nhật của bạn, cô chỉ muốn đi một mình. Tiến rất buồn nhưng chẳng biết cách nào làm cô vui. Anh lành và đơn giản quá. Sống từ nhỏ ở nơi ít bon chen, cạnh tranh nên anh không có bản năng ứng xử với những tính toán nhỏ nhặt.
Rồi không biết do đâu, Nguyện đòi chuyển đi thành phố khác. Thành phố mà cô mới cùng các bạn đi chơi về. Cô muốn sống ở đó vì nơi đó là thủ phủ của người Việt ! Và những người bạn mới của cô cũng lần lượt chuyển đi nơi đó! Cô dồn Tiến vào thế khó! Anh có công ăn việc làm vững chãi và có nhà riêng của anh đang trả gần xong mortgage! Vả lại, Tiến vẫn thích nơi đây vì đã quen thuộc với anh từ lâu cũng như còn có gia đình hai cô em gái. Anh kiên nhẫn giải thích nhưng chỉ làm mâu thuẫn vợ chồng thêm sâu. Nguyện lúc này gần như không còn muốn nghe Tiến phân trần, giải thích gì. Cô khăng khăng bắt Tiến phải chiều theo ý mình. Cô cho Tiến biết cô không thể thích hợp với Hường và Hạnh vì họ có học nên khinh khi cô! Cô muốn sống càng xa họ càng hay!
Tiến rất đau lòng khi nghe vợ nói như vậy! Tiến không bênh em nhưng sự thực, những nhắc nhở chân tình của hai cô em gái về kiểu ăn mặc chưng diện lố lăng của Nguyện cũng như cách cư sử của cô đối với Tiến không giống cách cư sử của người vợ dành cho chồng đã làm anh đau đầu rất nhiều! Chính anh cũng rõ, hai cô em gái anh có bằng đại học và có công việc tốt với đồng lương cao nhưng họ vẫn thực sự là những người nội trợ đảm trong gia đình! Họ có nếp sống giản dị, lành mạnh như phần đông những người bản xứ. Họ có lý do chính đáng khi nhắc nhở anh trong việc buộc Nguyện phải đi học tiếng Anh cũng như dành nhiều thời gian cho gia đình … Mục đích của họ chỉ muốn anh và Nguyện có cuộc sống hạnh phúc thực thụ thôi. Chính cách sống khác nhau giữa Nguyện và hai cô em gái đã làm cho Nguyện nảy sinh ác cảm là hai cô đã coi thường Nguyện!
Tuy nhiên, anh vẫn nhỏ nhẹ nói vợ đừng chấp những điều đó cũng như anh sẽ hạn chế việc qua lại thăm hai cô em gái dù anh biết nói cô cũng không tiếp thu. Dường như anh cũng mơ hồ nhận thấy Nguyện đã có chủ đích của riêng cô. Kiên nhẫn mãi rồi Tiến cũng phải buông tay vì tự ái của người đàn ông! Nguyện đã nói thẳng cho anh biết về luật lệ qui định cũng như quyền lợi của người phụ nữ nơi đây nếu như có đủ bằng chứng để chứng minh người phụ nữ đó bị hành hạ về thể chất cũng như tinh thần! Cô cũng cho anh biết cô có khả năng làm những gì cô muốn nếu anh phản đối yêu cầu cô đưa ra!
Kể ra, một cô gái vùng quê ít học mới chân ướt chân ráo đến đây mà hiểu rành rẽ quyền lợi ưu tiên dành cho phụ nữ trong luật hôn nhân cũng như cách xếp đặt mọi việc tuần tự một cách khoa học như cô quả là người có bản lĩnh. Cũng không biết do đâu mà cô hiểu rõ ràng về luật pháp hiện hành như một luật sư" Rồi không hề nói cho Tiến biết, cô tự ý đi tới nhà người bạn ở và phone về cho anh đồng thời nêu những điều kiện cô đưa ra để anh lựa chọn! Theo đó, cô sẽ không đòi hỏi anh cấp dưỡng hay chia tài sản nhưng bù lại, anh phải hoàn thành toàn bộ thủ tục để cô trở thành công dân chính thức rồi hai người sẽ chia tay nhau êm thắm!
Cô kết luận: “Như vậy, anh chẳng mất gì còn tôi, tôi đã mất cái đáng quý nhất của người con gái! Anh vẫn còn nhà cửa của anh! Nếu tôi “cạn tàu ráo máng” như người khác, tôi bắt cưa đôi tài sản, anh làm gì được tôi" ?
“Thế Tiến có làm như lời cô ta không” ? Tôi hỏi , Phước nói, “Chị biết đấy, Anh Tiến là người sống rất lành, ít va chạm. Miệt mài vừa học vừa làm lấy được mảnh bằng rồi lại làm việc! Cái môi trường anh tiếp xúc hoàn toàn lành mạnh nên anh ấy không biết những ngóc ngách khuất khúc của con người! Hình như anh ấy vẫn chưa nhìn ra bộ mặt thật của Nguyện mà còn bị dằn vặt bởi anh không có nhiều thời gian chăm sóc Nguyện nên cô mới buồn mà bỏ ra đi!”
Rồi Phước nhìn tôi, chặc lưỡi: “Đọc báo cứ thấy nói những cô gái quê mười chín, hai mươi ớ VN lấy chồng Đài loan, Hàn quốc trên bốn mươi tuổi rồi về đó làm nông dân cực nhọc còn bị hành hạ mà vấn lao vào như thiêu thân! Cô Nguyện này có phước mà không biết hưởng! Đã 29 tuổi, còn trẻ trung gì nữa! Cô không ế là may vậy mà lấy được tấm chồng tử tế lại làm màu. Số anh Tiến đen như ruồi! Dạo còn ở đại học anh cũng có mấy cô thương nhưng anh cứ mải lo học nên bỏ lỡ cơ hội. Buồn cái là lẽ ra, anh phải biết đã bị người phản bội nhưng anh ấy lại cứ tự trách mình! Giữ người muốn ở lại chứ giữ sao được người muốn đi! Kể từ đó anh ấy bị trầm cảm, bất cần đời và khật khùng như chị thấy đó! Hường và Hạnh cũng tự trách chúng đã làm khổ anh mình! Phải tay em thì em sẽ đưa cô ta ra ánh sáng cho rõ trắng đen! Nhưng thôi, để coi cô ta sẽ làm mưa làm gió được gì ở đây! Chị có đoán trước kết cục như thế nào không” ?
Tôi không muốn biết đến cái kết cục dành cho cô Nguyện mà chỉ thấy thương cảm cho những người muốn có cuộc sống bình an như Tiến mà điều bình thường đó dường như cũng vượt khỏi tầm tay.
Subscribe to:
Posts (Atom)