Thành Phố Toronto
Hội Phố
Toronto là thủ đô của tỉnh Ontario . Ottawa là thủ đô Canada nhưng Ottawa nằm trong tỉnh bang Ontario vẫn trực thuộc thủ đô của mình là Toronto ! Vậy thủ đô của cả nứơc To hơn hay Nhỏ hơn thủ đô của tỉnh ? Đó là tôi tự suy vòng vo để tìm cái vô lý của nó chứ hình như không ai quan niệm “ Quê” hay “ Tỉnh” như tôi , một dân mít chính cống từ trong ra ngoài.
Nếu như không lầm thì Toronto có thể gọi là thủ phủ của người Việt . Nơi đây rất đông người Việt nói riêng và người Á nói chung chọn làm nơi cư ngụ . Chẳng thế mà ngay từ thập niên 80 đã có phố Tàu đông vui nhộn nhịp . Lúc đó, ở Ottawa mới có hai tiệm tạp hóa người Hoa và mấy tiệm ăn Tàu . Có một tiệm tạp hóa Việt nhỏ xíu chủ yếu bán gạo, mắm, thức ăn khô . Rau muống, cà pháo… là xa xỉ phẩm ! Mỗi lần đi Toronto chơi ,dân Ottawa ai cũng chở về cả xe rau muống , cà pháo, mít , nhãn, vải … dù từ Ottawa đến Toronto là 400 Km . Mùa đông không sao nhưng mùa hè , nhiều khi rau bị hỏng hết . Có lẽ đó cũng là lý do một số người Việt mình mới đến ở Ottawa nhưng dần dần chuyển xuống Toronto để ở . Chẳng thế mà phố Tàu Toronto ngày càng bành trướng mạnh. Mới đầu là phố Tàu Đông rồi đến phố Tàu Tây . Các Mall do người Á ( đa số là người Hoa ) cũng theo nhau nở rộ như nấm sau mưa . Muốn hòa vào không khí náo nức, rộn rã tiếng người thì vào những Mall đó cho vui . Đi mỏi chân, ngắm mỏi mắt và cũng hơi hao tài . Quanh quẩn mãi ở Ottawa tĩnh lặng cũng nên thay đổi không khí cho biết người biết ta . Đây rồi , một nhóm bạn sinh viên trường đại học Carleton đã thi xong và được nghỉ mấy ngày cuối tuần lễ phục sinh cũng muốn thay đổi không khí . Chúng ta theo chân họ cho vui . Chương trình nghe ra có vẻ rôm rả lắm ! Sáng sớm thứ sáu đi và chiều tối thứ hai về. Là sinh viên nhưng chơi sang, chọn Hilton Hotel làm chỗ nghỉ qua đêm cho bõ . Đi thăm viện bảo tàng Royal Ontario Museam . Dạo Pacific Mall. Đói đâu ăn đó nhưng không thể bỏ qua sushi Nhật và …. chơi Game . Còn gì nữa ? Thôi , càng hỏi càng nhiều vấn đề nảy sinh , cứ lẽo đẽo theo họ không lạc đâu mà sợ ! Bốn người một xe , đường dài đi thong thả mất khoảng 5 tiếng vừa đi vừa ngắm cảnh thay nhau mỗi người lái một tiếng thay đổi . Ready ? Go.
Bắt đầu lên đường
Những ghi nhận, những cảm nghĩ về nhân tình thế thái sẽ được thể hiện ở trang Viet-Ca ( Việt nam -Canada )
Saturday, April 30, 2011
Friday, April 29, 2011
Wednesday, April 27, 2011
Cách Làm Bánh Bạc Đầu
Hội Phố
Sau những bữa ăn thịnh soạn ở tiệm Tàu , món tráng miệng thường là chè và bánh . Chè có các loại chè đỗ đen, đỏ được ninh nhừ kèm theo vài vị thuốc bắc bổ dưõng , thơm đặc biệt là mùi thanh nhẹ của vỏ cam. Sau chè là bánh , loại nào cũng ngon nhưng tôi thích nhất bánh bạc đầu .Cái bánh làm hoàn toàn bằng bột nếp với nhân hoặc đậu, hạt sen hay vừng đen… Dường như vừng đen hợp hơn cả . Cầm cái bánh mỏng manh như hạt nứơc mà không khéo chỉ sợ đánh rơi ! Cho vào miệng, miếng bánh dường như tan ngay vì độ trơn mịn màng của nó . Hình như sau mười món ăn từ súp vây hoặc yến đến tôm hùm, cá hấp , bào ngư xào… đặc trưng cho những món phải có trong một tiệc cưới quá nhiều dinh dưỡng nên người ta bù lại bằng những món tráng miệng nhẹ nhàng để cân bằng và cho bao tử được nghỉ ngơi ! Mà tôi đang lan man cái gì đây ? Có phải vì mùa cưới đang đến với vài đám cưới được mời nên tôi nhớ lại những món ăn cho tiệc cưới ? Không, tôi chỉ muốn nói đến cái bánh bạc đầu mỏng mảnh hầu như không có chất béo cho món tráng miệng . Cái bánh thì ngon còn cái tên không đẹp ! Bao nhiêu tên đẹp không đặt lại đặt bánh bạc đầu ! nghe già nua , hom hem quá ! Chắc loại bánh này dành cho những người : “ Lợi thì có lợi nhưng răng không còn” ! Nhưng thôi, bỏ qua cái tên đi ! Bậc nội trợ nào muốn có bánh bạc đầu ăn tráng miệng sau bữa tối thì xin mời vào bếp cùng Hội Phố.
Nào , ta bắt đầu:
• Một gói bột nếp 400 gram
• Vừng đen hoặc dừa nạo không đường hoặc đậu xanh, hạt sen , lạc… tuỳ bạn muốn loại nhân nào.
• Đường một bát ăn cơm
• Mỡ một thìa
• Nước ấm 3 bát rưỡi
Trộn bột với đường vào nước đánh tan rồi cho vào microware 8 phút . Lấy ra, đảo đều rồi lại cho vào tiếp 8 phút nữa là xong phần vỏ bánh . ( Bạn có thể hấp bột chín cũng được ) .
Nhân bánh,: Vừng, lạc phải rang chín. nếu là hạt sen, đậu xanh, đỏ… phải hấp chín rồi xay nhỏ trôn đường theo khẩu vị của bạn..
Nặn bánh : Dùng găng tay nhà bếp, thoa mỡ rồi nặn bánh hình tròn, lớn nhỏ tuỳ ý , cho nhân vào giữa bánh. Sau khi nặn xong, nhúng vào dừa nạo hoặc vừng… tuỳ ý thích nhưng loại bánh bạc đầu tại các tiệm ăn người ta nhúng vào bột nếp đã làm chín .Nên làm các loại vỏ bọc khác nhau cho đĩa bánh nhìn bớt đơn điệu.
Bánh vỏ vừng, dừa
Saturday, April 23, 2011
Wednesday, April 20, 2011
Người Việt Gốc Hoa Vượt Biển
Minh Thành
Bài đã đăng ở Việt Báo
“Viết với lòng biết ơn sâu sắc các quốc gia đã mở rộng vòng tay nhân ái cho "Boat people.”
***
"Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào"
(Quang Dũng)
Nó rời nơi chôn nhau cắt rốn của mình một cách vội vã như kiểu người ta chạy loạn! Vội đến nỗi nó bỏ lại tất cả những gì nó đã chắt chiu nhặt nhạnh từ hơn hai chục năm qua! Tất cả! Kể cả mối tình đầu nó tưởng sẽ đi cạnh nó tới khi đầu bạc răng long. Nó tưởng không bao giờ nó có thể dời xa được con người nó đã đặt cả tương lai vào đó trừ cái chết! Vậy mà nó vẫn phải bỏ lại!
Nó ra đi vì nó không được ở lại dù nó không biết điều gì đang chờ đợi phía trước! Nó không biết con đường nó sẽ phải dấn thân là thiên đường hay địa ngục! Nó không muốn dời khỏi nơi thân quen nó coi là quê hương đã nuôi nó từ khi nó mở mắt chào đời để tới một nơi xa lạ! Nó cũng được gia đình cho ăn học tử tế dù cuộc sống của gia đình nó cũng khó khăn, vất vả như đại đa số những người dân chung quanh. Nhưng nó đã vươn lên bằng ý chí, bằng nghị lực của những đứa trẻ con nhà lao động biết nghe lời cha mẹ dạy bảo để hiểu sự khác biệt lớn lao về giá trị của bằng cấp trong xã hội. Nó đã cố gắng, một sự cố gắng đáng khen của đứa trẻ để giật được một mảnh bằng, để có một chỗ làm việc tương đối dễ chịu, với đồng lương hơn hẳn những người lao động chung quanh. Nó tưởng nó đã may mắn. Nó nghĩ cuộc đời đã ban cho nó nụ cười, đã mở rộng vòng tay đón nó vào. Nhưng rồi nó lại mất tất cả vì cuộc chiến tranh biên giới Việt Hoa.
Bố nó người Hoa, mẹ nó người Việt. Nó sinh ra và lớn lên tại Việt nam. Gia đình nó sống giữa cộng đồng người Việt. Nó học trường Việt. Bạn nó, hàng xóm nó hoàn toàn người Việt. Nó chẳng hề biết nói một tiếng Hoa cho đỡ tủi. Đất nước Trung quốc xa vời với nó như không có một quan hệ gì. Vậy mà, nó bị lôi vào làm con dân Trung quốc xa lạ đó, khi cuộc chiến xảy ra.
Đơn giản như một định lý, một khẳng định phải có. Trong toán học, người ta áp dụng các định lý để giải một bài toán ra kết quả cần tìm. Trong trường đời, người ta cũng áp đặt những việc phải làm để giải quyết mâu thuẫn. Người ta không tính đến hậu quả mà chỉ tính toán cách giải quyết dứt điểm, nhanh gọn, đỡ tốn thì giờ và tiền bạc.
Nỗi khổ nó đã phải chịu nó cho là ghê gớm lắm, quá sức chịu đựng của nó. Nó tưỏng nó sẽ gục ngã dọc đường. Thực ra, lúc đó nó còn quá trẻ nên không biết quanh nó, có những gia đình còn chịu nỗi đau mất mát hơn nó nhiều lần. Nó mới chỉ mất đi một cái bằng cấp, một sự nghiệp vừa bắt đầu xây dựng, một niềm tin vào tương lai tươi sáng của tuổi thanh xuân và một cuộc tình còn non nớt, vụng về mới chớm nở! Nếu như so với những chia lìa, tan nát vợ chồng con cái mỗi người một nơi của nhiều gia đình khác cũng như những mất mát toàn bộ tài sản gom góp từ đời này qua đời kia của họ, nỗi khổ đau và những chắt chiu dành dụm cho tương lai của nó không có gì đáng kể!
Khi cuộc chiến biên giới còn trong giai đoạn chuẩn bị âm ỉ. Nó thấy từng đoàn xe buýt chở theo rất nhiều gia đình gồm đàn ông, đàn bà, người già và trẻ em. Họ bồng bế trẻ con, khuân vác theo nồi niêu xoong chảo, quần áo, mùng mền, xe đạp... Nghĩa là tất cả những đồ dùng thường nhật trong gia đình đã được tích luỹ từ lâu đời. Họ đi qua thị trấn nhỏ bé của nó để đổ ra biên giới Việt Hoa, sang Trung quốc. Nó không quan tâm đến họ. Nó không muốn tìm hiểu họ đi đâu? Tại sao họ đi... Nó cho đó là lựa chọn của họ. Nó nghĩ họ quả là dại dột khi dời bỏ mái nhà quê hương nơi cha ông họ sinh sống đã nhiều đời để tới một nơi xa lạ! Tất cả mọi người kể cả nó cũng chỉ biết nơi họ đến là Trung quốc! Những tin tức mọi người thu thập được chỉ có vậy thôi! Làm sao nó có thể biết chỉ vài tháng sau, nó cũng chen chân vào dòng người còn tiếp tục ra đi ấy!
Khi cuộc chiến gần kề. Những đợt tuyển tân binh dồn dập hơn. Các cơ quan, trường học nô nức vót chông gửi ra biên giới. Nó bị đình chỉ công tác giảng dạy, làm việc lặt vặt trong văn phòng. Không được tham gia các cuộc họp cơ quan... Nó như bị cô lập giữa tập thể đông đảo tuy nó vẫn được hưỏng lương bình thường. Đồng nghiệp nhiều người thương nó, cũng có người tránh nó (dây dưa với nó lúc này có khi mang vạ vào thân) Dĩ nhiên, họ bàn tán sau lưng nó, dự đoán những gì có thể xảy ra... Nó như ngồi trên đống lửa. Nó thấy mình như kẻ phạm tội khi khắp mọi nơi, mọi lúc người ta nói về tội ác của "Quân xâm lược bành trướng Bắc kinh".
Trong dòng máu ngày xưa nó thường tự hào "thuần Việt" của nó thực ra có tới ½ dòng máu Bắc kinh (đã nói, bố nó là người Hoa dù bố nó và cả ông nội nó đều sinh ra tại Việt nam. Dù bố nó chưa từng một lần được đặt chân lên đất nước Trung. Hoa!) Rồi những câu chuyện đồn thổi, nghi kỵ, về gián điệp Trung quốc là những người Việt gốc Hoa như nó đã phá hoại, đặt chất nổ nơi này, nơi kia ... làm nó sợ hãi thật sự. Nó cô đơn sống trong khủng hoảng, lo âu. Nó mất ngủ hàng tháng trời. Nó không dám ra đường, đi tới những nơi công cộng vì sợ "Tai bay, vạ gió"! Nếu như cô bạn gái tốt bụng của nó không can đảm, khôn ngoan đến tận trường tìm nó giả cách báo tin: "Mẹ mày ốm nặng, phải về ngay". Để tạo điều kiện "Danh chính ngôn thuận" cho nó xin phép dời khỏi cơ quan một cách hợp pháp, đưa nó về nhà, theo gia đình vượt biển trên một chiếc thuyền buồm nguyên thuỷ dùng để chở vôi thì không biết số phận sẽ đưa đẩy nó dạt đến nơi đâu?
Về nhà, nó còn ít ngày chuẩn bị cho chuyến đi xa mãi mãi. Gia đình nó nghe mong manh người ta đồn đại đi Hồng kông! Nó cũng như mọi người không tin điều đó! Tất cả đều nghĩ chỉ có một con đường dành cho họ: Đi Trung quốc! Làm sao có thể hình dung những con thuyền buồm mỏng manh chạy nhờ sức gió chở hàng trăm con người với số lương thực ít ỏi có thể đưa họ đến được Hồng kông? Mà ai cho họ nhập cảnh Hồng kông nếu họ may mắn tới đó khi mà nơi nó đang ở chỉ di chuyển từ huyện nọ đến huyện kia đã là một điều hết sức khó khăn, nhiêu khê!
Tuy nhiên, gia đình nó cũng bám víu vào sự không chắc chắn ấy như một cái phao duy nhất nên mẹ nó lúc nộp tiền cho cả nhà đã nhắc đi nhắc lại với người chủ thuyền là chỉ đi Hồng kông để rồi ông ta đã tính cho gia đình nó cái giá cắt cổ: 1000.00 (Một ngàn đồng cho một người) Đó là thời điểm tháng 3 năm 1979. Lương một viên chức làm việc cho nhà nước vừa tốt nghiệp đại học lúc đó hưởng 55 đồng / tháng. Sau ba năm làm việc không phạm sai lầm gì sẽ được tăng thêm năm đồng / tháng. Cũng may, mấy anh chị em nó là công nhân viên chức nhưng mẹ nó thì không! Mẹ nó thuộc thành phần "buôn gian bán lậu"! Mẹ nó có cái cửa hàng tạp hóa nhỏ bày bán ở nhà đủ mọi thứ linh tinh lặt vặt từ bút mực, kim chỉ, tới miến, măng, đường sữa... Nhờ cái cửa hàng này nên mẹ nó có đủ tiền để đưa cả nhà vựot biển. (Bố nó mất từ khi nó mới 11 tuổi).
Gia đình nó bán tống bán tháo tất cả đồ đạc trong nhà để lấy tiền mua vàng mang theo. Hàng xóm tới mua ào ào chỉ trong vòng vài ngày đã bán hết sạch. Còn cái nhà, vốn quý nhất lại không bán được vì người mua sợ sẽ không được phép sử dụng sau này! Mẹ nó cũng phải bỏ nhà để chạy lấy thân cùng các con đã "trót" mang một nửa dòng máu Trung hoa của người cha.. Mọi việc điều đình với chủ thuyền ổn thoả. Các anh chị em nó nước mắt ngắn dài từ biệt bạn bè không hẹn ngày gặp lại. Nó suy nghĩ rất nhiều về quyết định có nên tìm gặp "người ấy" một lần sau cùng không?
Đã gần ba tháng, họ không gặp nhau! Thư từ cũng bặt tin luôn! Nó chưa tìm ra câu trả lời thoả đáng. Nó cũng chẳng còn cơ hội tìm hiểu lý do! Lớ ngớ ngoài đường bị bắt giam vì tình nghi "Gián điệp Bắc kinh" thì tàn đời trong tù! Thế nên nó quyết định sẽ chỉ viết một lá thư vĩnh biệt thay vì gặp mặt! Lá thư đó, nó tóm tắt thân thế của nó (điều nó chưa từng bao giờ nói ra với bất cứ ai là nó mang một nửa dòng máu Trung hoa. Gia đình nó sau nhiều thế hệ hoà nhập vào cộng động người Việt nên hình như đã mặc nhiên coi mình là công dân đất Việt)! Nó nói nguyên nhân nó phải ra đi. Nó mong "người ấy" hãy coi như nó không còn tồn tại trên trái đất này. Nó suy nghĩ rất tỉnh táo nhưng nước mắt nó thấm ướt cả lá thư!
Nó nhờ cô bạn gái trao tận tay hộ sau ngày nó "Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa"! Cô bạn gái sụt sùi khóc trên bờ tiễn nó đi. Nó nói với cô bạn thân lời cuối "Mày nhớ ngày hôm nay sẽ là ngày cuối cùng của tao nếu mày không nhận được tin tức gì. Nói lại cho "Người ta" biết là tao rất vui vì nếu thuyền bị chìm thì cả gia đình tao được ở mãi bên nhau"! Tuy không hy vọng, nó vẫn đăm đăm ngóng nhìn về phía bờ với một ước mơ thầm kín không nói lên lời! Nó ghi mấy dòng vào cuốn nhật ký nhỏ: “Vịnh Hạ long 12 giờ 25 phút trưa ngày 25 tháng 4 năm 1979. Vĩnh biệt tất cả!”
Con thuyền nó mới đi được hai ngày đã nghe tin một thuyền gặp bão bị chìm chết không sống sót người nào! Sang ngày thứ ba có tin bão. Thuyền ghé sát chân đảo Ngọc, thả neo tại đó tránh bão. Khi cơn bão thổi tới với sức gió mạnh, neo bị bật. Con thuyền không neo bị nhồi đập dữ dội vào những tảng đá sát chân đảo. Không thể quăng được neo ra xa vì gió thổi mạnh .Tất cả thanh niên, trai tráng trên thuyền dùng gậy sắt, sào đứng ghì giữ cho thuyền bớt va đập. Một số khác nhảy xuống biển dùng hai tay và cả thân người ôm chặt mạn thuyền đẩy theo phụ lực. Các bà già thắp hương cầu khẩn Phật Bà Quan Âm phù hộ. May mắn gặp mấy ngư dân cứu giúp. Họ dùng thuyền thúng, kéo theo neo ra xa rồi thả xuống. Neo ăn đã lôi thuyền cách xa những tảng đá hơn.
Cơn bão dữ dội qua đi, thuyền phải neo ở đó một ngày một đêm cho hoàn hồn rồi mới đi tiếp. Vừa ra khỏi biên giới (1/5/1979) đã có tàu đánh cá ngư dân Trung quốc kéo vào ban đêm. (Các chủ thuyền trả công họ bằng vàng). Ban ngày tàu bạn lẩn trốn và ban đêm xuất hiên dìu kéo những chiếc thuyền chở thuyền nhân (đa số Việt gốc Hoa).
Khi thuyền chuẩn bị vào sát bờ biển thuộc địa phận Trung quốc để mua lương thực và sửa chữa lại thuyền. Mọi người bảo nhau vứt hết những vật dụng liên quan đến quân đội như bi đông đựng nước uống, áo mưa, chăn bằng vải dù, mũ đội đầu... xuống biển. Không ai hiểu tại sao nhưng thấy người đứng cạnh liệng hết thì mình cũng liệng theo. Hình như đó là một nỗi sợ mơ hồ! Sợ gì? Tại sao sợ? Không ai lý giải được và cái sợ đó như một bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh chóng. Mọi người im lặng nhìn theo những đồ vật thân thiết nổi trôi rồi chìm dần xuống. Cũng chẳng nhiều thời gian cho họ luyến tiếc. Thuyền đã cặp vào bãi biển Khì xá. Tất cả lại đưa áo quần, mùng mền lên bãi cát ở tạm để sửa thuyền. Những người có phận sự sửa chữa làm việc ở dưới thuyền. Số còn lại đi tới những thuyền khác đậu gần đó để tìm người quen, người nhà... Nó cũng lang thang như họ để quan sát, nghe ngóng và hy vọng thấy một gưong mặt thân quen. Người đông nhưng không gặp người quen..
Rồi gã chủ thuyền lừa mọi người để móc thêm tiền. Rắc rối xảy ra, cảnh sát Trung quốc tại Khì xá bắt vài người thân cô thế cô ở thuyền nó đã tố cáo dã tâm của chủ thuyền. Giam họ một đêm, cảnh cáo họ phải ngậm miệng lại. Phải ngậm thôi, há ra kêu ai khi gã chủ thuyền đã nhanh chân hơn, bịt miệng cảnh sát địa phương bằng những chiếc nhẫn vàng mười. Số vàng mồ hôi nước mắt chắt chiu cả đời người Việt gốc Hoa tị nạn mà gã đã lột được từ những lần bắt họ đóng góp thêm khi gã kêu tàu đánh cá Trung hoa kéo. Họ đã phải trả giá khi nhầm lẫn bước xuống con thuyền của gã chủ không có lương tâm. Hết tiền, hầu hết những con người cùng đường phải ở lại Trung quốc (có hai gia đình gom hết số vàng, tiền của cả nhà cho một người con lớn trong gia đình đi tiếp với hy vọng tới Hồng kông). Những người ở lại được chính phủ Trung quốc đưa tất cả lên một con tàu đồ sộ đi đảo Hải nam. Gia đình nó may mắn còn một ít vàng dự trữ nên bắt một chiếc thuyền khác cũng đang sửa chữa gần đó để tiếp tục đi. Lại tiếp tục hành trình. Lại tìm tàu đánh cá Trung hoa kéo!
Nhật ký được ghi thêm:
Ngày 1 tháng 6, 1979, dời Khì Xá, đi Hồng Kông. Vẫn theo hành trình cũ, ngày nghỉ, đêm đi khi có tàu kéo và ngược lại. Ghé bờ mua lương thực, lấy nước, nghỉ dưỡng sức, tránh bão, sửa thuyền... Ông chủ thuyền mới là người có tài và có lương tâm. Ông cung cấp nước uống, thức ăn cho mọi người công bằng, đầy đủ. Không đòi hỏi thêm một chút vàng nào khi ông thuê tàu kéo. Ông quà cáp, biếu xén quan chức địa phương cũng như các chủ tàu kéo một cách rộng rãi nên mọi việc đều suông sẻ. Khi thuyền gặp bão, các chủ tàu đánh cá đã cho mượn thêm nhiều neo để thuyền được đảm bảo an toàn hơn.
Lúc tàu đánh cá cắt dây nối với thuyền nó vì đã quá gần Hồng kông. Thuyền chòng chành một lúc rồi may mắn gặp gió, buồm được giương lên phăng phăng chạy một ngày một đêm đã nhìn thấy những toà nhà chọc trời của Hương cảng. Cuốn nhật ký được ghi thêm dòng chữ viết vội vì mừng rỡ: Ngày 8 tháng 7, 1979. Hồng kông đây rồi. Mọi người đổ xô hết lên mui thuyền nhảy nhót hò reo ầm ĩ. Những gương mặt sạm nắng gió rạng rỡ nụ cười nhưng những giọt nước mắt cứ rơi xuống không kìm được vì nỗi mừng vui tột độ.
Tàu cảnh sát Hồng kông kéo thuyền nó vào sát bờ hơn. Máy bay lượn trên không phun từng đám thuốc tẩy trùng xuống đầu mọi người. Rồi tất cả mọi người theo chỉ dẫn của cảnh sát dìu dắt nhau bước lên bờ. Người già, phụ nữ, trẻ em được đưa vào bóng râm và chỉ vài phút sau, họ được phát nước uống cùng cơm nóng ăn với thịt cừu nấu củ cải. Sau đó các trật tự viên kết hợp với thuyền trưởng sắp xếp chỗ ở tạm thời theo từng gia đình. Tất cả nằm la liệt trên những tấm chăn trải trên nền xi măng.
Đó là ngày đầu tiên ở một nhà kho cũ tại hải cảng nay tạm dùng tiếp nhận thuyền nhân. Người ta gọi là "Hắc soóng". Nó gọi theo tiếng Việt: Kho đen.. Ngay tối hôm đó, không biết làm cách nào mà cậu con trai lớn của ông chủ thuyền kiếm được một ít trái táo đỏ. Cậu đã chia đều cho các gia đình đi cùng thuyền. Nhà nó hơn mười người được chia hai trái. Mẹ nó cẩn thận cắt ra từng lát mỏng chia đều cho cả nhà. Hương vị thơm ngon của trái táo vẫn còn nguyên trong ký ức nó tới bây giờ. Trước khi đi ngủ, nó không quên ghi vài dòng vào cuốn nhật ký: Ngày 10 tháng 7 /1979 : Kho đen.
Đầu tháng 8, 1979, nó cùng gia đình chuyển đến trại tị nạn Shamshuipo. Cũng trong tháng này, phó tổng thống Mỹ Walter Mondale tới trai tị nạn nói chuyện, an ủi thuyền nhân. Một thành viên đứng kế bên phó tổng thống đã cúi xuống đưa tay bế một em bé tị nạn lẫm chẫm đứng cạnh mẹ. Ông cưòi vui và nựng nịu em bé ngây thơ này. Thái độ thông cảm, chia sẻ, gần gũi cùng với thông điệp đón nhận tị nạn của ông phó tổng thống một nước mạnh nhất thế giới như cơn gió mát xua tan hết ngột ngạt, lo âu của mọi thuyền nhân trong những mái tôn nóng hầm hập ở trại tị nạn Shamshuipo.
Nó đã nhìn thấy ánh sáng chói lọi bên kia bờ đại dương. Những người Mỹ không cùng màu da, tiếng nói đã mở rộng vòng tay nhân ái mang đến cho " Người Việt gốc Hoa" tình thương và mái ấm gia đình mà họ đang tìm kiếm. Như tất cả mọi người tị nạn khác, nó đã nhìn thấy tương lai rộng mở cho mình .
Nhật ký "Người Việt gốc Hoa" của nó khép lại với dòng chữ: "Ngày 2 tháng 1, 1980. Cả nhà bay sang Canada.
Minh Thành
Bài đã đăng ở Việt Báo
“Viết với lòng biết ơn sâu sắc các quốc gia đã mở rộng vòng tay nhân ái cho "Boat people.”
***
"Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào"
(Quang Dũng)
Nó rời nơi chôn nhau cắt rốn của mình một cách vội vã như kiểu người ta chạy loạn! Vội đến nỗi nó bỏ lại tất cả những gì nó đã chắt chiu nhặt nhạnh từ hơn hai chục năm qua! Tất cả! Kể cả mối tình đầu nó tưởng sẽ đi cạnh nó tới khi đầu bạc răng long. Nó tưởng không bao giờ nó có thể dời xa được con người nó đã đặt cả tương lai vào đó trừ cái chết! Vậy mà nó vẫn phải bỏ lại!
Nó ra đi vì nó không được ở lại dù nó không biết điều gì đang chờ đợi phía trước! Nó không biết con đường nó sẽ phải dấn thân là thiên đường hay địa ngục! Nó không muốn dời khỏi nơi thân quen nó coi là quê hương đã nuôi nó từ khi nó mở mắt chào đời để tới một nơi xa lạ! Nó cũng được gia đình cho ăn học tử tế dù cuộc sống của gia đình nó cũng khó khăn, vất vả như đại đa số những người dân chung quanh. Nhưng nó đã vươn lên bằng ý chí, bằng nghị lực của những đứa trẻ con nhà lao động biết nghe lời cha mẹ dạy bảo để hiểu sự khác biệt lớn lao về giá trị của bằng cấp trong xã hội. Nó đã cố gắng, một sự cố gắng đáng khen của đứa trẻ để giật được một mảnh bằng, để có một chỗ làm việc tương đối dễ chịu, với đồng lương hơn hẳn những người lao động chung quanh. Nó tưởng nó đã may mắn. Nó nghĩ cuộc đời đã ban cho nó nụ cười, đã mở rộng vòng tay đón nó vào. Nhưng rồi nó lại mất tất cả vì cuộc chiến tranh biên giới Việt Hoa.
Bố nó người Hoa, mẹ nó người Việt. Nó sinh ra và lớn lên tại Việt nam. Gia đình nó sống giữa cộng đồng người Việt. Nó học trường Việt. Bạn nó, hàng xóm nó hoàn toàn người Việt. Nó chẳng hề biết nói một tiếng Hoa cho đỡ tủi. Đất nước Trung quốc xa vời với nó như không có một quan hệ gì. Vậy mà, nó bị lôi vào làm con dân Trung quốc xa lạ đó, khi cuộc chiến xảy ra.
Đơn giản như một định lý, một khẳng định phải có. Trong toán học, người ta áp dụng các định lý để giải một bài toán ra kết quả cần tìm. Trong trường đời, người ta cũng áp đặt những việc phải làm để giải quyết mâu thuẫn. Người ta không tính đến hậu quả mà chỉ tính toán cách giải quyết dứt điểm, nhanh gọn, đỡ tốn thì giờ và tiền bạc.
Nỗi khổ nó đã phải chịu nó cho là ghê gớm lắm, quá sức chịu đựng của nó. Nó tưỏng nó sẽ gục ngã dọc đường. Thực ra, lúc đó nó còn quá trẻ nên không biết quanh nó, có những gia đình còn chịu nỗi đau mất mát hơn nó nhiều lần. Nó mới chỉ mất đi một cái bằng cấp, một sự nghiệp vừa bắt đầu xây dựng, một niềm tin vào tương lai tươi sáng của tuổi thanh xuân và một cuộc tình còn non nớt, vụng về mới chớm nở! Nếu như so với những chia lìa, tan nát vợ chồng con cái mỗi người một nơi của nhiều gia đình khác cũng như những mất mát toàn bộ tài sản gom góp từ đời này qua đời kia của họ, nỗi khổ đau và những chắt chiu dành dụm cho tương lai của nó không có gì đáng kể!
Khi cuộc chiến biên giới còn trong giai đoạn chuẩn bị âm ỉ. Nó thấy từng đoàn xe buýt chở theo rất nhiều gia đình gồm đàn ông, đàn bà, người già và trẻ em. Họ bồng bế trẻ con, khuân vác theo nồi niêu xoong chảo, quần áo, mùng mền, xe đạp... Nghĩa là tất cả những đồ dùng thường nhật trong gia đình đã được tích luỹ từ lâu đời. Họ đi qua thị trấn nhỏ bé của nó để đổ ra biên giới Việt Hoa, sang Trung quốc. Nó không quan tâm đến họ. Nó không muốn tìm hiểu họ đi đâu? Tại sao họ đi... Nó cho đó là lựa chọn của họ. Nó nghĩ họ quả là dại dột khi dời bỏ mái nhà quê hương nơi cha ông họ sinh sống đã nhiều đời để tới một nơi xa lạ! Tất cả mọi người kể cả nó cũng chỉ biết nơi họ đến là Trung quốc! Những tin tức mọi người thu thập được chỉ có vậy thôi! Làm sao nó có thể biết chỉ vài tháng sau, nó cũng chen chân vào dòng người còn tiếp tục ra đi ấy!
Khi cuộc chiến gần kề. Những đợt tuyển tân binh dồn dập hơn. Các cơ quan, trường học nô nức vót chông gửi ra biên giới. Nó bị đình chỉ công tác giảng dạy, làm việc lặt vặt trong văn phòng. Không được tham gia các cuộc họp cơ quan... Nó như bị cô lập giữa tập thể đông đảo tuy nó vẫn được hưỏng lương bình thường. Đồng nghiệp nhiều người thương nó, cũng có người tránh nó (dây dưa với nó lúc này có khi mang vạ vào thân) Dĩ nhiên, họ bàn tán sau lưng nó, dự đoán những gì có thể xảy ra... Nó như ngồi trên đống lửa. Nó thấy mình như kẻ phạm tội khi khắp mọi nơi, mọi lúc người ta nói về tội ác của "Quân xâm lược bành trướng Bắc kinh".
Trong dòng máu ngày xưa nó thường tự hào "thuần Việt" của nó thực ra có tới ½ dòng máu Bắc kinh (đã nói, bố nó là người Hoa dù bố nó và cả ông nội nó đều sinh ra tại Việt nam. Dù bố nó chưa từng một lần được đặt chân lên đất nước Trung. Hoa!) Rồi những câu chuyện đồn thổi, nghi kỵ, về gián điệp Trung quốc là những người Việt gốc Hoa như nó đã phá hoại, đặt chất nổ nơi này, nơi kia ... làm nó sợ hãi thật sự. Nó cô đơn sống trong khủng hoảng, lo âu. Nó mất ngủ hàng tháng trời. Nó không dám ra đường, đi tới những nơi công cộng vì sợ "Tai bay, vạ gió"! Nếu như cô bạn gái tốt bụng của nó không can đảm, khôn ngoan đến tận trường tìm nó giả cách báo tin: "Mẹ mày ốm nặng, phải về ngay". Để tạo điều kiện "Danh chính ngôn thuận" cho nó xin phép dời khỏi cơ quan một cách hợp pháp, đưa nó về nhà, theo gia đình vượt biển trên một chiếc thuyền buồm nguyên thuỷ dùng để chở vôi thì không biết số phận sẽ đưa đẩy nó dạt đến nơi đâu?
Về nhà, nó còn ít ngày chuẩn bị cho chuyến đi xa mãi mãi. Gia đình nó nghe mong manh người ta đồn đại đi Hồng kông! Nó cũng như mọi người không tin điều đó! Tất cả đều nghĩ chỉ có một con đường dành cho họ: Đi Trung quốc! Làm sao có thể hình dung những con thuyền buồm mỏng manh chạy nhờ sức gió chở hàng trăm con người với số lương thực ít ỏi có thể đưa họ đến được Hồng kông? Mà ai cho họ nhập cảnh Hồng kông nếu họ may mắn tới đó khi mà nơi nó đang ở chỉ di chuyển từ huyện nọ đến huyện kia đã là một điều hết sức khó khăn, nhiêu khê!
Tuy nhiên, gia đình nó cũng bám víu vào sự không chắc chắn ấy như một cái phao duy nhất nên mẹ nó lúc nộp tiền cho cả nhà đã nhắc đi nhắc lại với người chủ thuyền là chỉ đi Hồng kông để rồi ông ta đã tính cho gia đình nó cái giá cắt cổ: 1000.00 (Một ngàn đồng cho một người) Đó là thời điểm tháng 3 năm 1979. Lương một viên chức làm việc cho nhà nước vừa tốt nghiệp đại học lúc đó hưởng 55 đồng / tháng. Sau ba năm làm việc không phạm sai lầm gì sẽ được tăng thêm năm đồng / tháng. Cũng may, mấy anh chị em nó là công nhân viên chức nhưng mẹ nó thì không! Mẹ nó thuộc thành phần "buôn gian bán lậu"! Mẹ nó có cái cửa hàng tạp hóa nhỏ bày bán ở nhà đủ mọi thứ linh tinh lặt vặt từ bút mực, kim chỉ, tới miến, măng, đường sữa... Nhờ cái cửa hàng này nên mẹ nó có đủ tiền để đưa cả nhà vựot biển. (Bố nó mất từ khi nó mới 11 tuổi).
Gia đình nó bán tống bán tháo tất cả đồ đạc trong nhà để lấy tiền mua vàng mang theo. Hàng xóm tới mua ào ào chỉ trong vòng vài ngày đã bán hết sạch. Còn cái nhà, vốn quý nhất lại không bán được vì người mua sợ sẽ không được phép sử dụng sau này! Mẹ nó cũng phải bỏ nhà để chạy lấy thân cùng các con đã "trót" mang một nửa dòng máu Trung hoa của người cha.. Mọi việc điều đình với chủ thuyền ổn thoả. Các anh chị em nó nước mắt ngắn dài từ biệt bạn bè không hẹn ngày gặp lại. Nó suy nghĩ rất nhiều về quyết định có nên tìm gặp "người ấy" một lần sau cùng không?
Đã gần ba tháng, họ không gặp nhau! Thư từ cũng bặt tin luôn! Nó chưa tìm ra câu trả lời thoả đáng. Nó cũng chẳng còn cơ hội tìm hiểu lý do! Lớ ngớ ngoài đường bị bắt giam vì tình nghi "Gián điệp Bắc kinh" thì tàn đời trong tù! Thế nên nó quyết định sẽ chỉ viết một lá thư vĩnh biệt thay vì gặp mặt! Lá thư đó, nó tóm tắt thân thế của nó (điều nó chưa từng bao giờ nói ra với bất cứ ai là nó mang một nửa dòng máu Trung hoa. Gia đình nó sau nhiều thế hệ hoà nhập vào cộng động người Việt nên hình như đã mặc nhiên coi mình là công dân đất Việt)! Nó nói nguyên nhân nó phải ra đi. Nó mong "người ấy" hãy coi như nó không còn tồn tại trên trái đất này. Nó suy nghĩ rất tỉnh táo nhưng nước mắt nó thấm ướt cả lá thư!
Nó nhờ cô bạn gái trao tận tay hộ sau ngày nó "Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa"! Cô bạn gái sụt sùi khóc trên bờ tiễn nó đi. Nó nói với cô bạn thân lời cuối "Mày nhớ ngày hôm nay sẽ là ngày cuối cùng của tao nếu mày không nhận được tin tức gì. Nói lại cho "Người ta" biết là tao rất vui vì nếu thuyền bị chìm thì cả gia đình tao được ở mãi bên nhau"! Tuy không hy vọng, nó vẫn đăm đăm ngóng nhìn về phía bờ với một ước mơ thầm kín không nói lên lời! Nó ghi mấy dòng vào cuốn nhật ký nhỏ: “Vịnh Hạ long 12 giờ 25 phút trưa ngày 25 tháng 4 năm 1979. Vĩnh biệt tất cả!”
Con thuyền nó mới đi được hai ngày đã nghe tin một thuyền gặp bão bị chìm chết không sống sót người nào! Sang ngày thứ ba có tin bão. Thuyền ghé sát chân đảo Ngọc, thả neo tại đó tránh bão. Khi cơn bão thổi tới với sức gió mạnh, neo bị bật. Con thuyền không neo bị nhồi đập dữ dội vào những tảng đá sát chân đảo. Không thể quăng được neo ra xa vì gió thổi mạnh .Tất cả thanh niên, trai tráng trên thuyền dùng gậy sắt, sào đứng ghì giữ cho thuyền bớt va đập. Một số khác nhảy xuống biển dùng hai tay và cả thân người ôm chặt mạn thuyền đẩy theo phụ lực. Các bà già thắp hương cầu khẩn Phật Bà Quan Âm phù hộ. May mắn gặp mấy ngư dân cứu giúp. Họ dùng thuyền thúng, kéo theo neo ra xa rồi thả xuống. Neo ăn đã lôi thuyền cách xa những tảng đá hơn.
Cơn bão dữ dội qua đi, thuyền phải neo ở đó một ngày một đêm cho hoàn hồn rồi mới đi tiếp. Vừa ra khỏi biên giới (1/5/1979) đã có tàu đánh cá ngư dân Trung quốc kéo vào ban đêm. (Các chủ thuyền trả công họ bằng vàng). Ban ngày tàu bạn lẩn trốn và ban đêm xuất hiên dìu kéo những chiếc thuyền chở thuyền nhân (đa số Việt gốc Hoa).
Khi thuyền chuẩn bị vào sát bờ biển thuộc địa phận Trung quốc để mua lương thực và sửa chữa lại thuyền. Mọi người bảo nhau vứt hết những vật dụng liên quan đến quân đội như bi đông đựng nước uống, áo mưa, chăn bằng vải dù, mũ đội đầu... xuống biển. Không ai hiểu tại sao nhưng thấy người đứng cạnh liệng hết thì mình cũng liệng theo. Hình như đó là một nỗi sợ mơ hồ! Sợ gì? Tại sao sợ? Không ai lý giải được và cái sợ đó như một bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh chóng. Mọi người im lặng nhìn theo những đồ vật thân thiết nổi trôi rồi chìm dần xuống. Cũng chẳng nhiều thời gian cho họ luyến tiếc. Thuyền đã cặp vào bãi biển Khì xá. Tất cả lại đưa áo quần, mùng mền lên bãi cát ở tạm để sửa thuyền. Những người có phận sự sửa chữa làm việc ở dưới thuyền. Số còn lại đi tới những thuyền khác đậu gần đó để tìm người quen, người nhà... Nó cũng lang thang như họ để quan sát, nghe ngóng và hy vọng thấy một gưong mặt thân quen. Người đông nhưng không gặp người quen..
Rồi gã chủ thuyền lừa mọi người để móc thêm tiền. Rắc rối xảy ra, cảnh sát Trung quốc tại Khì xá bắt vài người thân cô thế cô ở thuyền nó đã tố cáo dã tâm của chủ thuyền. Giam họ một đêm, cảnh cáo họ phải ngậm miệng lại. Phải ngậm thôi, há ra kêu ai khi gã chủ thuyền đã nhanh chân hơn, bịt miệng cảnh sát địa phương bằng những chiếc nhẫn vàng mười. Số vàng mồ hôi nước mắt chắt chiu cả đời người Việt gốc Hoa tị nạn mà gã đã lột được từ những lần bắt họ đóng góp thêm khi gã kêu tàu đánh cá Trung hoa kéo. Họ đã phải trả giá khi nhầm lẫn bước xuống con thuyền của gã chủ không có lương tâm. Hết tiền, hầu hết những con người cùng đường phải ở lại Trung quốc (có hai gia đình gom hết số vàng, tiền của cả nhà cho một người con lớn trong gia đình đi tiếp với hy vọng tới Hồng kông). Những người ở lại được chính phủ Trung quốc đưa tất cả lên một con tàu đồ sộ đi đảo Hải nam. Gia đình nó may mắn còn một ít vàng dự trữ nên bắt một chiếc thuyền khác cũng đang sửa chữa gần đó để tiếp tục đi. Lại tiếp tục hành trình. Lại tìm tàu đánh cá Trung hoa kéo!
Nhật ký được ghi thêm:
Ngày 1 tháng 6, 1979, dời Khì Xá, đi Hồng Kông. Vẫn theo hành trình cũ, ngày nghỉ, đêm đi khi có tàu kéo và ngược lại. Ghé bờ mua lương thực, lấy nước, nghỉ dưỡng sức, tránh bão, sửa thuyền... Ông chủ thuyền mới là người có tài và có lương tâm. Ông cung cấp nước uống, thức ăn cho mọi người công bằng, đầy đủ. Không đòi hỏi thêm một chút vàng nào khi ông thuê tàu kéo. Ông quà cáp, biếu xén quan chức địa phương cũng như các chủ tàu kéo một cách rộng rãi nên mọi việc đều suông sẻ. Khi thuyền gặp bão, các chủ tàu đánh cá đã cho mượn thêm nhiều neo để thuyền được đảm bảo an toàn hơn.
Lúc tàu đánh cá cắt dây nối với thuyền nó vì đã quá gần Hồng kông. Thuyền chòng chành một lúc rồi may mắn gặp gió, buồm được giương lên phăng phăng chạy một ngày một đêm đã nhìn thấy những toà nhà chọc trời của Hương cảng. Cuốn nhật ký được ghi thêm dòng chữ viết vội vì mừng rỡ: Ngày 8 tháng 7, 1979. Hồng kông đây rồi. Mọi người đổ xô hết lên mui thuyền nhảy nhót hò reo ầm ĩ. Những gương mặt sạm nắng gió rạng rỡ nụ cười nhưng những giọt nước mắt cứ rơi xuống không kìm được vì nỗi mừng vui tột độ.
Tàu cảnh sát Hồng kông kéo thuyền nó vào sát bờ hơn. Máy bay lượn trên không phun từng đám thuốc tẩy trùng xuống đầu mọi người. Rồi tất cả mọi người theo chỉ dẫn của cảnh sát dìu dắt nhau bước lên bờ. Người già, phụ nữ, trẻ em được đưa vào bóng râm và chỉ vài phút sau, họ được phát nước uống cùng cơm nóng ăn với thịt cừu nấu củ cải. Sau đó các trật tự viên kết hợp với thuyền trưởng sắp xếp chỗ ở tạm thời theo từng gia đình. Tất cả nằm la liệt trên những tấm chăn trải trên nền xi măng.
Đó là ngày đầu tiên ở một nhà kho cũ tại hải cảng nay tạm dùng tiếp nhận thuyền nhân. Người ta gọi là "Hắc soóng". Nó gọi theo tiếng Việt: Kho đen.. Ngay tối hôm đó, không biết làm cách nào mà cậu con trai lớn của ông chủ thuyền kiếm được một ít trái táo đỏ. Cậu đã chia đều cho các gia đình đi cùng thuyền. Nhà nó hơn mười người được chia hai trái. Mẹ nó cẩn thận cắt ra từng lát mỏng chia đều cho cả nhà. Hương vị thơm ngon của trái táo vẫn còn nguyên trong ký ức nó tới bây giờ. Trước khi đi ngủ, nó không quên ghi vài dòng vào cuốn nhật ký: Ngày 10 tháng 7 /1979 : Kho đen.
Đầu tháng 8, 1979, nó cùng gia đình chuyển đến trại tị nạn Shamshuipo. Cũng trong tháng này, phó tổng thống Mỹ Walter Mondale tới trai tị nạn nói chuyện, an ủi thuyền nhân. Một thành viên đứng kế bên phó tổng thống đã cúi xuống đưa tay bế một em bé tị nạn lẫm chẫm đứng cạnh mẹ. Ông cưòi vui và nựng nịu em bé ngây thơ này. Thái độ thông cảm, chia sẻ, gần gũi cùng với thông điệp đón nhận tị nạn của ông phó tổng thống một nước mạnh nhất thế giới như cơn gió mát xua tan hết ngột ngạt, lo âu của mọi thuyền nhân trong những mái tôn nóng hầm hập ở trại tị nạn Shamshuipo.
Nó đã nhìn thấy ánh sáng chói lọi bên kia bờ đại dương. Những người Mỹ không cùng màu da, tiếng nói đã mở rộng vòng tay nhân ái mang đến cho " Người Việt gốc Hoa" tình thương và mái ấm gia đình mà họ đang tìm kiếm. Như tất cả mọi người tị nạn khác, nó đã nhìn thấy tương lai rộng mở cho mình .
Nhật ký "Người Việt gốc Hoa" của nó khép lại với dòng chữ: "Ngày 2 tháng 1, 1980. Cả nhà bay sang Canada.
Saturday, April 16, 2011
Mưa
Dương Ngọc Uyên
Mưa về phố nhỏ ngậm ngùi
Cung đàn phiêu dạt ngọt bùi mưa ơi
Bạn bè đôi đứa đôi nơi
Có cùng mưa-về với tôi một chiều
Vẫn đây phố nhỏ thương yêu
Vẫn hàng me của thời kiêu xanh chờ
Mưa gieo đầm đậm hạt thơ
Tháng năm góp nhặt bây giờ tặng nhau
Tình nhân thế dẫu còn đau
Một niềm tin thủa ban đầu nào phai
Mưa về,phố nhỏ-chờ ai !
Dương Ngọc Uyên
Mưa về phố nhỏ ngậm ngùi
Cung đàn phiêu dạt ngọt bùi mưa ơi
Bạn bè đôi đứa đôi nơi
Có cùng mưa-về với tôi một chiều
Vẫn đây phố nhỏ thương yêu
Vẫn hàng me của thời kiêu xanh chờ
Mưa gieo đầm đậm hạt thơ
Tháng năm góp nhặt bây giờ tặng nhau
Tình nhân thế dẫu còn đau
Một niềm tin thủa ban đầu nào phai
Mưa về,phố nhỏ-chờ ai !
Xăng Lên Giá
Lần được làm chủ chiếc xe hơi đầu tiên , tôi đã rất thận trọng khi chọn mua xe Nhật vì loại xe này “ ngốn” xăng ít . Lúc đó, giá xăng thường thường ở mức 32 cent một lít . Cây xăng có hai khu vực dành cho khách. Khu vực tự phục vụ thì lái xe tự rót xăng cho mình và giá tiền ở cột xăng này thấp hơn giá tiền ớ cột cần nhân viên trạm xăng phục vụ ! Hình như giá tiền chênh lệch không đáng kể nên tôi thấy hầu như các tài xế chọn người phục vụ . Tôi cũng không ngoại lệ ! Một phần cũng hơi ngại “ nữ nhi thường tình”, chân đi giầy cao gót mà đứng rót xăng trông “ ngứa mắt” làm sao ấy ! Đúng là kiểu “ Con nhà lính tính nhà quan” cấp bậc binh nhì mà đòi ăn chế độ tiểu táo ! Lúc đó, tôi đang làm ở hãng điện tử với chức vụ : “ Assembly” Nếu tính về thang bậc chức vụ, nghề nghiệp , bằng cấp … trong hãng thì tôi đứng cao nhất kể từ dưới lên ! Vậy mà vẫn ung dung chờ người phục vụ ! Nhưng thực tế thì sự chênh lệch mức tiền có thể coi là không đáng kể ở cái thời điểm vàng son của nền kinh tế chẳng khiến cho mọi người phải quan tâm . Nhất là lúc trời mùa đông lạnh giá phải “ dời gót ngọc” ra khỏi xe, đứng khơi khơi tới gần 10 phút đổ đầy bình xăng thì quả là một thách đố ! Vậy nên thấy người ta cứ ngồi trong xe thì mình cũng ngồi cho nhàn thân ! Vả lại, nhân viên trạm xăng nhanh nhen và chuyên nghiệp lắm , thời gian họ làm việc nhanh hơn mình , tội gì không phó mặc cho họ làm. Mình ngồi trong xe ngắm trời ngắm đất rồi “ Móc ví” đưa họ là xong ! Hoá đơn sẽ được đưa lại tận tay kèm theo nụ cười và câu cám ơn “ cho không biếu không” hoàn toàn tự nguyện dù ta có cho tip hay không. Dĩ nhiên, cách phục vụ như vậy thì ai cũng muốn tặng họ chút đỉnh. Vui lòng người mà rộn rã cả lòng ta ! Mà giá xăng lúc đó gần như cố định, cứ vài chục xu một lít . Rót đầy bình loại xăng tốt chưa tới $ 20.00. Bây giờ thì “ Thời oanh liệt nay còn đâu” ! Giá xăng đã vượt quá mức một đô từ lâu rồi ! Nhớ lại cái giai đoạn báo chí còn phấp phỏng bình luận lo gía xăng lên tới mức một đô đã là dĩ vãng ! Rót đầy một bình xăng bây giờ cứ trên $ 45.00 đô tự mình phục vụ mình ! Hình như cái dịch vụ nhân viên rót xăng đã trở thành lạc hậu ? Trạm xăng nào cũng đề biển to tướng Self serve ! Tôi thì không quan tâm nhìn bảng giá xăng cho mệt ( Vẫn kiểu con nhà lính tính nhà quan mà ) ! Chỉ liếc mắt nhìn thiên hạ rót xăng thôi ! Kinh nghiệm của tôi cứ chạy ngang cột xăng mà thấy đông xe rót thì mau mau ghé vào rót cho xe mình ! Những người lái xe khác tinh mắt hơn tôi đã phát hiện được giá xăng đang xuống ! Cứ nhìn họ làm gì thì mình cũng “ sao y bản chính” đảm bảo “ trăm phát trăm trúng” ! Đừng bỏ lỡ cơ hội.Có bận thấy đông người , nhìn bảng giá mà tiếc hùi hụi vì xe mình mới rót còn đầy nguyên ! Không lẽ đổ đi để rót bình mới với giá rẻ ? Tính ra, tôi đã rót đắt mất mỗi lít xăng một xu rưỡi các cụ ạ ! Vậy mà tiếc rẻ mất cả ngày !
Lần được làm chủ chiếc xe hơi đầu tiên , tôi đã rất thận trọng khi chọn mua xe Nhật vì loại xe này “ ngốn” xăng ít . Lúc đó, giá xăng thường thường ở mức 32 cent một lít . Cây xăng có hai khu vực dành cho khách. Khu vực tự phục vụ thì lái xe tự rót xăng cho mình và giá tiền ở cột xăng này thấp hơn giá tiền ớ cột cần nhân viên trạm xăng phục vụ ! Hình như giá tiền chênh lệch không đáng kể nên tôi thấy hầu như các tài xế chọn người phục vụ . Tôi cũng không ngoại lệ ! Một phần cũng hơi ngại “ nữ nhi thường tình”, chân đi giầy cao gót mà đứng rót xăng trông “ ngứa mắt” làm sao ấy ! Đúng là kiểu “ Con nhà lính tính nhà quan” cấp bậc binh nhì mà đòi ăn chế độ tiểu táo ! Lúc đó, tôi đang làm ở hãng điện tử với chức vụ : “ Assembly” Nếu tính về thang bậc chức vụ, nghề nghiệp , bằng cấp … trong hãng thì tôi đứng cao nhất kể từ dưới lên ! Vậy mà vẫn ung dung chờ người phục vụ ! Nhưng thực tế thì sự chênh lệch mức tiền có thể coi là không đáng kể ở cái thời điểm vàng son của nền kinh tế chẳng khiến cho mọi người phải quan tâm . Nhất là lúc trời mùa đông lạnh giá phải “ dời gót ngọc” ra khỏi xe, đứng khơi khơi tới gần 10 phút đổ đầy bình xăng thì quả là một thách đố ! Vậy nên thấy người ta cứ ngồi trong xe thì mình cũng ngồi cho nhàn thân ! Vả lại, nhân viên trạm xăng nhanh nhen và chuyên nghiệp lắm , thời gian họ làm việc nhanh hơn mình , tội gì không phó mặc cho họ làm. Mình ngồi trong xe ngắm trời ngắm đất rồi “ Móc ví” đưa họ là xong ! Hoá đơn sẽ được đưa lại tận tay kèm theo nụ cười và câu cám ơn “ cho không biếu không” hoàn toàn tự nguyện dù ta có cho tip hay không. Dĩ nhiên, cách phục vụ như vậy thì ai cũng muốn tặng họ chút đỉnh. Vui lòng người mà rộn rã cả lòng ta ! Mà giá xăng lúc đó gần như cố định, cứ vài chục xu một lít . Rót đầy bình loại xăng tốt chưa tới $ 20.00. Bây giờ thì “ Thời oanh liệt nay còn đâu” ! Giá xăng đã vượt quá mức một đô từ lâu rồi ! Nhớ lại cái giai đoạn báo chí còn phấp phỏng bình luận lo gía xăng lên tới mức một đô đã là dĩ vãng ! Rót đầy một bình xăng bây giờ cứ trên $ 45.00 đô tự mình phục vụ mình ! Hình như cái dịch vụ nhân viên rót xăng đã trở thành lạc hậu ? Trạm xăng nào cũng đề biển to tướng Self serve ! Tôi thì không quan tâm nhìn bảng giá xăng cho mệt ( Vẫn kiểu con nhà lính tính nhà quan mà ) ! Chỉ liếc mắt nhìn thiên hạ rót xăng thôi ! Kinh nghiệm của tôi cứ chạy ngang cột xăng mà thấy đông xe rót thì mau mau ghé vào rót cho xe mình ! Những người lái xe khác tinh mắt hơn tôi đã phát hiện được giá xăng đang xuống ! Cứ nhìn họ làm gì thì mình cũng “ sao y bản chính” đảm bảo “ trăm phát trăm trúng” ! Đừng bỏ lỡ cơ hội.Có bận thấy đông người , nhìn bảng giá mà tiếc hùi hụi vì xe mình mới rót còn đầy nguyên ! Không lẽ đổ đi để rót bình mới với giá rẻ ? Tính ra, tôi đã rót đắt mất mỗi lít xăng một xu rưỡi các cụ ạ ! Vậy mà tiếc rẻ mất cả ngày !
Tuesday, April 12, 2011
Tiền Mỹ, Tiền Canada
Minh Thành
Tiền Canada vẫn lên và hôm nay , đổi 1 đô tiền Canada sẽ được “Ẵm” về 1.0408 tiền Mỹ ( con số này vẫn lên xuống từng phút nhưng dường như mức lên vẫn thắng thế ) . Có vẻ như điều đó đưa lại nhiều hứa hẹn mùa hè này dân Canada sẽ ưu tiên nghỉ hè bên Mỹ hơn và như vậy về mặt kinh tế, Canada bị lỗ về khoản du lịch vì tiền Canada cao giá hơn ! Ngược lại, dân Mỹ sẽ cân nhắc có nên nghỉ hè tại xứ anh bạn láng giềng Canada hay đi những nơi khác rẻ hơn như Cu ba chẳng hạn ! Tiền lên có mặt lợi nhưng cũng không hẳn vì lại có những cái thiệt thòi nhất là về mặt thương mại trao đổi giữa hai bên ! Ô hay, tôi như con vẹt nhắc lại những gì mình được nghe người ta nói chứ có chút kiến thức nào về kinh tế ngân hàng đâu mà dám lạm bàn ! Chẳng qua vừa ra ngân hàng thì gặp cô nhân viên người Việt, cô hỏi tôi có sang biên giới mua hàng thì đi đi , tiền Mỹ đang xuống giá, mình qua đó sắm đồ đã lắm ! Em vừa đi New york về , sài tiền mình đã luôn !
Minh Thành
Tiền Canada vẫn lên và hôm nay , đổi 1 đô tiền Canada sẽ được “Ẵm” về 1.0408 tiền Mỹ ( con số này vẫn lên xuống từng phút nhưng dường như mức lên vẫn thắng thế ) . Có vẻ như điều đó đưa lại nhiều hứa hẹn mùa hè này dân Canada sẽ ưu tiên nghỉ hè bên Mỹ hơn và như vậy về mặt kinh tế, Canada bị lỗ về khoản du lịch vì tiền Canada cao giá hơn ! Ngược lại, dân Mỹ sẽ cân nhắc có nên nghỉ hè tại xứ anh bạn láng giềng Canada hay đi những nơi khác rẻ hơn như Cu ba chẳng hạn ! Tiền lên có mặt lợi nhưng cũng không hẳn vì lại có những cái thiệt thòi nhất là về mặt thương mại trao đổi giữa hai bên ! Ô hay, tôi như con vẹt nhắc lại những gì mình được nghe người ta nói chứ có chút kiến thức nào về kinh tế ngân hàng đâu mà dám lạm bàn ! Chẳng qua vừa ra ngân hàng thì gặp cô nhân viên người Việt, cô hỏi tôi có sang biên giới mua hàng thì đi đi , tiền Mỹ đang xuống giá, mình qua đó sắm đồ đã lắm ! Em vừa đi New york về , sài tiền mình đã luôn !
Sunday, April 10, 2011
Tiệm Donut Và Người Anh Họ
Vinh
Dịp đi Calgary ăn cưới người quen làm cùng sở, tôi ghé thăm người anh con bác ruột ở dưới đó. Kể từ khi lập nghiệp tại đây, anh vẫn thỉnh thoảng gọi điện nói chuyện thăm hỏi với người anh lớn trong gia đình tôi nhưng chúng tôi chưa đi thăm nhà nhau vì xa xôi cũng có , bận rộn cũng có . Hơn nữa, nơi anh họ tôi ở cũng chẳng có gì hấp dẫn tới mức độ có thể lôi cuốn mình phải hy sinh những ngày nghỉ lễ , phép hiếm hoi ! Thiếu gì nơi gần hơn còn chưa đi thăm thú hết . Thời gian cứ vùn vụt trôi chốc lát đã hàng chục năm ai cũng mải lo toan cho cuộc sống gia đình . Cũng may tiện dịp dự đám cưới thì ghé thăm anh . Lần chót gặp nhau ở Việt nam tôi còn là cậu nhóc 13 tuổi còn anh đã có gia đình và ba con nhỏ. Trong dòng họ bên nội tôi, anh là người rất tình cảm . Tôi nhớ lần nào anh đến chơi hoặc gia đình tôi xuống nhà anh chơi , anh cũng cho tôi quà. Khi thì cái kẹo, cái bánh. khi thì vài đồng hào lẻ… Chị gái tôi học sư phạm gần nơi gia đình anh ở nói mỗi lần đạp xe về nhà chơi gặp anh ngoài phồ thế nào anh cũng lôi về nhà bắt ăn cơm rồi gói ghém quà cho chị mang về trường : “Ăn cho đỡ đói chứ ở trường ăn uống kham khổ lắm” !Chị bảo lúc chị dắt xe ra về, anh ân cần tiễn chị ra tới ngoài đường rồi lại cho chị tiền , thường là 5 đồng ( một số tiền tương đối lớn của thời gian đó). Dù mức sống của gia đình anh cũng chỉ trung bình . Bây giờ, khi đã lập gia đình và có một con, tôi mới có dịp tới thăm lại anh. Vẫn giữ nguyên trong trí nhớ hình ảnh của người anh họ đáng mến ngày xưa, tôi tới thăm anh mà không báo trước. Biết giờ này anh đang ở nơi làm việc nên tôi đi thẳng tới tiệm Donut của anh (Sau hơn mười năm làm việc cần mẫn, anh đã học được nghề cũng như tích lũy được số vốn, anh mua lại chính tiệm đó khi ông chủ cũ về hưu) . Nghề này, theo anh nói vất vả nhưng cũng kiếm ăn được. ( Nghề nào mà dính dáng đến ăn uống cũng đều vất vả nhưng công được bù lại bằng nhà cao cửa rộng, kinh tế ổn định và con cái có điều kiện theo học đến nơi đến chốn) Anh còn hỏi gia đình tôi có ai muốn mở tiệm thì anh sẽ giúp về kinh nghiệm , dạy nghề.. . Thú thực, nghe cũng thích nhưng ngại vất vả . Mình cũng có công ăn việc làm ổn định nên rồi cũng không hào hứng lắm. Rồi công việc lôi cuốn , gia đình tôi cũng chỉ thỉnh thoảng gọi phone nói chuyện vào những dịp lễ tết với anh mà việc này đều do anh trai tôi đảm nhiệm. Vào tiệm, đinh ninh sẽ gặp ông anh trong vai trò ông chủ bệ vệ điều khiển nhân viên làm việc vì bên ngoài nhìn tiệm khá lớn . Ai ngờ vào trong chỉ thấy mấy cô nhân viên da trắng tóc vàng đang bận tíu tít . Lòng đầy nghi ngờ sinh ra nghi ngại hay là vào nhầm ? Hay là… ! ? Cô nhân viên vừa tươi cười hỏi: “ May I help you” ? Tôi cũng đánh bài liều lên gân: “ Cho tôi gặp ông chủ” . Cô vui vẻ dẫn tôi ngồi xuống một cái bàn trống nói tôi đợi, cô sẽ thông báo ông chủ biết. Khi cô quay trở lại , đi theo sau cô là một ông tóc bạc gần nửa, mặc cái tạp dề trắng , đội mũ thợ nấu. Tay chân vẫn còn vương bụi bột trắng toát . Cô nhân viên lịch sự giới thiệu tôi với ông chủ mà thoạt nhìn, tôi đã nhận ra ông anh của mình . Anh chào tôi và hỏi bằng thứ tiếng Anh gượng gạo: “ Tôi có thể giúp anh điều gì” ? Máu tếu nổi lên , tôi hỏi lại cũng bằng tiếng Anh: “Ông có biết nói tiếng Hoa” ? Anh trả lời “ Yes” rồi tôi lại tiếp : “Ông có biết nói tiếng Pháp” ? Anh trả lời không và tỏ ra hơi sôt ruột ! Tôi lại thủng thẳng : “Ông biết nói tiếng Việt” ? Xem ra anh có vẻ bực mình nên câu trả lời bằng tiếng Việt của anh có vẻ nhấm nhẳng : “ Biết, mà cậu muốn gì thì nói thẳng ra, tôi đang rất bận ” ? “ Em muốn xin việc” ! Anh thẳng thắn “ Tiệm tôi hiện giờ chưa cần người” ! Biết anh vẫn chưa nhận ra, tôi ném hòn đá thăm dò : “ Em quê ở Quảng ninh , nhà ở ngã tư thị xã Uông bí . Mới đến đây chưa tìm được việc làm để nuôi gia đình nên việc gì cũng làm hết”! Anh nhìn tôi ngờ ngợ rồi bất ngờ dùng cả hai bàn tay vỗ bồm bộp lên vai tôi: “ Mày là thằng Vinh . Tao cũng nghi nghi nhưng sao bây giờ mày lém thế” ? “ Thì ngày xưa, em còn nhóc con nên làm sao được nói chuyện tay đôi với anh ” ! Rồi anh em rối rít ôn chuyện cũ trong cảm động . Anh nhờ cô nhân viên đưa “ cây nhà lá vườn” gồm Donuts và cà phê đãi tôi . Lưu luyến mãi cũng phải chia tay . Ông anh họ tôi vẫn tình cảm như xưa , tiễn tôi ra cửa, anh nhắc tôi cố gắng dành thời gian đến thăm gia đình anh. Rồi đột ngột , anh cầm tay tôi, nhét vào lòng bàn tay tờ bạc $ 100.00 dollars, anh nói: “ Bây giờ, tao biết mày không cần nhưng tao vẫn coi mày như thằng em nhỏ ngày xưa ở Việt nam”. Rất cảm động nhưng tôi vẫn tếu lại: “ Em cần chứ , anh còn nữa cho em xin”. Anh cười , đuôi mắt đã có nhiều nếp nhăn . Ánh mắt tinh anh không còn linh hoạt như xưa nhưng tình cảm của anh dành cho những đứa em vẫn nguyên vẹn không hề sứt mẻ theo thời gian
Vinh
Dịp đi Calgary ăn cưới người quen làm cùng sở, tôi ghé thăm người anh con bác ruột ở dưới đó. Kể từ khi lập nghiệp tại đây, anh vẫn thỉnh thoảng gọi điện nói chuyện thăm hỏi với người anh lớn trong gia đình tôi nhưng chúng tôi chưa đi thăm nhà nhau vì xa xôi cũng có , bận rộn cũng có . Hơn nữa, nơi anh họ tôi ở cũng chẳng có gì hấp dẫn tới mức độ có thể lôi cuốn mình phải hy sinh những ngày nghỉ lễ , phép hiếm hoi ! Thiếu gì nơi gần hơn còn chưa đi thăm thú hết . Thời gian cứ vùn vụt trôi chốc lát đã hàng chục năm ai cũng mải lo toan cho cuộc sống gia đình . Cũng may tiện dịp dự đám cưới thì ghé thăm anh . Lần chót gặp nhau ở Việt nam tôi còn là cậu nhóc 13 tuổi còn anh đã có gia đình và ba con nhỏ. Trong dòng họ bên nội tôi, anh là người rất tình cảm . Tôi nhớ lần nào anh đến chơi hoặc gia đình tôi xuống nhà anh chơi , anh cũng cho tôi quà. Khi thì cái kẹo, cái bánh. khi thì vài đồng hào lẻ… Chị gái tôi học sư phạm gần nơi gia đình anh ở nói mỗi lần đạp xe về nhà chơi gặp anh ngoài phồ thế nào anh cũng lôi về nhà bắt ăn cơm rồi gói ghém quà cho chị mang về trường : “Ăn cho đỡ đói chứ ở trường ăn uống kham khổ lắm” !Chị bảo lúc chị dắt xe ra về, anh ân cần tiễn chị ra tới ngoài đường rồi lại cho chị tiền , thường là 5 đồng ( một số tiền tương đối lớn của thời gian đó). Dù mức sống của gia đình anh cũng chỉ trung bình . Bây giờ, khi đã lập gia đình và có một con, tôi mới có dịp tới thăm lại anh. Vẫn giữ nguyên trong trí nhớ hình ảnh của người anh họ đáng mến ngày xưa, tôi tới thăm anh mà không báo trước. Biết giờ này anh đang ở nơi làm việc nên tôi đi thẳng tới tiệm Donut của anh (Sau hơn mười năm làm việc cần mẫn, anh đã học được nghề cũng như tích lũy được số vốn, anh mua lại chính tiệm đó khi ông chủ cũ về hưu) . Nghề này, theo anh nói vất vả nhưng cũng kiếm ăn được. ( Nghề nào mà dính dáng đến ăn uống cũng đều vất vả nhưng công được bù lại bằng nhà cao cửa rộng, kinh tế ổn định và con cái có điều kiện theo học đến nơi đến chốn) Anh còn hỏi gia đình tôi có ai muốn mở tiệm thì anh sẽ giúp về kinh nghiệm , dạy nghề.. . Thú thực, nghe cũng thích nhưng ngại vất vả . Mình cũng có công ăn việc làm ổn định nên rồi cũng không hào hứng lắm. Rồi công việc lôi cuốn , gia đình tôi cũng chỉ thỉnh thoảng gọi phone nói chuyện vào những dịp lễ tết với anh mà việc này đều do anh trai tôi đảm nhiệm. Vào tiệm, đinh ninh sẽ gặp ông anh trong vai trò ông chủ bệ vệ điều khiển nhân viên làm việc vì bên ngoài nhìn tiệm khá lớn . Ai ngờ vào trong chỉ thấy mấy cô nhân viên da trắng tóc vàng đang bận tíu tít . Lòng đầy nghi ngờ sinh ra nghi ngại hay là vào nhầm ? Hay là… ! ? Cô nhân viên vừa tươi cười hỏi: “ May I help you” ? Tôi cũng đánh bài liều lên gân: “ Cho tôi gặp ông chủ” . Cô vui vẻ dẫn tôi ngồi xuống một cái bàn trống nói tôi đợi, cô sẽ thông báo ông chủ biết. Khi cô quay trở lại , đi theo sau cô là một ông tóc bạc gần nửa, mặc cái tạp dề trắng , đội mũ thợ nấu. Tay chân vẫn còn vương bụi bột trắng toát . Cô nhân viên lịch sự giới thiệu tôi với ông chủ mà thoạt nhìn, tôi đã nhận ra ông anh của mình . Anh chào tôi và hỏi bằng thứ tiếng Anh gượng gạo: “ Tôi có thể giúp anh điều gì” ? Máu tếu nổi lên , tôi hỏi lại cũng bằng tiếng Anh: “Ông có biết nói tiếng Hoa” ? Anh trả lời “ Yes” rồi tôi lại tiếp : “Ông có biết nói tiếng Pháp” ? Anh trả lời không và tỏ ra hơi sôt ruột ! Tôi lại thủng thẳng : “Ông biết nói tiếng Việt” ? Xem ra anh có vẻ bực mình nên câu trả lời bằng tiếng Việt của anh có vẻ nhấm nhẳng : “ Biết, mà cậu muốn gì thì nói thẳng ra, tôi đang rất bận ” ? “ Em muốn xin việc” ! Anh thẳng thắn “ Tiệm tôi hiện giờ chưa cần người” ! Biết anh vẫn chưa nhận ra, tôi ném hòn đá thăm dò : “ Em quê ở Quảng ninh , nhà ở ngã tư thị xã Uông bí . Mới đến đây chưa tìm được việc làm để nuôi gia đình nên việc gì cũng làm hết”! Anh nhìn tôi ngờ ngợ rồi bất ngờ dùng cả hai bàn tay vỗ bồm bộp lên vai tôi: “ Mày là thằng Vinh . Tao cũng nghi nghi nhưng sao bây giờ mày lém thế” ? “ Thì ngày xưa, em còn nhóc con nên làm sao được nói chuyện tay đôi với anh ” ! Rồi anh em rối rít ôn chuyện cũ trong cảm động . Anh nhờ cô nhân viên đưa “ cây nhà lá vườn” gồm Donuts và cà phê đãi tôi . Lưu luyến mãi cũng phải chia tay . Ông anh họ tôi vẫn tình cảm như xưa , tiễn tôi ra cửa, anh nhắc tôi cố gắng dành thời gian đến thăm gia đình anh. Rồi đột ngột , anh cầm tay tôi, nhét vào lòng bàn tay tờ bạc $ 100.00 dollars, anh nói: “ Bây giờ, tao biết mày không cần nhưng tao vẫn coi mày như thằng em nhỏ ngày xưa ở Việt nam”. Rất cảm động nhưng tôi vẫn tếu lại: “ Em cần chứ , anh còn nữa cho em xin”. Anh cười , đuôi mắt đã có nhiều nếp nhăn . Ánh mắt tinh anh không còn linh hoạt như xưa nhưng tình cảm của anh dành cho những đứa em vẫn nguyên vẹn không hề sứt mẻ theo thời gian
Wednesday, April 6, 2011
Trại Hè
Hội Phố
Tôi rất mê cắm trại . Nhớ hồi còn nhỏ , tôi không bỏ qua buổi cắm trại nào của trường, lớp. Tuổi trẻ lúc đó không có nhiều phương tiện giải trí đa dạng như bây giờ nên cắm trại cũng gần như một thú vui xa xỉ . Mà lúc đó, để có một cái trại , chúng tôi phải dùng vỏ chăn bông quây . Chặt các cọc trại bằng tre đều nhau rồi quấn bằng các băng gíây đủ màu sặc sỡ . Dựng trại cũng phải có kỹ thuật để sao cho trại vững chãi, không bị lung lay và khi hạ trại, chỉ cần cầm một đầu dây rút mạnh thì toàn bộ nút buộc được rời hết ra cho công việc hạ trại nhanh, gọn . Thời gian cắm trại chỉ trong vòng một, hoặc hai ngày nhưng việc chuẩn bị kéo dài cả tháng vì cần tìm đủ các mảnh vỏ chăn có màu sắc hợp nhau cũng như trăm thứ lỉnh kỉnh khác … Một thú giải trí hết sức hấp dẫn cho tuổi trẻ . Ở đây, người ta cắm trại rất nhiều về mùa hè . Có nhóm do các bạn trẻ, có nhóm do hội đòan nhưng phần đông là gia đình . Lều trại đã được làm sẵn, gấp gọn ghẽ quẳng sau xe . Tới bãi cắm,ráp lại là xong . Hết sức gọn nhẹ lại đảm bảo. Mùa hè đang gần đến , tất cả mọi người bị “ nhôt” trong nhà mấy tháng mùa đông cảm thấy bó chân bó cẳng lắm rồi . Ai cũng sẵn sàng tung cánh bay đi câu cá, đi bơi, vào rừng hít thở không khí trong lành . Và ngủ qua đêm ngoài thiên nhiên dưới mái lều cắm trại. Ai không muốn đi xa thì đi mua một cái trai kiểu mới mẫu mã đơn giản, đẹp mắt dựng ngay sau vườn nhà rồi vác chăn , gối ra ngoài vườn ngủ trong đó cũng có một cảm giác lạ như đi cắm trại vậy . Người lớn cũng cần cái mới lạ cho khác với sinh hoạt đều đặn thường ngày. Còn trẻ con thì khỏi nói, chúng rất vui với cái trại dựng ngay sau vườn trong mùa hè và đảm bảo chúng sẽ dành tất cả thời gian nghỉ hè ngoài vườn cũng như tụ họp bạn cùng lớp chung vui mà quên hẳn cái nhà chính của mình. Mùa hè dành cho các thú vui, giải trí ngoài trời. Các thương gia đã nhắc nhở khách hàng của mình bằng những mẫu mã trai dựng sau vườn nhà đơn giản, dẹp mắt, tiện lợi thích hợp cho trẻ nhỏ chơi sau vườn , cũng như người lớn sử dụng làm nơi “trà đàm” để hưởng không khí trong lành của thiên nhiên.sau một mùa đông dài dằng dặc
Saturday, April 2, 2011
Thuốc Trường Sinh Bất Tử
Minh Thành
Ngày cá tháng tư năm nay , bạn Nam Nguyễn, một bạn đọc của Viet-Ca vốn có trí tưởng tượng phong phú đã gửi bài viết về” Thuốc trường sinh bất tử được chế tạo thành công.” Rất nhiều bạn đọc thắc mắc về nhóm chế tạo, ở đâu , giá tiền… Rất tiếc, Viet-Ca không thể trả lời được những câu hỏi đó vì đây chỉ là một trong những ước mơ của Nam Nguyễn và anh chỉ có thể biến nó thành hiện thực trong ngày Cá tháng tư mà thôi . Nhưng biết đâu , trong tương lai, loài người sẽ tìm ra loại thuốc đó ? Vấn đề chỉ là thời gian. Xin cám ơn những ưu ái của bạn đã dành cho blog Viet-Ca.
Minh Thành
Ngày cá tháng tư năm nay , bạn Nam Nguyễn, một bạn đọc của Viet-Ca vốn có trí tưởng tượng phong phú đã gửi bài viết về” Thuốc trường sinh bất tử được chế tạo thành công.” Rất nhiều bạn đọc thắc mắc về nhóm chế tạo, ở đâu , giá tiền… Rất tiếc, Viet-Ca không thể trả lời được những câu hỏi đó vì đây chỉ là một trong những ước mơ của Nam Nguyễn và anh chỉ có thể biến nó thành hiện thực trong ngày Cá tháng tư mà thôi . Nhưng biết đâu , trong tương lai, loài người sẽ tìm ra loại thuốc đó ? Vấn đề chỉ là thời gian. Xin cám ơn những ưu ái của bạn đã dành cho blog Viet-Ca.
Friday, April 1, 2011
Chế tạo thành công thuốc trường sinh bất tử
Nam Nguyễn
Một nhóm sinh viên trẻ đã chế tạo thành công thuốc trường sinh bất tử . Một loại thuốc tưởng không bao giờ có thể tạo được và là ước mơ của mọi người. Thuốc được bào chế từ hai thành phần chính là tinh chất của một loài động vật sống lâu năm và rễ cây của một loài thực vật có tuổi thọ ngàn năm. Hiện thuốc mới được chế tạo rất hạn chế và giá tiền rất đắt. Nhà sản xuất dự định sẽ đưa vào sản xuất đại trà nếu được sự đón nhận của người mua.
Nam Nguyễn
Một nhóm sinh viên trẻ đã chế tạo thành công thuốc trường sinh bất tử . Một loại thuốc tưởng không bao giờ có thể tạo được và là ước mơ của mọi người. Thuốc được bào chế từ hai thành phần chính là tinh chất của một loài động vật sống lâu năm và rễ cây của một loài thực vật có tuổi thọ ngàn năm. Hiện thuốc mới được chế tạo rất hạn chế và giá tiền rất đắt. Nhà sản xuất dự định sẽ đưa vào sản xuất đại trà nếu được sự đón nhận của người mua.
Subscribe to:
Posts (Atom)