Thursday, June 30, 2011

Thành Tích Của Con Là Niềm Hạnh Phúc Của Cha Mẹ

Minh Thành

Hầu như các bậc làm cha, mẹ . ai cũng mong con mình ngoan , học giỏi , ai cũng hy vọng một tương lai tưoi sáng cho con cái mình. Mong khi còn nhỏ, chúng chăm ngoan, học giỏi biết nghe lời cha mẹ dạy bảo , là học trò tốt ở học đường. Mong chúng trưởng thành , vào đại học . Xong đại học mong chúng kiếm được công việc tốt rồi lập gia đình với người tương xứng… Đó là tôi muốn nói đại đa số các bậc cha mẹ có suy nghĩ như vậy. Một số nhỏ khác còn kỳ vọng vào những điều cao xa hơn ! Tôi chỉ muốn đề cập đến những ước mơ bình thường nhất là nuôi được con ăn học nên người. Bình thường nhưng không dễ ! Mình muốn và có đủ điều kiện nhưng đứa trẻ không muốn thì sao ? Rồi nữa , Đứa trẻ có đủ khả năng làm điều đó không ? Bên cạnh đó , nếu hoàn cảnh cha mẹ quá nghèo không đủ khả năng hoặc tệ hơn, đứa trẻ phải làm việc từ nhỏ để góp phần nuôi gia đình cùng bố mẹ nên không có khả năng đến trường ? Thế nên , không phải ai cũng đủ điều kiện thực hiện ước mơ của mình.
Nơi tôi ở, vấn đề mưu sinh của cha mẹ thường ít ảnh hưởng mạnh đến con cái khi chúng ở lứa tuổi vào đại học, cao đẳng . Phần lớn, bọn trẻ tự túc học phí bằng cách đi làm mùa hè hoặc vừa học, vừa làm. Em nào học giỏi được học bổng và đi làm Co-op thì khả năng chi trả đứt tiền học phí trong khi đang còn học là rất cao. Nếu không, các em được vay tiền học không tính lãi trong suốt quá trình học . Họ chỉ tính lãi sau khi em đã tốt nghiệp đại học sau một thời gian hình như sáu tháng ? ( Tôi không nhớ chính xác) . Dĩ nhiên, sau khi tốt nghiệp, các em lao vào kiếm việc nên vấn đề “trả nợ” tiền học không phải là vấn đề khó khăn . Nhìn chung , phần lớn các em trong gia đình người Việt ở đây có lợi thế là được sự giúp đỡ tận tình của cha mẹ trong việc trang trải chi phí học hành . Vấn đề quan trọng là các em có thành người tốt như cha mẹ kỳ vọng không lại nằm trong tay của các em.
Tôi được biết một bà mẹ và ông bố hạnh phúc dù họ chỉ có một cuộc sống bình thường. Họ lập nghiệp với đôi bàn tay trắng . Họ từng là những người có chút ít học thức ở quê nhà nhưng tại quê hương mới , trình độ của họ lại quay về khởi điểm ban đầu. Họ miệt mài làm việc, những việc dành cho người lao động. Công sức của họ đã được đền bù xứng đáng. Các con họ đã trưởng thành . Sự trưởng thành của chúng làm họ ngạc nhiên đến ngỡ ngàng khi tất cả đều dành được học bổng ở trường đại học . Tốt nghiệp , người thì làm cho chính phủ liên bang . Người thì làm ở tổ hợp Kỹ sư . Cha mẹ vào xem trang Web của những nơi các con làm mà không tin nổi con mình đang ở một vị trí mà họ không dám mơ . Có thời gian rảnh rỗi hơn khi các con đã trưởng thành . Họ đọc báo và giật mình khi thấy nhiều trường hợp khi con cái hư hỏng , người ta cứ đổ lỗi lên đầu cha mẹ là mải làm không để ý chăm sóc con mới ra nông nỗi ? Các bạn trẻ ơi , các bạn có biết những ông bố bà mẹ vất vả ngày đêm làm việc nuôi gia đình . Họ đã không đủ thời gian dành cho cả giấc ngủ của họ . Họ vì miếng cơm, manh áo của gia đình và nhất là vì tương lai tươi sáng của con mình . Họ quên họ mà chỉ nghĩ đến các con ! Họ có đáng bị trách móc không ? Ông bố, Bà mẹ hạnh phúc của mấy người con đã thành công trong học tập và thành danh trong sự nghiệp này chính là những người ít có thời gian dành cho con cái nhất. Đừng nên trách móc cha mẹ mà hãy tự hỏi mình đã làm gì để xứng đáng với những hy sinh cha mẹ đã dành cho con cái.
Bà mẹ hạnh phúc trong câu chuyện này muốn chia sẻ với chúng ta niềm vui khi bà dọn phòng cho cậu con kỹ sư . Bà đã thấy rất nhiều Medals mà cậu đã dành được trong các môn thể thao cũng như thành tích học ở trường mà thời gian khi cậu còn nhỏ, bà đã không có thời gian để chiêm ngưỡng và tự hào về nó . Những kỷ vật này tuy nhỏ đối với các bạn trẻ ở lứa tuổi cậu nhưng lại là món quà vô giá và niềm hạnh phúc vô biên cũng như kỳ vọng của hầu hết các bậc cha mẹ.
Mùa hè , mùa nghỉ của tuổi hoa phượng . Chúc các bạn trẻ một mùa hè vui vẻ, sung sức để chuẩn bị vào năm học mới với niềm tin : Mình sẽ là người đưa cha mẹ trở thành những người hạnh phúc nhất thế gian . Điều đó nằm ngay trong tay bạn đó , các bạn tuổi học trò































































































































































































No comments:

Post a Comment