Good Friday
Chinatown ngày Easter Sunday
Ngày Good Friday là ngày lễ nên tất cả mọi người dù có đi làm cho chính phủ hay không cũng đều được nghỉ . Riêng ngày thứ hai Easter Monday chỉ dành riêng cho “ Dân” Government . Dân thường làm việc cho công ty , tư nhân… vẫn phải đi “cày” ! Tiệm Sushi vẫn mở cửa
Thế mà tôi lại quên bẵng ngày Easter Sunday ! Chủ nhật ăn sáng xong liền chạy đến tiệm Michael để mua vài thứ vật dụng lặt vặt ! Thấy đường xá vắng ngắt xe chạy đã hơi nghi nghi nhưng vẫn chủ quan cho rằng mình đi quá sớm ! Ung dung vào bãi Parking của Plaza rộng mênh mông mà nhìn thấy chỉ có lèo tèo vài xe đậu ! Đèn trong các tiệm tắt ngúm ! Liếc ngang cũng thấy vài ông, bà “ Ngớ ngẩn” như mình đang thử mở cửa tiệm Walmart rồi đành thất vọng quay ra vì tiệm đóng cửa! Đỡ cho mình phải xuống xe mở thử vì chẳng lẽ mất công đến tận nơi mà không giật cửa một cái cho khỏi băn khoăn ! Tần ngần nửa ở nửa đi rồi tự nhiên đầu óc sáng bừng lên vì nhớ một nơi không bao giờ đóng cửa trừ ngày “Tết Ta” ! Nói đến đây thì ai cũng biết ở đâu rồi ! Đó chính là Chinatown.
Người đi lại đông như ngày thường
Chinatown ngày Easter Sunday vẫn mở cửa như những ngày bình thường khác ! Các nơi trong thành phố đóng cửa hết nên mọi người đổ dồn về Chinatown mua sắm. Mọi chỗ đậu xe dưới đường chật kín ! May mắn xe tôi vừa trờ tới thì một xe đang chuẩn bị đi ra ! Nếu cứ phải chạy lòng vòng tìm chỗ đậu xe thì chắc tôi đành bỏ cuộc! Trong siêu thị người xếp hàng chờ trả tiền đông nghẹt , mỗi hàng có tới 5, 6 người đứng! Một ngày lễ buôn may bán đắt..
Những ghi nhận, những cảm nghĩ về nhân tình thế thái sẽ được thể hiện ở trang Viet-Ca ( Việt nam -Canada )
Sunday, March 31, 2013
Saturday, March 23, 2013
Theo đúng lịch thì ngày 20 tháng ba năm nay là ngày đầu tiên
của mùa xuân năm 2013. Mùa Xuân, hai từ này thốt lên làm cho ai cũng thấy ấm
lòng khi mùa đông dài dằng dặng với gió lạnh và tuyết phủ kín còn mặt trời luôn
vắng bóng đã làm mọi người ngán tận cổ ! Thế nhưng ngày đầu tiên của mùa xuân
năm nay tuyết vẫn rơi . Tuy nhiên thỉnh thoảng trong ngày cũng có nắng . Những
hình ảnh kèm theo được chụp đúng ngày đầu của mùa xuân.
Thursday, March 21, 2013
KỶ NIỆM HỌC TRÒ
Tôi
sinh ra ỏ một vùng nửa nông thôn, nửa phố lẻ thành thị. Trừ con đường tráng
nhựa duy nhất nằm dọc thị trấn lèo tèo vài hàng quán, bến xe… có những xe vận
tải, xe buýt chở khách chạy qua mang một không khí văn minh phố phường còn lại
bọc quanh phố là những cánh đồng lúa bát
ngát với người nông dân quanh năm đi chân đất, quần sắn quá đầu gối ,vai vác
cày dong theo trâu ra đồng.. Những ngôi nhà may mắn nằm sát đường nhựa có đèn điện được gọi “phố” , ngoài ra, là nhà
quê tuốt. Dù phố hay quê, đều cùng chung nghe tiếng chó sủa hay tiếng gà gáy.
Cái ranh giới không có gì rõ rệt nhưng tính cách của bọn trẻ con chúng tôi lại
khác biệt lạ kỳ. Đi học, dân phố được xếp vào các lớp A ,B , dân quê thường là
C ,D… Lực học càng rõ hơn, dân phố láu lỉnh, lười học, thông minh bao nhiêu thì dân quê chất phác ,chịu khó, trầm lặng bấy nhiêu.
Thường thì dân quê học hết lớp 4 đã rụng quá nửa ở nhà giúp bố mẹ làm ruộng. Cố
lắm, một số học hết lớp 7 rồi đi học ở các trường dạy nghề bậc sơ, trung cấp.
Leo tới cấp 3 (lớp 8 đến lớp 10 ) lèo tèo vài mống là những “ tinh hoa” chắt
lọc của nhà quê
Dân phố lại khác. dốt, giỏi gì cũng phải cố được
bằng lớp 10, vào đại học ( mà phải là Y, Dược, Thương nghiệp …) Lúc đó, chúng
tôi tâm niệm :” Nhất Y nhì dược, tạm được bách khoa…” Nếu tôi không chủ quan thì hầu hết đều ghi
nguyện vọng số 1 là đại học Y khoa dù học giỏi, học dở, nhát gan, không dám
nhìn máu chảy…Tôi cũng không ngoại lệ. Nhưng trước khi được khoe khoang
với gia đình, họ hàng để có tờ đơn xin vào đại học ,chúng tôi phải vượt qua
nhiều cửa ải. Cửa ải đầu tiên là thi vào lớp 8. Tôi không rõ tỷ lệ tuyển sinh
vào lớp 8 thời gian đó là bao nhiêu mà chỉ nhớ khi đã đựơc học lớp 8, mỗi khi
ra ngoài đường thấy bà con ai cũng chỉ trỏ, trầm trồ bàn tán như một tấm gương sáng cho
con cái họ noi theo. Tuy cố ra vẻ tỉnh bơ nhưng cảm giác tự hào vẫn không giấu
được ở những cô cậu nhóc chuẩn bị bước sang tuổi 14,15 với niêm tin mãnh liệt
mình đang chinh phục cả thế giới
Đó là bề
ngoài, bề nổi của 1 cô cậu học trò cấp 3 lúc đó. Còn các thầy cô, khỏi nói cái
tư cách nghiêm trang đạo mạo của họ ra
sao khi tiếp xúc với phụ huynh. Tại thời điểm này, chúng tôi rất sợ thầy, cô và
phụ huynh thì kính trọng họ. Ngày tết, dù nghèo bao nhiêu, các bậc phụ huynh cũng
chọn những món quà quý nhất để biếu thầy, cô. Riêng chúng tôi, những cô,
cậu học trò nhỏ lại rất ngượng ngùng khi phải trực tiếp thực hiện điều đó ! Đứa
bạo dạn thì vào thẳng phòng thầy, cô đưa quà biếu sau khi lí nhí câu chúc tết.
Đứa nhát gan có khi đặt quà lên bậc cửa rồi bỏ chạy… Hình như, sau khi được
tuyển vào lớp 8 chúng tôi tự cho mình lớn hẳn lên, quan hệ thầy trò bớt khoảng
cách. Những đứa trẻ lớp 7 hôm qua đã thấy mình như con nhộng thoát kén biến
thành con bướm chuẩn bị bay xa. Chính thời gian này tính cách giữa dân phố và
quê bộc lộ mãnh liệt hơn hẳn. Dân quê chuyên cần, con gái dịu dàng hơn thì dân
phố càng ngổ ngáo nghịch ngợm cả nam lẫn
nữ. Lần nọ, giờ học đầu tiên sau đợt nghỉ tết nguyên đán rơi vào tiết văn. Cả
lớp tôi không ai soạn bài, tôi có bài soạn được nguệch ngoạc mấy dòng lấy lệ
vài phút trước tiết học. Thầy dạy văn đi
một lượt soát bài và buộc tẩt cả những người không soạn bài đứng lên, trừ tôi.
Tôi sung sướng ngước nhìn bạn bè để tội
nghiệp cho họ. Dường như đợi cho niềm vui của tôi ngấm nghía đủ, thầy mới dõng
dạc kể tội những đứa lưòi và xót
xa cho công lao vất vả nuôi con ăn học của các bậc phụ huynh. Sau bài diễn thuyết hùng hồn đó, thầy “ khen” :
- Tuy nhiên, ít nhất còn một em để ý đến soạn bài
nhưng bài soạn quá sơ sài và cẩu thả, đó là 1 BÔNG HOA TÀN TRONG VƯỜN HOA THỐI
RỮA. Khi
nói câu này, thầy nhấn mạnh từ
bông hoa, dừng lại một chút, quét mắt một vòng quan sát bao quát cả lớp,
dĩ nhiên có tôi rồi mới hạ từ TÀN một cách khắc nghiệt. Nỗi hả hê của tôi vụt như miếng sắt nung đỏ bị thầy quăng tọt vào chậu
nước lạnh.
Lần khác, cũng vào giờ văn , cả lớp không ai giải
nghĩa được câu thơ:
Tiệt nhiên định
phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ
đẳng hành khan thủ bại thư
Thầy kiên nhẫn giải thích rất kỹ lưỡng, bọn học trò
chúng tôi nghe hết sức lơ đãng vì thơ Hán, Nôm khó nuốt và gần giờ tan học. Một
số còn nói chuyện riêng, cưòi khúch khích làm thầy càng buồn lòng. Sau khi cả
lớp đồng thanh trả lời đã hiểu, thầy
kiểm tra vài người vẫn giải thích ấp
úng, không rõ nghĩa. Rồi lại có tiếng cười từ cuối lớp kèm tiếng xì xào mong tiếng trống tan trường sẽ kết thúc buổi học đang hồi căng thẳng. Thầy làm ngơ tiếp
tục gọi anh bạn ngồi cạnh tôi. Anh đã giải thích còn mập mờ hơn mấy người trước
đó. Thay vì đỏ mặt, lúng túng như thường
tình của bọn học trò không thuộc bài ,
anh lại nhăn trán, nhíu mày như như một
nhà thơ chính cống đang tìm từ. Đợi anh vật lộn tìm tòi ý tửởng một lát, thầy
nhẹ nhàng:
-
Thôi, mời anh ngồi xuống, đừng đứng ỳ đấy ra cái điều ta đây suy nghĩ, SUY NGHĨ TRÊN CƠ SỞ MÙ TỊT.
Đúng là học trò, cả lớp lại có dịp cười ngả
nghiêng cùng tiếng trống tan trường nổi
lên rộn rã
Sau này, khi
tôi đã tốt nghiệp sư phạm, Kỳ nghỉ hè về nhà chờ phân công công tác, gặp
lại thầy trên con đưòng nhỏ ngày xưa dưói tàn phượng vĩ. Thầy nheo mắt hóm hỉnh:
-
Cô học trò của tôi trưởng thành , chững chạc lắm rồi. Đã thấy yêu nghề
chưa? Thầy không bao giờ quên được lớp 10 A các em đâu
Tôi cười:
-
Thưa thầy, em cũng vậy. Bây giờ em mới thấy ngày xưa thầy nói đúng nên
em muốn thầy dạy em thêm 1 bài học mà thầy còn thiếu chúng em.
Thầy ngạc nhiên:
-
Bài học gì tôi còn thiếu ? Ngày
xưa tôi đã dạy đủ và đúng giáo án cho các em
rồi kia mà. Không thiếu một dấu chấm , phẩy nào cả , cô còn muốn bài học
gì nữa đây ?
Tôi cười nhẹ:
-
Dạ thưa, đây là bài học ngoài giáo án. Bài học về những câu “khuyên nhủ “ học trò của thầy ngày xưa đó.
Em có chép vào sổ tay nhưng chưa đủ và cũng không sáng tác được nhiều từ “ác liệt” như thầy. Thú thực với thầy, khi đi thực tập, em
thấy bọn học trò ngày nay “gấu” hơn chúng em lắm. Thế mới biết ngày xưa chúng
em thật hiền.
Thầy cười sảng khoái:
-
Vẫn chưa lớn được ! Còn trẻ con lắm, còn phải học nhiều. Nhưng thực ra,
nhiều khi quá nghiêm trang sẽ tạo khoảng
cách với học trò. Cứ yêu thương và dạy dỗ chúng như ước mơ của mình là đủ. Chúc cô thành công.
Chia tay thầy, đạp xe dọc con phố nhỏ tôi vẫn như
nghe tiếng thầy bên tai:
-
Vâng, các cô cậu ngày xưa “hiền “ lắm Tôi cũng mong cô gặp được những
học trò như vậy và lúc đó, tôi sẽ dạy
cho cô bài học tôi còn thiếu.
Monday, March 4, 2013
Hàng Thật, Hàng Giả
Từ khoảng hơn chục năm trở lại , túi xách hiệu Luois
vuitton tự nhiên thịnh hành ! Nói như
vậy cũng không hẳn đúng , thương hiệu này đã có từ lâu, từ năm 1854. Nhưng từ
năm 2006 nó mới trở lên một loại túi đắt giá toàn cầu và được các bà, các cô ưa
thích.
Tôi vốn là người không cầu kỳ trong việc lựa chọn vật dụng
cá nhân . Túi tôi thường dùng chỉ cần đủ lớn để… chứa đồ. Có ngăn riêng đựng
chìa khóa , điện thoại để khỏi tìm tòi mất công. Có quai da mềm mại để đeo vai
và có mầu sậm cho dễ hòa đồng với sắc màu quần áo.
Cái thời gian mà tôi hay gặp ngoài đường khi đi chợ là thấy
nhiều bà, nhiều cô đeo một loại túi màu nâu với các chữ LV cũng như hoa văn
nhạt hơn một chút mà đa số các chủ nhân của nó có màu tóc đen !Lúc đó, tôi chưa
biết hãng LV ! Thấy lạ, tôi tìm hiểu mới rõ lẽ nên tôi để ý “Nó” kỹ càng hơn.
Hôm ra tiệm tóc quen, thấy cô chủ kể : “ Con bé K hôm nọ đến tiệm em đeo một
cái túi LV . Chúng
em lờ đi chẳng đả động gì đến cái túi thì cô nàng có vẻ không hào hứng nói
chuyện như mọi lần. Tới lúc trả tiền, cô nàng làm như vô tình tháo cái túi trên
vai xuống rồi đặt thật mạnh lên mặt quầy kính ! Em vội kêu lên : “ Đặt nhẹ tay
thôi chứ vỡ kính tiệm người ta bây giờ”! Tôi bật cười hỏi cô chủ tiệm : “ Thế
cái túi ấy đắt tiền lắm à”? Cô chủ tiệm cười : “ Cái nhỏ cũng vài trăm còn cái
lớn thì vài nghìn” ! Tôi nhảy nhổm lên: “ Có đùa hay không mà cái túi đeo vai
tới vài nghìn”? cô cười cười rồi đưa tôi xem “Giấy khai sinh” của chiếc túi LV chính hãng cô vừa mua
với giá $ 1800.00 ! Tôi phân vân nửa tin nửa ngờ thì cô chê tôi “nhà quê” và
khuyên tôi nên mua một cái cho “ thiên hạ” biết mặt !
Rồi tôi cũng mua một cái, rất nhỏ đề phòng mua túi to sợ
người ta nghi là hàng giả ( Vì tôi mua túi giả)! Nhưng tôi không mua LV mà tôi mua túi Gucci vì tôi thấy người ta toàn đeo túi LV mà mình cũng đeo LV thì…ngượng ! Rồi tôi hiên ngang cầm Gucci
(giả) đến tiệm tóc ! Tôi cũng nhái lại hành động của cô K là đặt chiếc Gucci
thật mạnh lên quầy kính ngay khi tôi vừa bước chân vào cửa tiệm . Lúc đó tiệm
vắng khách nên cô chủ và mấy nhân viên nhìn thấy ngay ! Vì kích cỡ của chiếc
túi quá khiêm tốn nên chẳng ai nghi hàng giả mà cô chủ thì thầm hỏi : “ Bao
nhiêu ? Mua ở đâu ? Bên Mỹ phải không”?( giá túi mua bên Mỹ rẻ hơn bên Canada tới hơn
nửa giá ). Tôi cũng làm bộ mặt nghiêm trọng thì thầm đáp lại: “ Ừ , mua đúng
giá ! Không dám mua túi to hơn vì quá đắt” !Mọi người tin ngay và ai cũng đến
ngắm nhìn cái túi rồi bình phẩm khen kiểu túi đẹp ! Cô chủ phán: “ Bà này cũng
chịu chơi đấy ! Thế mà cứ nghĩ bà ấy nhà quê” ! Cô tin đến nỗi bây giờ tôi
thanh minh thanh nga cách mấy mà cô vẫn cho chiếc túi của tôi là thật ! Thôi cứ
để cho một người thường chi hàng đống tiền ra mua hàng thật chính hãng tin
tưởng chiếc túi của tôi cũng là hàng thật!
Nhưng nói gì thì nói, hàng thật mua đắt nhưng nó xắt ra
miếng. Tôi có cái túi Coach là quà tặng của cô cháu gái mua cho gần chục năm
rồi mà vẫn còn đẹp dù tôi đeo “dã chiến” đi làm hàng ngày. Màu túi vẫn giữ
nguyên chứ không biến thành màu “cháo lòng” như những thứ đồ cũ khác. Quai túi
không bị sờn, zipper kéo trơn tru… Túi rộng đủ sức chứa nổi tất cả các thứ vặt
vãnh cần thiết . Đúng là hàng thật vẫn khác !
Subscribe to:
Posts (Atom)