Mất một tiếng rưỡi lái xe , tôi đã đến bến tàu
để đi thăm 1000 đảo dọc biên giới Canada- Mỹ. Phải công nhận cái “anh” tổng đài
điện thoại thính hơi ! Tôi đang đứng mua vé lên tàu thì có một tin nhắn từ nhà
. Tin nhắn bình thường thôi, gia đình hỏi đã đi đến nơi chưa? Mua xong vé, nhìn
đồng hồ còn gần 15 phút nữa mới tới giờ xuống tàu, tôi tranh thủ nhắn tin cho
gia đình. Vừa gửi tin xong, chưa kịp tắt máy đã có một tin nhắn rơi vào máy với nội dung: “Welcome to USA ! A call home is 20c/min, a text
is 15c/text & data is $1/MB. Activate data while in the US by dialing #....”
Tôi ngẩn ngơ ! Ô hay, mình vẫn còn đang đứng trên đất Canada dưới lá cờ Canada
bay phấp phới mà đã :” Welcome to USA ”???
May mắn được ngày trời đẹp , có nắng, có mây . Tôi leo lên
boong tàu ngắm cảnh trời mây non nước. Tàu lướt nhẹ trên sông rộng, sâu có màu
xanh như màu nước biển. Gặp tàu Uncle Sam của phía Mỹ đi ngược lại , hai bên
vui vẻ vẫy chào nhau “Hi, Hi…” vang động cả mặt sông cứ như bạn cũ lâu năm vừa gặp
lại . Cây cầu biên giới cong cong nhỏ xíu nối hai đảo mà một thuộc về Canada còn một thuộc về Mỹ
nhưng phái Mỹ không thấy cắm cờ Mỹ như tôi đã nhìn thấy lần thăm trước ( 1984)
mà cắm cờ Hungary . Chắc đảo này đã thay chủ mới và có thể ông chủ mới này là
công dân Mỹ gốc Hungary ? Đi ngang qua Boldt
Castle hầu như mọi người
đều quay phim, chụp ảnh toàn bộ lâu đài này có thể vì sự nổi tiếng của nó? Ai
đi thăm 1000 đảo cũng đều biết Boldt Castle được xây dựng từ năm 1900 bởi ông
George C. Boldt để tặng người vợ yêu quý của mình. Lâu đài chưa hoàn thành thì
vợ ông đột ngột qua đời! Ông buồn, bỏ dở toàn bộ công trình và không quay trở
lại nơi này một lần nào nữa!!! Một chuyện tình đẹp nhưng buồn!!!Cây cầu nhỏ biên giới Canada-Mỹ.Gặp tàu từ phía Mỹ qua, hai bên vẫy chào nhau ríu rít như bạn cũ gặp lại.