Sunday, February 23, 2014

Miami Beach * Bãi biển Miami

minhthanh-viet-ca.blogspot.com photo IMG_20140222_125053_zps8b711c86.jpg photo IMG_20140221_213050_zpse7709126.jpgminhthanh-viet-ca.blogspot.com photo IMG_20140221_072350_zps18fa6e58.jpg
Tháng 2, khi thành phố Ottawa còn đang run rẩy trong những trận bão tuyết lạnh giá với nhiệt độ dưới – 20 độ C  thì ở Miami Beach, nhiệt độ lên tới 30 độ C với nắng vàng rực rỡ, chói chang của mùa hè. Người ta đi tắm biển, phơi nắng và chơi các môn thể thao bóng chuyền, bóng rổ… ngoài trời.minhthanh-viet-ca.blogspot.com photo IMG_20140221_070349_zpscff4567b.jpgminhthanh-viet-ca.blogspot.com photo IMG_20140220_182213_zps269bdc51.jpgminhthanh-viet-ca.blogspot.com photo IMG_20140220_181538_zpscd9b1017.jpgChúng ta cùng ngắm vài cảnh đẹp ấm áp của Miami để rồi mong đợi vài tuần nữa Ottawa cũng có nhữngngày nắng nóng tới 30 đô C.minhthanh-viet-ca.blogspot.com photo IMG_20140220_132553_zpsebe9fc17.jpgminhthanh-viet-ca.blogspot.com photo IMG_20140220_115813_zps99bf5635.jpgminhthanh-viet-ca.blogspot.com photo IMG_20140220_104042_zps0a8427bf.jpgminhthanh-viet-ca.blogspot.com photo IMG_20140217_180814_zpsdab3bdde.jpg

Tuesday, February 18, 2014

Ottawa Winterlude 2014
minhthanh-viet-ca.blogspot.com photo DSC06250_zpsf839d998.jpgminhthanh-viet-ca.blogspot.com photo DSC06258_zpsd6a5e027.jpgNgày cuối của Ottawa Winterlude năm nay rơi vào ngày Family Day nên lượng người đổ về tham quan những kiệt tác được đẽo gọt từ băng, đá tương đối đông. Trời năm nay lạnh liên tục nên những tác phẩm nghệ thuật làm bằng băng đá này không bị chảy mà vẫn giữ nguyên hình thù đẹp không thay đổi . Tuy số lượng tác phẩm không nhiều nhưng rất đặc sắc. Có rất nhiều tác phẩm tạo ra dành cho trẻ em chơi như những hình khối đá đủ màu sắc đặt trong sân chơi cho các em. Những khối đá trong suốt được gắn chìm bông hoa, hình mỹ thuật… đủ màu sắc ẩn hiện . Và dĩ nhiên, những quầy bán thức ăn nhanh cũng hiện diện để phục vụ khách tham quan. Công ty Mcdonalds còn có hẳn một quầy lớn với rất đông nhân viên làm việc để tặng khách cà phê miễn phí. Tuy không mất tiền mua cà phê nhưng cũng chỉ có vài người. Bận rộn nhất vẫn là quầy bán bánh Beaver tail với hàng người xếp dài chờ đợi. Mới nhất là quầy bán kẹo làm từ nhựa cây phong ( Maple syrup) . Thấy cô gái nhỏ bơm nhựa cây phong từ một bình và cô dùng que lăn tròn cho chất đường kẹo ấy kết dính với nhau thành hình cây kẹo ngay trên khay đá. Chỉ trong giây lát, hỗn hợp chất lỏng đó đông lại thành viên kẹo trong suốt màu hổ phách . Khách hàng đứng quanh khay đá cầm kẹo lên rồi trả tiền. Lượng người mua khá đông nên nhiều lúc kẹo không làm kịp. Hai cô gái vừa làm kẹo vừa bán luôn nở nụ cười xinh xắn mỗi khi khách hỏi về bí quyết làm kẹo. Rất nhiều bếp lửa đốt đặt giữa những băng ghế xếp tròn vây quanh cho khách ngồi nghỉ chân, sưởi ấm. Mùi khói lan tỏa cũng làm cho không khí ấm áp hẳn lên.
 minhthanh-viet-ca.blogspot.com photo DSC06261_zpsf9a5cc0b.jpgminhthanh-viet-ca.blogspot.com photo DSC06264_zps887361ea.jpgminhthanh-viet-ca.blogspot.com photo DSC06271_zps48c6c35e.jpgminhthanh-viet-ca.blogspot.com photo DSC06279_zps63adf007.jpg photo DSC06293_zps7ee4fb9b.jpgNghệ nhân điêu khắc vẫn tạo những tác phẩm mới.minhthanh-viet-ca.blogspot.com photo DSC06297_zps89ed8408.jpg. Ngồi sưởi lửa. photo DSC06304_zpsd0822e43.jpg. Làm kẹo từ nhựa cây phong.
Cũng như mọi năm, trong sân còn bố trí khu vực sân khấu dành cho âm nhạc và biểu diễn nghệ thuật. Sau Winterlude vài tuần nữa là mùa hè sẽ đến. Tất cả mọi người đang mong chờ những ngày nắng nóng chói chang sau mùa đông dài dằng dặc.minhthanh-viet-ca.blogspot.com photo DSC06315_zps3f6dd3b7.jpgMcdonalds bán cà phê miễn phí.

Tuesday, February 11, 2014

Giày Cao Gót
 photo DSC01767_zps66f618e1.jpg
Còn nhớ khi tôi  ở tuổi teen, lũ con gái đứa nào cũng thích đi guốc cao gót dù bom rơi đạn nổ hàng ngày! Nơi tôi ở chỉ có bán những đôi guốc mộc đẽo gọt thô sơ hoặc những lọai guốc sơn xanh đỏ lòe loẹt mất thẩm mỹ! Muốn có đôi guốc ra hồn để lấy le với bạn cùng lứa, chúng tôi phải ra Hải phòng, Hà nội tìm mua những đôi guốc nhựa màu đen có quai trong suốt! Đeo những đôi guốc cao lênh khênh đẹp đẽ ấy tự nhiên thấy mình kiêu hãnh và văn minh hẳn lên! Lúc đó có thể vênh váo cái mặt lên trời đi nghênh ngang… nện guốc trên đường phố! Những đôi guốc mỏng manh đúc bằng thứ nhựa dẻo rẻ tiền không chiu nổi sức mạnh của cơ thể nên cứ oặt ẹo như thằng nghiện mặc dù con gái hồi đó hầu như ai cũng có dáng “ Mình hạc xương mai”! Ăn không đủ no thì trai tráng cũng “ Yểu điệu thục nữ” nói chi đến nữ nhi?  Những đôi guốc cứ mềm oặt xuống đó mà chúng tôi vẫn đi được bình thường! Không những thế còn làm đủ việc nhà từ nấu cơm, gánh nước, chẻ củi…
 minhthanh-viet-ca.blogspot.com photo 1466159_10201263369095418_99463748_n_zps939a9ee7.jpg
Đã mang tiếng ở phố thị nhỏ bị dân thành phố chính cống miệt thị bằng hai từ: “ Nhà quê”! Thế mà khi ra trường tôi được phân công công tác về  một vùng còn quê hơn mình mới sợ! Các cô gái tuổi teen người địa phương thường nhìn chúng tôi bằng con mắt ngưỡng mộ về cách ăn mặc! Những ngày nghỉ, các cô đến trường nhờ chúng tôi dạy hát vì trường có chiếc radio cho các cô giáo trẻ đang ca bài “ Đời tôi cô đơn” học hát rồi dạy lại cho học trò! Tôi còn nhớ một cô gái còn rất trẻ nói với tôi: “ Làm cô giáo như các chị thích thật! Gót chân chị nào cũng hồng như son! Em chỉ mong được làm cô giáo hoặc làm công nhân viên chức nhà nước để không bao giờ phải đi chân đất"! Một mơ ước thật nhỏ nhoi mà không biết sau này cô có thực hiện được không?
Thế mà bây giờ, khi tôi được sống ở nơi bán đầy đủ các loai giày dép cao thấp đủ kiểu thì tôi lại chỉ “mê” loại giày dép đế bằng, đế thấp!Có phải tại vì ở noi đây người ta sống thực tế? Trừ những người làm việc phải tiếp xúc với khách hàng bắt buộc phải ăn mặc đẹp, lịch sự theo yêu cầu từng nơi còn lại người ta chọn trang phục thoải mái , tiện dụng như đi giày thể thao, đi giày đế bằng… Các cô gái trẻ cũng chỉ đi giày cao gót khi đi dạ hội, đám cưới, khiêu vũ…
minhthanh-viet-ca.blogspot.com photo 1006027_10200360065592020_1351234093_n_zpsfa83e259.jpgCòn tôi, ở đâu, lúc nào cũng ca bài giày đế bằng kể cả đi dự dạ hội, đám cưới! Thế nên khi đứng chụp ảnh cùng chị em tôi thường bị biến thành chú lùn đứng cạnh nàng Bạch Tuyết! Các chị em, bạn hữu của tôi đền giờ này vẫn còn kết với giày cao gót lắm! Tôi không…Care!minhthanh-viet-ca.blogspot.com photo 1475885_571781766228765_785421191_n_zps039c5f16.jpgNhớ lại mùa hè năm ngoái, gia đình tôi có đám cưới người cháu. Tất cả mọi người từ cô dì, chị, em , cháu gái ... đều nện giầy cao gót. Là người nhà nên chúng tôi phải có mặt cả ngày lẫn đêm! Một vài tiếng đồng hồ đầu mọi người còn tươi tỉnh, lăng xăng chụp ảnh! Rồi dần dần phái nữ hình như rủ nhau ngồi ỳ một chỗ không muốn nhúc nhích! Tôi đang định hỏi mọi người lý do thì thấy cô cháu gái tuổi Teen của tôi khệ nệ xách vào mấy túi  shopping lớn! Tôi hỏi cháu: “ Sao cháu lại đi shopping lúc này”? Cháu cười không trả lời và mở các túi ra cho tôi nhìn. Trong túi là những đôi dép rẻ tiền đế bằng với giá` $5 một đôi! Cháu giải thích: “ Thấy các cô, các bác đau chân quá nên cháu đi mua những đôi này đi tạm! Bác chọn một đôi cho bác đi”! Tôi cám ơn cháu rồi đưa chân cho cháu nhìn  đôi giày đế bằng tôi đang đi và được cháu tấm tắc: “You are very smart”! Thảo nào trước đó, bà chị gái tôi cứ đòi đổi giày nhưng tôi đành xin lỗi vì nhìn vào đôi giày cao lênh khênh của chị mà tôi… đau nhói gan bàn chân!minhthanh-viet-ca.blogspot.com photo 734169_571780342895574_369592194_n_zps2bfe727b.jpgMùa hè sắp tới với một đám cưới người nhà nữa và tôi vẫn giữ nguyên quan điểm : “Đi giày đế bằng, ai cười kệ ai”!

Tuesday, February 4, 2014

Tập Lái Xe
minhthanh-viet-ca.blogspot.com photo 1010472_602409416499333_143282742_n_zps4623891c.jpg
Nhớ cái lúc mới chân ướt chân ráo đến Canada , sau khi đăng ký học tiếng Anh một thời gian thì hội bảo trợ gia đình tôi đề nghị những người đang tuổi lao động trong gia đình đi học lái xe! Chúng tôi tròn mắt nhìn họ! Từ nhỏ đến lớn chưa từng được ngồi xe “con” mà chỉ “thượng” xe bus hoặc đi nhờ xe tải! Có bao giờ mơ được ngồi sau tay lái tự mình lái xe đâu! Vả lại, lúc đó một xu ( Xu Canada) dính túi không có thì xe đâu mà lái? Hơn nữa. cái quan niệm lái xe khó lắm, chỉ dành cho nam giới hình như vẫn còn ngự trị trong đầu tôi… Ngần ấy ý nghĩ chao đảo xoáy trong óc làm cho đôi mắt tôi mở lớn hết cỡ và miệng há tròn vo! Chắc các anh chị em tôi cũng như vậy nên những người bảo trợ vội vàng giải thích; “ Các bạn sẽ phải đi làm sau khi hoàn tất khóa học tiếng Anh! Các bạn bắt buộc phải biết lái xe vì nó là phương tiện giao thông cần thiết cho gia đình! Số tiền chi cho các bạn học lái xe sẽ do quỹ bảo trợ lo”! Tuy nhiên, chúng tôi, những nữ nhi thời “cổ” vẫn còn lo lắng nhưng cũng đầy háo hức. Thế rồi rủ nhau đi thi bằng luật . Thi được bằng luật rồi mới có quyền ngồi sau tay lái. Lúc đó, bằng luật còn gọi nôm na là bằng 365. Gọi thế vì nó chỉ có giá trị trong 365 ngày. Sau 365 ngày mà không thi bằng lái thì phải thi lại luật. Còn nếu trong 365 ngày có thi tay lái nhưng bị trượt thì bằng vẫn có giá trị kéo dài. Thi luật không khó vì luật đi đường ai cũng phải nắm được! Hơn nữa, các câu hỏi có 4 câu trả lời sẵn, mình chỉ đánh dấu câu nào đúng nhất là xong, tôi thi một lần được điểm trên trung bình một tý. Xong xuôi, gặp ông thầy dạy lái để ông hướng dẫn từ A đến Z. Tôi vốn vụng về trong khâu thực hành nên thấy học lái xe khó quá! Ông thầy cứ dạy một lúc lại nghỉ và đưa kẹo cho học sinh ăn. Học đến ngày thi vẫn chưa biết điều chỉnh tốc độ hợp lý. Ông thầy không nỡ phàn nàn nhưng tôi biết mình học rất tồi. Có gì lạ đâu, ở nơi đây, một đứa trẻ sinh ra đã được ngồi trong xe và quan sát cha mẹ lái nên nó sẽ rành hơn tôi vừa được bước chân vào xe đã phải cầm tay lái ngay! Chân gas, chân phanh không biết đã đành mà ngay cả thắt dây an toàn cũng phải học! Kết quả chưa cần nói cũng rõ, thi lần đầu tôi không được ra khỏi “Chuồng”. Lúc đó, thi lái dễ hơn bây giờ, trong sân trường thi có làm từng ngăn nhỏ gọi là chuồng cho mình đi vào thực tập thao tác 3 điểm quay đầu xe ra ( Three point turn) và thực tập đậu xe cạnh một tảng xi măng thay thế xe thật. Làm xong hai thủ tục đó mà người chấm thi thấy an toàn thì họ mới cho ra đường chạy để thực hành điều khiển tốc độ, rẽ trái, rẽ phải…
minhthanh-viet-ca.blogspot.com photo DSC05453_zpsb56b3c8f.jpg
Lần thi thứ hai của tôi rơi vào thứ sáu ngày 13. Trên đường lái xe đến trường thi trời mưa như trút nước! Tôi quay sang hỏi “Ông hàng xóm”: Hôm nay thứ mấy? ( Tâm trí dành hết cho thi nên quên bẵng cả ngày tháng!) Đến khi biết , tôi lẩm bẩm:” Trượt rồi! Ngày hôm nay phương tây người ta kiêng kỵ lắm”! Không sai chút nào! Vừa ngồi vào xe của tôi, người chấm thi là một ông chừng khoảng 40 nói ngay: “ Bà làm ơn lái cẩn thận chút nhé, tôi vừa ở bệnh viện ra sau lần chấm thi trước bị tai nạn do thí sinh phóng nhanh quá!” Tôi rất bực nhưng chưa kịp phản ứng gì thì ông xin lỗi: “ Bà thông cảm, lẽ ra tôi không nên nói điều này nhưng vì tôi vẫn còn khủng hoảng nên buột miệng ra như vậy!Tôi rất xin lỗi và chúc bà thành công”! Tôi nghĩ thầm:” Thành công hay không là do ông! Ông nhẹ tay chút thì tôi được nhờ”!
  photo DSC05625_zpsbeaefeec.jpg
Mọi việc suông sẻ trong “chuồng”! Liếc sang ông thầy thấy ông ngả người thoải mái ra ghế và không ghi chép gì tôi thấy yên tâm và tự tin hơn khi ông hướng dẫn “xuất chuồng”! Vài phút đầu không sao, tới lúc rẽ phải, trái và hòa vào dòng xe cộ trên đường tôi thấy ông viết lia lịa trên giấy thì mất tinh thần. Lòng tự nhủ giảm tốc độ chút ít! Vẫn thấy ông cắm cúi ghi tôi biết ngay kết quả không xong! Thi hết bài, quay lại trường, thấy mặt ông nghiêm nghị lúc xuống xe! Ông đưa cho tôi tờ copy và nói nhỏ:” Xin lỗi, bà không đậu! Những khuyết điểm của bà không nguy hiểm nhưng chưa thể đậu được! Bà đọc kỹ và sửa chữa những sai lầm trong tờ ghi điểm này là lần sau bà sẽ đậu”! Tôi cố nở nụ cười gượng gạo cám ơn ông rồi lủi thủi ra về!
minhthanh-viet-ca.blogspot.com photo DSC05389_zps0891318b.jpgminhthanh-viet-ca.blogspot.com photo DSC05328_zpse4497ac7.jpg photo DSC05309_zps4e0b305e.jpg
Quả như ông nói, tôi đậu bằng lái xe ở lần thứ ba sau khi sửa chữa những sai lầm lần hai! Tòan là rẽ quá chậm, cua quá rộng , tốc độ chậm hơn qui định…. Những khuyết điểm tưởng là vô hại nhưng cũng nguy hiểm cho việc an toàn giao thông ở nơi công cộng.