Tiền Mừng Tuổi
Đọc cái tựa đề này thế nào cũng có người mắng: “ Hết tết rồi mà còn nói tiền mừng tuổi” ! Xin thưa, lúc tết không được tiền mừng tuổi thì lấy gì mà nói? Bây giờ. Tự nhiên tiền mừng tuổi đến tay chẳng lẽ không khoe ?
Tôi đã qua cái tuổi được “ hưởng” tiền mừng tuổi từ lâu nhưng vẫn còn nhớ loại tiền này vào các buổi sáng mồng một tết. Sáng mồng một tết năm nào mấy chị em chúng tôi cũng phải dậy sớm hơn bình thường. Rửa măt thật kỹ bằng nước hoa mùi già mẹ đã nấu sẵn rồi “ đánh bộ” xanh đỏ tím vàng xúng xính ra ngồi ở cái bàn trên đó đã đặt sẵn giấy, bút để… Khai chữ. Chúng tôi được bố hướng dẫn viết bất cứ chữ gì mình thích nhưng chữ phải thật đẹp. Mấy em bé chưa biết viết được mẹ tôi bế ngồi cạnh bố và bố đặt vào tay em cây bút rồi cầm tay em gạch một đường trên giấy là xong thủ tục…khai chữ đầu xuân. Phải qua cửa ải này mới được đứng trong hàng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn sẵn sàng nhận tiền mừng tuổi từ tay bố mẹ sau khi bố mẹ căn dặn đủ điều phải làm cho năm mới…
Cứ tưởng loại tiền mừng tuổi dành cho trẻ con ngày xa xưa đã đi vào quên lãng thì tự nhiên hôm nay tôi lại được tiền mừng tuổi từ… trên trời rơi xuống . Cô khách hàng trẻ tuổi của tôi vài năm trước hết nhiệm kỳ làm việc bên Anh mới về nước chợt nhớ đến tôi và cái tết nguyên đán vừa qua nên cô ghé vào chúc “ Happy New Year” rồi đưa tặng tôi cái hộp nhỏ xíu trông như hộp đựng đồ trang sức. Cô nói “ Tôi xin lỗi đã qua tết nhưng có còn hơn không”! Dĩ nhiên, tôi cám ơn cô rối rít và thực sự cảm động trước tấm chân tình của một người không hề biết tết nguyên đán mà vẫn nhớ có những người quen biết cũ theo phong tục đó. Cô bắt tôi mở quà ngay và món quà của cô làm tôi rất bất ngờ. Món quà giản dị nhưng có ý nghĩa tôi chưa hề biết tới. Món quà này được sản xuất tại xứ sở lá phong dành riêng cho người châu Á! Dành cho người dân những nước có phong tục ăn tết nguyên đán. Món quà được làm bằng 99.99% bạc nguyên chất được gói bọc cẩn thận với hai lần hộp màu sắc hài hòa lại kèm theo giấy chứng nhận giá trị cũng như thành phần kim loại, nơi sản xuất … làm cho món quà mang một giá trị tinh thần cao cũng như hàm ý nhắc nhở những người xa quê về một cái tết cổ truyền 12 con giáp. Tôi không bao giờ quên món quà đặc biệt này và sẽ giữ nó như một kỷ niệm đẹp tết Bính Thân.
Những ghi nhận, những cảm nghĩ về nhân tình thế thái sẽ được thể hiện ở trang Viet-Ca ( Việt nam -Canada )
Sunday, February 28, 2016
Sunday, February 21, 2016
Nghề Chụp Ảnh
Bạn tôi mail từ VN để giúp tôi sửa vài lỗi chính tả trong một bài viết rồi nhân tiện hỏi thăm “ Sức khỏe” bức ảnh phong cảnh tôi chụp đã lâu và post lên FB. Tôi nói bạn cho tôi thời gian lục lại “ Đống rác cũ” vì kho lưu trữ ảnh tôi chụp phải trên chục ngàn tấm nếu đếm từ giữa năm 1979 đến giờ. Xem chừng bạn tôi hơi… sốc vì tưởng đó là ảnh tôi lấy trên mạng! : “ Ảnh cậu tự chụp” ? Tôi cũng… sốc theo vì nếu không phải ảnh mình tự chụp thì sao dám post lên FB không kèm theo chú thích nguồn gốc ảnh? Đó là chưa kể, tôi còn post ở blog của mình! Và còn sốc hơn khi bạn tôi khen tài nghệ chụp ảnh của tôi… “Siêu Sao”!! Lần đầu được người ngoài khen tài nghệ “ phó nháy” làm cho mình thấy tâm hồn như bay bổng trên mây vì từ trước tới giờ, đã có ai khen ảnh tôi chụp đẹp đâu trừ “ ông bạn đồng sàng”! Tôi nghi ông ấy khen tôi để động viên tinh thần “ Học trò” theo kiểu “ Xoa đầu trẻ” thì đúng hơn vì ông chính là thầy dạy tôi sử dụng máy ảnh từ điều chỉnh ánh sáng, góc độ đến cách giữ máy khỏi rung cũng như ngón tay bấm chụp… với những chiếc máy ảnh thô sơ của… Thế kỷ trước!
Máy ảnh hôm nay tân tiến hơn máy ảnh ngày xưa nhiều! Ai cũng có thể sử dụng được vì tự máy nó đã điều chỉnh ánh sáng cho ta nên khi bấm máy chỉ cần giữ tay khỏi rung là ổn. Tuy nhiên, tài nghệ chụp của tôi vẫn lẽo đẽo cách xa thầy vạn dặm dù tôi chịu khó bấm máy hơn thầy cả chục lần!
Không hiểu sao, tôi rất mê chụp ảnh! Thích chụp ảnh từ lúc phải đích thân ra hiệu ảnh! Phải trả tiền và phải ngượng nghịu lấy can đảm đứng trước ống kính của bác thợ chuyên nghiệp và cố gượng gạo nở nụ cười! Còn cái viễn tưởng tự tay mình có thể cầm máy ảnh chụp người, chụp cảnh… ở thời điểm đó tôi chưa bao giờ dám nghĩ, dám mơ ! Thế nên, khi đến Hongkong tôi đi làm ngay và tuần lương đầu tiên lĩnh về, tôi chạy ra phố mua cái máy ảnh cũng đầu tiên trong đời rồi …hành nghề
Có lẽ, tôi là người thứ nhất vác máy ảnh về nơi tạm trú nên các gia đình quen biết ở những phòng gần xúm lại nhờ tôi chụp hộ vài tấm kỷ niêm Hongkong! Tôi không từ chối mà còn thích thú bấm máy lia lịa theo những thao tác mới học ( nhưng chưa được hành) ở tiệm bán máy ảnh họ đã chỉ dẫn! Chụp một mạch hết 36 kiểu rồi mang ra phố rửa ảnh! Còn chơi trội rửa đúp để tặng một giữ một cho mình làm kỷ niệm! Nhìn những tấm ảnh méo mó, nghiêng ngả mất chỏm tóc, thiếu chân... làm mình hết cả hứng thú nhưng “thân chủ” của tôi ai cũng thích mới vui! Ai cũng ngắm nghía ảnh gia đình mình rồi cám ơn tôi rối rít! Cái “Nghiệp” bấm máy của tôi khởi điểm từ đây
Tôi cũng xin cảm ơn Thế Bình đã khiến tôi đủ can đảm “ ngắm” những tấm ảnh mình chụp từ máy Automatic để tìm tòi nét đẹp của nó! Tuy nhiên, ông thầy “ảnh” của tôi vẫn chưa hài lòng! Ông nói chỉ có máy dành cho “thợ” mới có thể cho ra đời những tấm ảnh “ như mơ”! Tôi xin chào thua loại máy rắc rối này về mở kéo góc độ, điều chỉnh ánh sáng hợp lý… Tôi biết khả năng chỉnh máy của tôi thua xa anh Automatic thì tôi cần gì máy thợ?
Saturday, February 13, 2016
Valentine Nói Chuyện Tình Yêu
Hình trái tim chụp lại từ trên mạng
Tôi không dám nói về tình yêu thời @ đâu! Biết gì mà nói? “Ngôn” loạng quạng lớp trẻ cười cho! Thứ tình yêu tôi muốn đề cập ở đây là tình yêu thời Bicycle! Cái thời mà lớp trẻ muốn bày tỏ tình yêu với nhau phải nhờ bưu chính chuyển thư! Phố tôi ở có bác đưa thư tóc bạc , người nhỏ thó thường hay đi chiếc xe đạp “ Thiếu nhi Liên xô” với cái túi dết to tướng đeo cạnh sườn! Túi đựng niềm vui đấy. Bác vừa đạp xe vừa bóp chuông inh ỏi. Tôi thấy mấy anh chị choai choai lớn hơn tôi vài tuổi ngóng bác còn hơn ngóng… Người yêu! Bác dừng xe trước cửa nhà nào thì hầu như nhà đó có tin vui. Bác là nhân vật quan trọng nhất của thị trấn dù chức vụ chỉ là một người đưa thư! Bác chuyển thư báo vào đại học, cao đẳng… cho các cô cậu học trò tuổi teen đang tràn trề ước mơ, hy vọng! Bác đưa báo cho các cụ già đang đợi đọc tin. Nhưng người chờ mong bác hơn tất cả là các cô cậu đang ngóng chờ thư “ Người ấy”! Người ấy có thể là lính, công nhân, sinh viên nơi xa. Nghe đâu có chàng sợ bác bưu điện trao nhầm thư vào tay người khác nên chàng nhắn gửi ngoài bì thư : “ Xa nhau tình cảm dạt dào/ Nhờ anh bưu điện chuyển vào tận tay” ! Tha thiết thế, cầu khẩn thế ai nỡ chối từ? Không may, chàng vớ phải bác đưa thư cũng là thi sĩ có hạng ( Hoặc nhà giáo cũng nên??) vì thấy bác “Phê” : “ Thư này ông… đếch chuyển ngay? Để xem tình cảm chúng mày ra sao”! Tội nghiệp chưa?
Tôi không dám nói về tình yêu thời @ đâu! Biết gì mà nói? “Ngôn” loạng quạng lớp trẻ cười cho! Thứ tình yêu tôi muốn đề cập ở đây là tình yêu thời Bicycle! Cái thời mà lớp trẻ muốn bày tỏ tình yêu với nhau phải nhờ bưu chính chuyển thư! Phố tôi ở có bác đưa thư tóc bạc , người nhỏ thó thường hay đi chiếc xe đạp “ Thiếu nhi Liên xô” với cái túi dết to tướng đeo cạnh sườn! Túi đựng niềm vui đấy. Bác vừa đạp xe vừa bóp chuông inh ỏi. Tôi thấy mấy anh chị choai choai lớn hơn tôi vài tuổi ngóng bác còn hơn ngóng… Người yêu! Bác dừng xe trước cửa nhà nào thì hầu như nhà đó có tin vui. Bác là nhân vật quan trọng nhất của thị trấn dù chức vụ chỉ là một người đưa thư! Bác chuyển thư báo vào đại học, cao đẳng… cho các cô cậu học trò tuổi teen đang tràn trề ước mơ, hy vọng! Bác đưa báo cho các cụ già đang đợi đọc tin. Nhưng người chờ mong bác hơn tất cả là các cô cậu đang ngóng chờ thư “ Người ấy”! Người ấy có thể là lính, công nhân, sinh viên nơi xa. Nghe đâu có chàng sợ bác bưu điện trao nhầm thư vào tay người khác nên chàng nhắn gửi ngoài bì thư : “ Xa nhau tình cảm dạt dào/ Nhờ anh bưu điện chuyển vào tận tay” ! Tha thiết thế, cầu khẩn thế ai nỡ chối từ? Không may, chàng vớ phải bác đưa thư cũng là thi sĩ có hạng ( Hoặc nhà giáo cũng nên??) vì thấy bác “Phê” : “ Thư này ông… đếch chuyển ngay? Để xem tình cảm chúng mày ra sao”! Tội nghiệp chưa?
Xa nhau phải gửi thư đã đành thế mà có những chàng “Cảm” cô
láng giềng là người cùng chung dậu mồng tơi với mình cũng… thư! Con đường ngắn
nhất của chàng này là nhảy vượt dậu ngăn cách hai bên, xông thẳng vào nhà người
mình thầm yêu trộm nhớ rồi dõng dạc tuyên bố: “ I Love You”! Đơn giản thế không
làm mà lại phải đi đường vòng ! Nào là chạy ra chợ mua ngòi bút lá tre mới! Pha
lọ mực tím thể hiện lòng thủy chung. Xin tờ giấy pơ luya mỏng dính, trắng tinh
rồi vắt óc suy nghĩ và trịnh trọng nắn nót từng chữ từng dòng lai láng thương
yêu. Ngắm nghía lá thư cả chục lần trước khi bỏ vào thùng thư bưu điện và rồi
hồi hộp đếm từng phút từng ngày chờ… Bác đưa thư trong khi “ cái con bé ấy” cứ
nhởn nhơ ra vườn cho gà ăn, vớt bèo nấu cám , rửa rau, quét nhà…bình thản như
không có chuyện gì xảy ra!
Đó là đường đi nước bước của những chàng hay chữ! Những
người chưa “tốt nghiệp” đại học i tờ thì sao? Có gì khó, chỉ cần chi vài xu
thuê mấy cậu học trò lớp 3 viết hộ. Trẻ nhỏ biết gì mà tiết lộ bí mật tim
chàng. Có hồi âm lại nhờ nó đọc hộ cũng xong, chịu khó tốn thêm vài xu nữa.
Tình yêu kiểu này coi bộ vất vả và tốn kém. Cứ đơn giản như anh chàng Hời ( Tôi
không nhớ chính xác tên tác giả, tác phẩm mà chỉ nhớ mang máng nội dung). Sau
khi xong việc nhà đêm hôm khuya khoắt. Hời ta lén lút nương bóng tối vườn sau
nhà cô hàng xóm cũng đã dệt vải xong đang thu dọn khung cửi. Ném vào trong nhà
người đẹp một bông hoa bưởi hay ngọc lan, nhài gì đó tùy mùa! Mùi thơm hoa bưởi
tỏa ngát khiến người đẹp thẹn thùng mỉm cười rồi cũng lén lút ra góc vườn để…
mắng chủ hoa! Toàn mắng chuyện trên trời dưới bể chẳng có chút xíu gì liên quan
đến từ Yêu! Mắng xuông thôi, không có nắm tay, vuốt tóc đánh nhau chi hết mà cũng phải
lén lút như hai kẻ trộm!? Nhạt phèo đến độ anh gà trống ở chuồng cạnh đó bực
mình cất tiếng gáy đuổi đi cho anh ta ngủ tiếp!
Nhưng nói gì thì nói, tôi vẫn thấy thương cái thời vất vả
nắn nót từng dòng từng chữ gửi nhau.
Subscribe to:
Posts (Atom)