Cà Phê Đá
Khi tôi còn trẻ ! Nghĩa là từ.... Thế kỷ trước , thứ nước uống giải khát mùa hè hấp dẫn tôi nhất là cà phê đá! Hình như nó không có tác dụng giải khát thiết thực, ngay lập tức như nước chanh đá ? Và có thể, còn thua xa cốc nước lạnh trong vắt múc từ trong bể chứa nước ở nhà những lúc đi học về mồ hôi ướt đầm người và khát khô cổ nhưng tôi vẫn mê mẩn nó dù giá cả một cốc cà phê đá này khá... nặng so với cái ví tiền còm của một cô GSSP thuở đó! Nhưng cái cảm giác ngồi ở bàn cùng với bạn hữu thi nhau khua những cục đá nhỏ chạm vào thành cốc tạo âm thanh lanh canh nó hấp dẫn làm sao?
Mua được một cốc cà phê đá ở thời điểm ấy không phải dễ ràng! Đội trên đầu cái nắng hừng hực trưa hè đang đổ lửa! Chen chân vào hàng người xếp hàng dài dằng dặc để đợi đến lượt mua! Bê được cốc cà phê đá trên tay thì áo đã ướt đẫm mồ hôi! Không cẩn thận thì những giọt mồ hôi trên trán mình sẽ nhỏ tí tách vào cốc cà phê đá!? Tôi có hư cấu không thưa các cụ thế hệ tôi?
Cái lý do sâu xa, tiềm ẩn trong tôi về sự.... tôn sùng cà phê đá hơn các thứ nước giải khát khác có phải bắt nguồn từ ... mặc cảm? Cái mặc cảm của người sống xa thành thị, gần nông thôn chưa... văn minh? Thế nên, những gì mình chưa có là kém người ta! Là mình không văn minh mà cái tôi của mình đâu chịu chấp nhận điều này?
Bên cạnh đó còn gói ghém một ý tưởng háo thắng của tuổi trẻ muốn chứng tỏ với mọi người rằng ta đã thực sự là người lớn!
Tôi chưa quên lần tôi được "mát mặt" nhất khi tôi theo cô bạn láng giềng nhà chung vách thuở ấu thơ cùng đi tới nhà người bạn trẻ của bố cô ấy để mượn ông ta một món đồ gì đó cho bố cô!( Lúc đó tôi vừa tốt nghiệp lớp 10, đang đợi giấy báo gọi đi đại học, cao đẳng....) ! Ông bạn của bố cô chắc chỉ hơn chúng tôi 5, 6 tuổi nhưng thấy bạn lễ phép chào chú nên tôi cũng kính cẩn chào chú như bạn.
Nhà ông chú này thuộc lọai "nhà ngói cây mít" rộng thênh thang mát mẻ với vườn cây ăn quả bao quanh làm dịu cả cái nóng trưa hè! Đã thế ông còn đối đãi với hai đứa chúng tôi như ... Người lớn! Ông bảo ngồi xuống ghế rồi ông lấy bia hơi mời chúng tôi! Tôi biết bia hơi nhưng chưa được uống... công khai! Mẹ tôi khi mua được bia hơi thường pha đường rồi chia đều cho các con mỗi đứa một ít để thưởng thức kín đáo trong nhà vì đó là của hiếm nên rất quí! Đằng này, ông mời chúng tôi bia hơi... chính cống KHÔNG-PHA-ĐƯỜNG trong cốc vại một cách trịnh trọng không ngờ! Tôi với cô bạn cảm động và hãnh diện vô cùng nên hai đứa cùng tỏ vẻ sành sỏi nhắm mắt nhắm mũi uống để chứng minh ta đây cũng người lớn như ai! Nhưng rồi cả hai đành bỏ cuộc với lý do giống nhau : " Chúng cháu không khát"!
Tôi chưa quên cốc cà phê đá đâu! Nơi tôi ở người ta uống cà phê như ''hũ chìm" nhưng là cà phê nóng đậm đặc! Cách đây chừng 4, 5 năm gì đó các tiệm mới dè dặt cho thêm món cà phê đá nhưng ít người uống ( trừ một số nhỏ trong đó có tôi) vì họ chê nó nhạt nhẽo , vô vị!
Xin mời cả nhà thưởng thức cà phê đá.... Homemade để quên đi cái nóng trưa hè!
Những ghi nhận, những cảm nghĩ về nhân tình thế thái sẽ được thể hiện ở trang Viet-Ca ( Việt nam -Canada )
Monday, June 29, 2020
Wednesday, June 24, 2020
Saturday, June 13, 2020
Tiệm Tóc Người Việt Tại Ottawa Chinatown Mùa Đại Dịch
Hôm qua, 12 tháng 6, 2020 toàn tỉnh bang Ontario đã bước sang giai đoạn mở cửa lại guồng máy kinh tế giai đoạn 2. Các tiệm ăn được " đón khách" theo kiểu đặt hàng rồi mang về hoặc có thể ngồi ăn trên những bàn ăn đặt ngoài trời theo qui định khoảng cách vật lý chứ khách hàng chưa được bước chân vào trong tiệm! Thế nên, những tiệm ăn có bãi đậu xe rộng đã tận dụng những bãi này đặt bàn có ô che cho khách ăn ngoài trời! Chủ tiệm lại phải mất một khoản tiền lớn cho vấn đề này! Mà mùa hè ở đây lại rất ngắn! Một số tiệm ăn đã từng có khu ăn ngoài trời theo kiểu lều trại cũng tháo bỏ hết vải che nóc cho thông thoáng. Nhưng có lẽ các dịch vụ "làm đẹp" như tiệm tóc, móng tay, xâm... nhất là tiệm tóc được mọi người ưu ái quan tâm nhất! Cứ nhìn mái tóc dài bồng bềnh của thủ tướng như một cách thể hiện sự " Đồng cam cộng khổ" với các đấng mày râu trong cả nước về sức chịu đựng khó có thể chấp nhận của những quí ông thường xuyên phải cắt tóc 3 hoặc 4 tuần một lần! Nơi đây, vấn đề đầu tóc gọn gàng, lịch sự là mối quan tâm hàng đầu trong trang phục hàng ngày của mọi người! Thế nên, các nhà đài, TV đua nhau mở cuộc thi...Tóc. Họ yêu cầu người tham dự chụp ảnh tóc trước và sau khi cắt để... trình làng! Mọi người ( hầu hết phái nam) tham gia sôi nổi lắm ! Phái nữ ít người tham gia vì nhuộm tóc mới là nỗi lo lớn nhất của phái đẹp còn cắt tóc chỉ đứng thứ hai ! Chẳng thế mà các cụ ngày xưa đã ngôn:
" Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu"!
Thế nên, số người đợi để được thợ... "Sờ gáy", " Xoa đầu"... xếp hàng dài dài! Không nhận Walk in! Phải làm hẹn đúng giờ mới có mặt! Đến sớm hơn, không được ngồi chờ trong tiệm mà phải ở bên ngoài hoặc ngồi trong xe mình đợi tới khi tiệm xướng danh! Đến muộn, mất xuất! Chưa bao giờ ngành tóc lên hương thế! Vào tiệm, thủ tục đầu tiên là được... dí trước trán nhiệt kế đo thân nhiệt! Rồi rửa tay bằng nước khử trùng theo đúng bảng chỉ dẫn cách thức, giờ giấc... của thành phố treo cạnh đó và buộc phải đeo khẩu trang trừ trường hợp đặc biệt! Người thợ phải phun thuốc tẩy, rửa dụng cụ, ghế ngồi ... trước và sau khi phục vụ một ngừơi khách! Một số tiệm không nhận tiền mặt ....Bù lại, hầu hết khách hàng rất cảm kích về nỗi khó khăn trong việc hứng chịu rủi ro về vấn đề an toàn sức khỏe của người thợ nên họ đã thể hiện bằng những tặng thưởng xứng đáng cao gấp nhiều lần so với thời gian trước đại dịch.
Và đây là một vài hình ảnh trong tiệm tóc Nancy's Hair Studio ở trung tâm Ottawa Chinatown ngày 13/6/2020. ( Để có được những tấm ảnh này, "Nhiếp gia" đã phải mặc đồ bảo hộ kín mít xông vào tiệm như làn gió để chớp lia lịa không kịp ngắm trong vài phút đồng hồ rồi co giò chạy ra khỏi tiệm!! Gan con thỏ mà! :) Từ bắt đầu mùa đại dịch đến giờ tôi đã dám ló mặt vào tiệm, shop đâu! Cấm cung trong nhà trừ những lúc đi dạo trong công viên vắng người để hít thở khí trời! )
Hôm qua, 12 tháng 6, 2020 toàn tỉnh bang Ontario đã bước sang giai đoạn mở cửa lại guồng máy kinh tế giai đoạn 2. Các tiệm ăn được " đón khách" theo kiểu đặt hàng rồi mang về hoặc có thể ngồi ăn trên những bàn ăn đặt ngoài trời theo qui định khoảng cách vật lý chứ khách hàng chưa được bước chân vào trong tiệm! Thế nên, những tiệm ăn có bãi đậu xe rộng đã tận dụng những bãi này đặt bàn có ô che cho khách ăn ngoài trời! Chủ tiệm lại phải mất một khoản tiền lớn cho vấn đề này! Mà mùa hè ở đây lại rất ngắn! Một số tiệm ăn đã từng có khu ăn ngoài trời theo kiểu lều trại cũng tháo bỏ hết vải che nóc cho thông thoáng. Nhưng có lẽ các dịch vụ "làm đẹp" như tiệm tóc, móng tay, xâm... nhất là tiệm tóc được mọi người ưu ái quan tâm nhất! Cứ nhìn mái tóc dài bồng bềnh của thủ tướng như một cách thể hiện sự " Đồng cam cộng khổ" với các đấng mày râu trong cả nước về sức chịu đựng khó có thể chấp nhận của những quí ông thường xuyên phải cắt tóc 3 hoặc 4 tuần một lần! Nơi đây, vấn đề đầu tóc gọn gàng, lịch sự là mối quan tâm hàng đầu trong trang phục hàng ngày của mọi người! Thế nên, các nhà đài, TV đua nhau mở cuộc thi...Tóc. Họ yêu cầu người tham dự chụp ảnh tóc trước và sau khi cắt để... trình làng! Mọi người ( hầu hết phái nam) tham gia sôi nổi lắm ! Phái nữ ít người tham gia vì nhuộm tóc mới là nỗi lo lớn nhất của phái đẹp còn cắt tóc chỉ đứng thứ hai ! Chẳng thế mà các cụ ngày xưa đã ngôn:
" Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu"!
Mời quí vị HỌC cách rửa tay nhé!
|
Nhiệt kế đo thân nhiệt như văn phòng bác sỹ! |
Xin mời quí vị rửa tay đã! |
Quầy thu tiền được dựng vách ngăn bằng kính |
Phun rửa, tẩy trùng trước và sau từng người khách |
Tuesday, June 2, 2020
Tầu Phù Phá, Douhua, Đậu hũ, Tào Phớ...
Chỉ là một thứ thạch? Chè? giải khát mà có nhiều tên gọi chẳng biết tên nào chính xác? Cái phố nhỏ thời thơ ấu của tôi có chú Côn chuyên bán phù phá vào lúc hoàng hôn! Tại sao chú bán vào giờ đó? Tôi không biết và cũng chẳng thấy ai thắc mắc! Chú quẩy một cái gánh vừa đi vừa rao : "Phù phá đây"! Tôi mê cái món này! Lúc trời vừa xẩm tối, gió hơi lạnh mà thấy chú đi qua thế nào cũng xin tiền mẹ rồi mua về thưởng thức mùi thơm ngậy của đậu nành hòa quyện nước đường nóng nấu với gừng làm tôi mê mẩn! Ăn hết bát vẫn còn thòm thèm!
Hơn chục năm trước ở tiệm thực phẩm Á đông thỉnh thoảng có món này! Họ không bán mà ai muốn ăn có thể xin vài hộp nhỏ! Hình như muốn mua thì chỉ có thùng lớn hàng chục lít với giá rẻ mạt! Chẳng ai mua vì thùng lớn như vậy ăn bao giờ mới hết? Tôi cũng không hiểu sao lúc đó họ coi thường món này thế? Vài người am hiểu nói nó được làm từ bã đậu? Sau khi làm đậu phụ, thừa bã đậu nên họ nấu thành phù phá để cho (tặng) những ai muốn ăn thay vì quăng bã đậu vào thùng rác? Bây giờ, thỉnh thoảng cũng có món này bán ở tiệm thực phẩm với giá rất rẻ nên tôi càng đinh ninh nó được làm từ bã đậu. Họ đựng trong những hộp khoảng chừng 1 kg nhưng chắc ít người mua nên nó không góp mặt thường xuyên như những thứ thực phẩm khác! Còn nếu đi ăn nhà hàng Trung hoa thì món này là một món ăn free sau khi ta đã " Cơm no rượu say"!
Là món ăn miễn phí có nghĩa là giá trị kinh tế của nó thấp? Không thành vấn đề gì, tôi vẫn thích ăn món phù phá này! Thế nên, chỉ còn hơn nửa tiếng đến giờ đi ngủ, cô em dâu út gọi phone khoe mới làm món này ngon lắm! Tôi bật dậy , hỏi cách làm rồi lao vào bếp!
Làm xong, thành công rồi mới thắc mắc... Trào dâng là tại sao giá trị kinh tế của món ăn này lại thấp trong khi nguyên liệu làm ra nó hoàn toàn là sữa đậu nành? Vậy mà từ trước đến giờ tôi tin là bã đậu, loại sản phẩm thừa trong quá trình làm đậu phụ ! Quả là vô lý! Nhưng tôi đã tin!
Chỉ là một thứ thạch? Chè? giải khát mà có nhiều tên gọi chẳng biết tên nào chính xác? Cái phố nhỏ thời thơ ấu của tôi có chú Côn chuyên bán phù phá vào lúc hoàng hôn! Tại sao chú bán vào giờ đó? Tôi không biết và cũng chẳng thấy ai thắc mắc! Chú quẩy một cái gánh vừa đi vừa rao : "Phù phá đây"! Tôi mê cái món này! Lúc trời vừa xẩm tối, gió hơi lạnh mà thấy chú đi qua thế nào cũng xin tiền mẹ rồi mua về thưởng thức mùi thơm ngậy của đậu nành hòa quyện nước đường nóng nấu với gừng làm tôi mê mẩn! Ăn hết bát vẫn còn thòm thèm!
Hơn chục năm trước ở tiệm thực phẩm Á đông thỉnh thoảng có món này! Họ không bán mà ai muốn ăn có thể xin vài hộp nhỏ! Hình như muốn mua thì chỉ có thùng lớn hàng chục lít với giá rẻ mạt! Chẳng ai mua vì thùng lớn như vậy ăn bao giờ mới hết? Tôi cũng không hiểu sao lúc đó họ coi thường món này thế? Vài người am hiểu nói nó được làm từ bã đậu? Sau khi làm đậu phụ, thừa bã đậu nên họ nấu thành phù phá để cho (tặng) những ai muốn ăn thay vì quăng bã đậu vào thùng rác? Bây giờ, thỉnh thoảng cũng có món này bán ở tiệm thực phẩm với giá rất rẻ nên tôi càng đinh ninh nó được làm từ bã đậu. Họ đựng trong những hộp khoảng chừng 1 kg nhưng chắc ít người mua nên nó không góp mặt thường xuyên như những thứ thực phẩm khác! Còn nếu đi ăn nhà hàng Trung hoa thì món này là một món ăn free sau khi ta đã " Cơm no rượu say"!
Là món ăn miễn phí có nghĩa là giá trị kinh tế của nó thấp? Không thành vấn đề gì, tôi vẫn thích ăn món phù phá này! Thế nên, chỉ còn hơn nửa tiếng đến giờ đi ngủ, cô em dâu út gọi phone khoe mới làm món này ngon lắm! Tôi bật dậy , hỏi cách làm rồi lao vào bếp!
Làm xong, thành công rồi mới thắc mắc... Trào dâng là tại sao giá trị kinh tế của món ăn này lại thấp trong khi nguyên liệu làm ra nó hoàn toàn là sữa đậu nành? Vậy mà từ trước đến giờ tôi tin là bã đậu, loại sản phẩm thừa trong quá trình làm đậu phụ ! Quả là vô lý! Nhưng tôi đã tin!
Subscribe to:
Posts (Atom)