Monday, January 23, 2012



Khai Bút Đầu Xuân

Ngày tôi còn nhỏ , sáng sớm mồng một tết bố tôi bắt tất cả các con ngồi vào bàn khai bút rồi mới cho tiền mừng tuổi để đi chơi . Người con nào cũng phải ngồi trước trang giấy viết một chữ gì đó . Người nhỏ chưa biết viết chỉ cần gạch một nét cũng được gọi là khai bút . Lớn dần hơn , bố tôi khuyến khích chúng tôi viết một đoạn văn ngắn hoặc làm thơ vì bố tôi rất thích làm thơ . Lúc đó, bố tôi cùng các bạn văn chung nhau làm một tờ báo tường . Tôi thấy ông treo nó trên tường nơi ông làm việc tại trạm y tế thị trấn . Bố tôi phụ trách trạm y tế này . Hình như ông chỉ đến trạm y tế khi có những ca cấp cứu hoặc có sản phụ sinh ngược mà mấy cô y tá không kham nổi và họ đến gọi ông bất kể ngày hay đêm để ông quyết định giữ lại chăm sóc hoặc ký giấy gửi lên bệnh viện huyện . Còn nơi để các nhà thơ, nhà văn sáng tác báo tường là nhà tôi . Bố tôi làm việc ở trạm y tế đồng thời có cửa tiệm thuốc bắc gia truyền tại nhà . Không biết công việc ở trạm y tế có bận không nhưng tiệm thuốc bắc tại nhà tôi lúc nào cũng đông khách đến khám bệnh, mua thuốc . Có những bệnh nhân bị đau đầu đến châm bố tôi dùng những cây kim châm bằng bạc cắm đầy trên đầu bệnh nhân trông rất sợ . Chắc là không đau nên tôi thấy họ vẫn thản nhiên ngồi chơi cờ tướng cùng bố tôi hoặc còn cùng nhau nói chuyện văn chương…Những tờ báo tường với tâm hồn văn chương bay bổng được phôi thai tại trạm y tế hay tiệm thuốc bắc riêng của gia đình không biết có sặc mùi “ bệnh viện” hay không ? Tôi không dám nhận định vì lúc đó, tôi còn quá nhỏ ! Nhưng chắc chắn cái thói quen khai bút của bố tôi cũng như sự say mê văn chương của ông đã truyền lại cho các con hưng phấn đọc , viết ? Tôi từng rất nhiều lần tập làm thơ nhưng không thể trong khi viết văn xuôi thì bình thường, không đến nỗi khó khăn . Không biết bây giờ , cái tục khai bút còn hiện diện mỗi khi xuân về, tết đến ? Riêng tôi , đã từ lâu tôi quên dần thủ tục khai bút đầu xuân . Tự nhiên ngày mồng một tết năm nay được rảnh rỗi , tôi chợt nhớ về cái tục khai bút ngày còn nhỏ và cầm “ Chuột” để … khai ... ? nhưng lại … bí đề ! Viết gì về mùa xuân khi nhìn ra ngoài khung cửa tuyết trắng đường ? Vả lại, rất đông nhà văn hải ngoại đủ cả tên, tuổi dã viết nhiều về mùa xuân hải ngoại rồi . Còn viết về mùa xuân xa xưa thì lại đã… Cũ ! Bất chợt, tôi nhớ những lời chúc tết mọi người thường dùng . Ý tứ, văn vẻ tùy từng người nhưng nội dung chung qui cũng về một mối là chúc nhau đầy đủ : Phúc , Lộc, Thọ . Kể ra, theo tôi chỉ dùng một chữ Phúc là giản tiện vì hình như trong Phúc bao gồm cả Lộc và Thọ ? Đây chỉ là một kiểu suy luận của riêng tôi , một người không biết gì về Hán văn cũng như ý nghĩa chữ Nôm là gì cả . Nhưng thôi , ngày đầu năm mới theo âm lịch , tôi xin được chúc mọi nhà, mọi người Việt năm mới đầy đủ cả Phúc, Lộc, Thọ . Và xin gửi đến bạn đọc một chuyện tình hải ngoại của Minh Thành đã đăng trên tờ Việt Báo : Chuyện Tình Hai Thế Hệ.

***
Chuyện Tình Hai Thế Hệ

Minh Thành

32 năm trước, vào một buổi tối, tôi đang lúi húi rửa bát, Thành , cậu em trai tôi rón rén đi đến đứng cạnh tôi thì thầm: “Tối nay chị đi ngủ mấy giờ?”
"Mày muốn gì thì cứ nói, quan tâm tới giờ ngủ của tao làm gì"!
Gãi đầu gãi tai một lúc rồi cậu ta đỏ mặt ấp úng: "Khoảng 10 giờ đêm, chị để ý thấy em cào vào cửa thì mở cho em nhé! "
"Lại đi với con bé “Thịt ăn không có…" Phải không?"
"Chị ác thế, không khác gì bà già. Hương mà nghe được thì chết em!" " Tao nhắc lại lời bà già thôi chứ có phải tao mỉa mai nó đâu! Tao cũng đang điêu đứng với bà già đây! Cấm đủ mọi thứ ! Cấm đi xi nê, cấm đi chơi với bạn bè thì chỉ có ế!"
"Thì giúp em đi rồi em sẽ có đi có lại".
"Được rồi, chuồn nhanh lên không bà già bắt gặp thì mất đi!"
"Nhớ mở cửa đấy".
"Không nhớ thì nằm ngoài cửa một đêm có sao"!
"Muỗi khiêng đi mất, mà bà già biết lại gào toáng lên cho cả phố nghe"!
Buồn ngủ díp cả mắt lại và ngáp lên ngáp xuống nhưng tôi vẫn chong đèn vờ đọc sách để đợi mở cửa cho Thành như lời hứa. Mẹ tôi tắm xong, đang nằm thiu thiu ngủ, bất chợt bà sực nhớ rồi giật giọng hỏi tôi: " Thằng Thành đâu? Từ chập tối đến giờ tao không thấy bóng dáng nó". Chết rồi, tôi kiếm cách chống chế: "Con mới thấy nó loanh quanh gần đây. Chắc nó ra đường hóng mát. Mẹ cứ ngủ đi, con tìm nó cho" .
"Tìm nó ngay đi. Hay là lại trốn nhà đi chơi rồi!"
"Thì mẹ cứ ngủ đi, nó lớn rồi chứ có còn là trẻ con nữa đâu".
"Tao bảo mày đi tìm nó ngay, tao chưa buồn ngủ" . Tôi đứng lên, đi ra ngoài cửa, lấy hết gân cổ gào to lên gọi Thành để tỏ cho mẹ biết sự sốt sắng của mình: "Thành ơi! Thành ơi! Về đi ngủ". Bốn bề im lặng! Tôi biết điều này mà. Tôi chạy tót ra ngoài đường, thơ thẩn, nghĩ ngợi, lo lắng cho cậu em và cho cả mình. Tuy nhiên, vẫn thỉnh thoảng gọi tên Thành toáng lên một cách ầm ĩ để che mắt mẹ tôi. Rồi bà cũng lục đục đi ra: "Không tìm được nó phải không? Lúc chập tối hai đứa chúng mày thì thầm cái gì"?
"Chúng con có thì thầm gì đâu"! "Thế thì con chó nó nói chuyện? Hay là con mèo? Còn leo lẻo cãi. Muốn sống muốn tốt mau đi tìm ngay thằng Thành về!" "Con biết tìm nó ở đâu bây giờ"? Rồi tôi lại co cẳng chạy miễn thoát được ánh mắt soi mói của mẹ. Vừa chạy tôi vừa gọi tiếp " Thành ơi! Thành ơi!" Mẹ tôi dặn với theo: "Lên nhà cái con "thịt ăn không có có thịt treo" ấy mà tìm thế nào cũng thấy nó. Gọi nó về rồi bà cho cả hai đứa một trận! Chúng mày chỉ bao che cho nhau. Cái roi mây bà vẫn còn treo kia. Gẫy cái này, bà mua cái khác. Không tìm được nó thì đừng vác mặt về nhà"!
Roi mây có bao giờ mà gẫy được! Tôi tự nhủ, nó chỉ cũ, đen xỉn đi vì được sử dụng nhiều lần . Mỗi lần bị mẹ cho ăn một roi mây là nhớ đời! Mà có phải chúng tôi là những đứa trẻ hư đâu. Cái thói dạy con của hầu hết các bậc sinh thành nơi tôi ở nó là như thế. Đứa trẻ nào cũng mới năm, sáu tuổi đã biết quét nhà, cho gà vịt ăn. Bảy tuổi lại kiêm thêm trông em rồi nấu cơm, gánh nước! Hình như " Thương cho roi cho vọt" là phương châm dạy bảo con cái của thế hệ ông bà bố mẹ tôi.
Còn nhớ bữa tối hôm đó, khi tôi đến nhà Hương kéo được Thành về đến nhà, mẹ tôi ngồi ngay cửa đợi chúng tôi với cây roi trên tay! Vừa vào nhà là Thành lãnh ngay mấy roi vào mông. Tôi níu tay mẹ lại thì bà tiện tay vụt tôi một cái đau thấu tim.
Hôm sau, khi cả nhà ngồi ăn cơm, tất cả chúng tôi lại vểnh tai nghe mẹ tôi vừa mắng vừa dạy chúng tôi về cách sống.
Bà kể cho chúng tôi nghe ở lứa tuổi bà, không có yêu đương gì cả mà " Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó". Trai gái tự động tìm hiểu, đi chơi lén lút với nhau là điều xấu xa, nhất là con gái! Mẹ tôi dí tay vào trán tôi và chị gái tôi răn đe: " Còn chúng mày nữa, con gái mà không biết giữ gìn thì khổ cả đời! Cứ lén lén lút lút, vụng vụng, trộm trộm rồi có ngày biết tay tao!"
Mẹ tôi là người mang nặng trên vai trách nhiệm lớn lao của cả người cha và người me. Bố tôi mất sớm, khi chúng tôi còn rất nhỏ! Nuôi cho con đủ ăn đã là một cực nhọc mà mẹ tôi còn cái tham vọng cho chúng tôi học đến nơi đến chốn nên bà rất nghiêm khắc.
Không biết nhờ cách dạy con bằng roi vọt của mẹ tôi hay do may mắn, tất cả mấy anh chị em chúng tôi đều lập gia đình với những người tử tế. Dâu rể trong nhà đều là những người chung thủy, chịu khó làm việc, thu vén cho hạnh phúc gia đình.
Thành, em trai tôi đã kết hôn với Hương và vai trò của mẹ tôi cũng chưa mờ nhạt trong cái đại gia đình này đâu dù bây giờ bà đã già. Mẹ tôi không biết lái xe, cũng như không biết nói tiếng Anh. Đi đâu một bước cũng con, cháu đưa đón. Vậy mà bà vẫn “uy quyền” lắm! Mỗi khi các con hớn hở báo tin đứa cháu này được khen thưởng, được học bổng hoặc kiếm được việc làm tốt… là bà lại nhắc nhở: "Không có tao kìm kẹp ngày xưa thì làm sao lấy được người tử tế`để rồi con cái được ăn với học như bây giờ"!
Điều đáng nói là mẹ tôi bây giờ đổi tính khác hẳn. Bà hoà vào mối quan hệ thân thiết, ấm cúng, cũng như thái độ gần gũi, tôn trọng con cái mà chúng tôi thiết lập trong gia đình. Mỗi khi cả đại gia đình xum họp vào những dịp lễ, tết, mấy chị em chúng tôi nhắc lại chuyện cũ rồi nháy nhau xúm lại trêu bà: "Mẹ có biết ngày xưa mẹ đã hành hạ trẻ con không? Theo luật bên đây thì đó là tội nặng lắm! Chúng con có hiếu nên không sue mẹ thôi"! Bà cười và thách thức: "Thì bây giờ các anh các chị có quyền rồi, muốn làm gì thì làm đi cho khỏi ấm ức"! Rồi mắt bà ánh lên niềm vui, hạnh phúc với nụ cười mãn nguyện không dấu được khi nhìn con cháu tụ họp đông đủ chung quanh.
Mới đây thôi, bà phone cho tôi kể chuyện về cháu Danny, cậu con út của Thành và Hương. Bà nói: "Thằng Danny nó hành mẹ nó quá"!
"Nó hành mẹ nó như thế nào hả mẹ? "
"Tối hôm trước, nó hỏi mẹ nó tiệm hoa gần nhà nhất ở đâu, mẹ chỉ cho con. Nó nói cần một bông hồng màu xanh hay tím để tặng con bé người yêu".
"Hồng màu đó khó tìm lắm."
"Thì mẹ nó cũng nói vậy".
"Rồi sao nữa mẹ?"
"Con Hương nó nói để nó mua cho vì thằng Danny bận đi làm . Con Hương kiếm mấy nơi không có hồng màu xanh hay tím nên đành mua một bông hồng nhung đỏ rất đẹp. Mua xong, nó nhắn tin cho con thì Danny nhờ mẹ chụp hình bông hồng rồi email cho nó coi"!
"Thật quá đáng, thế Hương có làm không."
"Làm ngay chứ sao không. Con Hương đang nghỉ phép mà"!
"Thế thằng Danny nó có ưng ý không mẹ?"
"Không thấy nó nói gì".
Chưa kịp làm một phép tính so sánh " tình yêu hai thế hệ" của bố con Thành thì hôm sau mẹ tôi điện thoại tiếp. Bà kể rằng khi nhận được mail mẹ gửi tới nơi thì cậu ta không ưng ý màu đỏ của bông hồng. Thực ra, nói chính xác hơn, cô người yêu của Danny chỉ thích màu xanh hay tím. Danny đã tìm kiếm trên mạng và cuối cùng, gần sát giờ hẹn, tiệm hoa cũng kịp đem đến một bông hồng xanh dễ thương tới nơi để cậu mang tặng người yêu. Cậu cám ơn mẹ rối rít vì mẹ đã mất công tìm mua hoa cho mình. Đồng thời cậu cũng xin lỗi mẹ. Hương gạt đi: "Không sao, con cứ vui là mẹ vui rồi". Đợi mẹ đi khuất vào phòng ngủ, Danny cầm bông hồng đỏ mẹ cậu đã mua hồi trưa đưa cho bố Thành nói bố tặng mẹ Hương!
Hương sung sướng khoe với tôi: "Lấy nhau mấy chục năm, có với nhau bốn người con rồi mà hôm nay em mới được anh ấy tặng một bông hồng, chị ạ!"
"Còn hơn chị, chị chưa được chồng tặng cho bất cứ một bông hoa gì chứ đừng nói bông hồng"!

Saturday, January 21, 2012

Paris Bynight 101 - Hạnh Phúc Đầu Năm (P2)








Thư Xuân Hải Ngoại
Trầm Tử Thiêng

Ước gì giờ này mẹ đang ôm con trong lòng mà ru
Cho mẹ con nghe hương xuân trao cha mới vài xuân đầu
Ước gì từ một thời xưa êm đềm thành mùa xuân mới
Hoa rộ đầy trời mẹ ban cho con xuân vừa nằm nôi

Ước gì giờ này anh đang ôm em xuân về ngoài kia
Mối tình bình yên đôi ta không lo lắng gì chia lìa
Thế mà người tình phải đi, thế mà cuộc tình tan vỡ
Thân phận bềnh bồng để xuân trôi qua âm thầm đợi mong

Thư xuân từ ngàn phương
Mang nỗi lòng người tha phương
Ôm ấp tình hoài hương
Thư xuân là rượu cay
Tương tư rót tràn trên giấy
Bên trời đông tuyết say

Ước gì giờ này nhạc đang du dương trong bài tình xuân
Bên này nằm nghe quê hương bên kia pháo nổ tưng bừng
Chan hoà nhạc lòng lả lơi, mơ người về từ muôn lối
Suối tuôn lệ mừng vòng tay thân yêu ôm trọn mùa xuân

Chan hoà nhạc lòng lả lơi, mơ người về từ muôn lối
Suối tuôn lệ mừng vòng tay thân yêu ôm trọn mùa xuân

Monday, January 16, 2012

Chúc Mừng Năm Mới , An Khang Thịnh Vượng






Anna Hair Designs

310 Bronson Avenue

613 236 9868


Minh Thành

Cô chủ tiệm tóc Anna Hair Designs là người Việt đầu tiên dám mở tiêm sớm nhất ở trung tâm phố thương mại người Á mà chúng ta thường gọi cái tên thông dụng là Chinatown . Chinatown của thập niên 80 chưa sầm uất như ngày hôm nay . Khi đó , nơi đây chỉ có vài tiệm ăn cũng như vài tiệm thực phẩm do người Hoa làm chủ. . Cô chủ Anna ở độ tuổi 20 đã khai phá cơ sở thương mại cho mình giữa khu phố tưởng như chỉ có người Hoa với vốn liếng vững mạnh mới có thể đứng được . Ngay hôm khai trương đã thu hút sự ưu ái của những người Việt mới tới định cư Ottawa và điều này khiến tiệm Anna Hair Designs ngày càng vững mạnh cho đến hôm nay .
Tiệm tọa lạc gần ngay góc đường Broson / Somerset. Gọi gần góc đường vì chính góc là tiệm xăng và tiệm Anna kế bên . Bây giờ, ngoài người Việt, tiệm còn thu hút tất cả các sắc dân khác nhờ tay nghề khéo léo đầy kinh nghiệm của nữ chủ nhân cũng như những người thợ khác . Bạn có thể tới thăm Anna Hair Designs tại địa chỉ : Anna Hair Designs
310 Bronson Avenue
. Tiệm mở từ thứ hai đến chủ nhật và nghỉ ngày thứ tư. Chỗ đậu xe miễn phí của tiệm nằm ngay phía sau rất tiện lợi giữa trung tâm thương mại sầm uất . Bạn có thể làm hẹn hoặc không . Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc số điện thoại : 613 236 9868.
Xin xem thêm ở trang quảng cáo về tiệm Anna Hair Designs ...

Sunday, January 15, 2012


Những Ngày Xưa Thân Ái

Chúc Tết

Hội Phố

Năm tôi học cấp ba , nhóm bạn chơi thân nhau gồm hơn chục đứa cả nam lẫn nữ . Chúng tôi thân nhau lắm , đi đâu cũng rủ nhau . Từ học tổ, ôn thi , đi chơi… Thường dịp tết , như một thói quen không ai hẹn ai mà hầu như cứ đến nhà tôi đợi nhau . Khi tất cả tề tựu đủ , cứ hai người một xe . Nếu thiếu xe chúng tôi sẽ “ Jin” ba ! Nghĩa là ba đứa ngồi cùng một xe đạp . Đứa cầm lái phải khỏe và cao để khi ngồi ở yên xe , nghiêng xe một chút mà một chân có thể chống xuống đất giữ xe thăng bằng cho đứa nhỏ hơn luồn vào ngồi khung xe và một đứa ngồi sau ! Jin ba phải cần xe đạp nam . Có lần , thầy hiệu trưởng đạp xe ngược chiều nhìn thấy mấy cô học sinh chở nhau như vậy, thầy nhăn mặt , không nói gì . Mấy đứa cũng sợ nhưng sau đó , không thấy thầy nhắc nhở, phê bình gì hết . Chắc thầy hiểu chúng tôi không đủ xe đi . Có điều, thầy không biết nhiều khi đủ xe, chúng tôi cũng quăng một, hai chiếc ở nhà để “ Jin ba” ! Tuổi mười lăm, mười sáu mà !
Ngày tết , cả bọn chúng tôi trước khi đi chơi thì lần lượt đi chúc tết từng gia đình cả nhóm . Bao giờ cũng vậy, khi đi ngoài đường tất cả chúng tôi nói chuyện sôi nổi lắm. Con trai cũng như con gái, gân cổ lên để tranh luận những điều chẳng có gì đáng tranh luận cả . Nhưng khi đã bước chân vào nhà một người trong nhóm rồi tự nhiên không ai bảo ai mà tất cả cùng im lặng, lễ phép, ngoan ngoãn , nhu mì một cách “ dễ sợ”! Rồi đứa nọ đẩy đứa kia lên trứoc, vào trước để chúc tết . Đùn đẩy nhau mãi để cuối cùng cũng chỉ có cô bạn lớn tuổi nhất trong cả bọn bứoc lên lễ phép nói: “ Năm mới, chúng cháu xin chúc gia đình hai bác mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn , làm ăn thịnh vượng” … Nhìn chung, ở mỗi nhà, cô cũng thay đổi chút ít nhưng đại loại cũng gần giống như vậy . Sau khi chúc xong thế nào gia chủ cũng đáp lại, chúc cả bọn học hành đỗ đạt.. rồi đon đả gọi con (cũng là một thành viên trong nhóm) : “ Con vào lấy nước , bánh mứt. kẹo… mời các anh chị”. Chỉ chờ có thế là cả bọn nhấm nháy huých khéo “khổ chủ” : “ Có nhanh tay lên không Em ? Mời nước anh chị đi chứ” . Đứa khác còn dọa dẫm: “ Không nhanh nhanh thì tát cho cái bây giờ” ! Dĩ nhiên, cái trò nhấm nháy này hết sức kín đáo mà chỉ có cả bọn biết riêng với nhau thôi . Các bậc cha mẹ sau khi xong thủ tục với con nít cũng đã bận với khách người lớn ở chiếu trên rồi nên không để ý đến đến trò khỉ của bậc con cháu ! Vả lại, có biết chắc các cụ cũng bỏ qua vì ai mà chẳng trải qua thời nghịch ngợm trước khi trở thành người lớn ? Mà chúng tôi cũng có ngồi yên đâu ! Đứa nọ thay đứa kia hạch sách khổ chủ dù biết rằng nội trong ngày mồng một tết mình cũng sẽ bị “hành” vì chương trình chúng tôi đã ngầm qui định là đi chúc tết tất cả nhà các bậc cha mẹ có thành viên trong hội bạn thân . Nhìn chung đến nhà ai thì thủ tục cũng giống nhau : chúc tết , ăn bánh, uống nước, ăn hạt dưa và món chủ đạo nhất không thể thiếu là bánh chưng . Nhà nào cũng bắt ăn . Vài nhà đầu tiên chúng tôi còn hào hứng ăn rào rào. Đến những nhà sau thì đã ngán đến tận cổ nhưng khi các cụ bảo Em đưa bánh ra mời anh chị thì đứa nào cũng xã giao : “ vâng, cháu cám ơn bác , bánh ngon quá” rồi nhìn nhau : “nghẹn họng” . Nghẹn không nuốt nổi ! Rồi sẽ có đứa hoạnh họe: “ Tên nào khen ngon thì ăn hết đi , nuốt không nổi mà còn khen ngon” ! Một câu nói chẳng có gì đáng cười mà cả bọn cũng phá lên cười như điên !
Một lần , đi từ sáng đến khoảng 3, 4 giờ chiều mới đến nhà người bạn cuối cùng . Tất cả chúng tôi đã quá no và ngán từ mứt, bánh chưng, kẹo lạc…đến mức không thể nuốt được nữa nên vừa vào ngõ . Ngõ nhà cậu bạn này sạch sẽ và rất dài . Hai bên ngõ là hai hàng mía vỏ màu tím thẫm trông ngon mắt . Cả bọn đi thong thả ngắm cảnh và dặn trước : “ Không có bánh chưng bánh chiếc gì đâu nhé ! Không thể ăn nổi rồi” ! Cậu bạn cười cười đồng tình nên khi vào trong nhà , mẹ cậu nói bóc bánh cho các anh chị ăn thì cậu vâng dạ ngon lành rồi vờ quên . Tất cả chúng tôi ngồi quây quần trên tấm phản lớn và rủ nhau xem bói. Một cậu chộp tay khổ chủ trước, cả bọn háo hức nghe lời phán . Sau vài câu đại loại: “ Năm nay học hành tấn tới nếu chịu khó học ngày học đêm ! Đường thi cử hanh thông nếu không trốn học đi chơi…” Cả bọn gật gù khen hay . Mẹ cậu ấy ngồi bàn bên cạnh tiếp khách nhưng bác cũng để ý nghe thấy bói phán . Dứt câu , “thầy” thêm : “ Nhưng có điều này mà ông giấu bọn tôi ! Đường chỉ tay ông hiện rõ mồn một mà tôi không biết có nên nói không” ? Cả bọn chúng tôi nhao nhao: “ Nói đi” ! Khổ chủ gãi đầu gãi tai: “ Nếu chuyện không nên nói thì Em xin Anh” ! Tất cả chúng tôi phản đối, ép “Thầy” phải nói ! “Thầy” đủng đỉnh: “ Đường chỉ tay ông hiện rõ là nhà ông có quả mít chín mà ông quên chưa mời bọn tôi” ! Tất cả phá lên cười khoái trá vì quả mít đó để ngay dưới gầm phản chúng tôi ngồi và hương thơm của nó tỏa khắp nhà nên không khó khăn gì mà thầy bói không nhận thấy. Mẹ cậu ấy vội vàng: “ Ừ nhỉ, mẹ quên mất , con bổ mít ra mời các anh các chị đi con” ! Cả bọn tranh nhau từ chối: “ Thôi bác ơi, chúng cháu no lắm rồi . Để lúc khác đi bác” . Ngoài miệng nói vậy nhưng mấy người ngồi kề bên đã dùng khuỷu tay huých vào mạng sườn “khổ chủ” hăm doa: “ Xuống bếp lấy dao ngay, còn chần chừ gì nữa” ! Sau chầu mít, chúng tôi còn tiếp theo một chầu mía vườn vỏ màu tím thẫm, ngọt lịm rồi mới chịu chia tay và hẹn tối gặp lại nhau ở rạp.

Saturday, January 14, 2012



Ottawa Hôm Nay

Minh Thành

Hôm qua tuyết rơi cả ngày . Và hôm nay thành phố được khoác một chiếc áo màu trắng sáng . Trời hôm nay có nắng nên màu sáng lấp lánh của tuyết làm cho Ottawa có một vẻ gì lạ ,đẹp . Xin mời bạn cùng Viet-Ca dạo quanh Ottawa ngắm màu tuyết trắng.




Thursday, January 12, 2012

Xuan Que Ta - Nhu Quynh, Tam Doan, The Son, Luong Tung Quang


Ngày Ba Mươi Tết

Minh Thành

Nhà im ắng ! Ngoài trời tuyết rơi mù mịt !Nghe dự báo thời tiết cơn bão này sẽ đổ xuống trên 25 Cm tuyết và chỉ ngừng rơi vào khoảng nửa đêm . Mẹ thở dài : “ Tết với nhất có chán không ? Thế này thì đến lúc giao thừa mói được ăn cỗ cúng ba mươi ! Ngày xưa…”
Đấy, mẹ cứ có tật ấy ! Hơi một tý lại ngày xua ! Tối hôm qua , mẹ muốn các con xin nghỉ sớm vào ngày ba mươi tết và cả ngày mồng một thì chúng nó dẫy nẩy lên : “ Không được đâư mẹ ơi ! Tết ta chứ đâu phải tết Tây mà nghỉ !”. “ Thế Tây nó không ăn tết à ?” “ Có chứ, mẹ không nhớ chúng con đã nghỉ giáng sinh và tết Tây sao ?” “ Được nghỉ có gần ba ngày mà cũng gọi là nghỉ! Nhưng mà tết đó không phải tết của mình !” “ Nhập gia tùy tục mẹ ạ . Hãng con làm mới sa thải hơn 200 người đấy ! Thôi, gắng chịu đi mẹ!”
Đành vậy, biết sao đây ? Ngày xưa mẹ góa chồng sớm ! Một nách cả chục đứa con mà vẫn tần tảo ngược xuôi nuôi chúng nên người . Nghèo mấy thì nghèo , tết nhất cũng phải nghỉ vài ngày đi lễ hội . Cả ngày ba mươi tết , gia đình rộn ràng chưng bày, nấu nướng cỗ tết . Còn bây giờ , nhìn quanh , mẹ cũng tạm hài lòng . Chúng nó đã mua mấy chậu cúc đại đóa và hai cây quất cảnh đặt ở phòng khách . Cô con út còn tìm được một cành đào lớn trồng trong chậu . Gọi là đào nhưng thực ra là hoa của cây táo (crabapple flowers ) . Trông cũng giống hệt hoa đào cánh đơn .Có điều hoa mọc từng chùm nhưng về cành lá và màu sắc nếu nhìn thoáng qua trông tựa hoa đào .Màu sắc cũng từ hồng nhạt đến hồng thẫm , loại nào trông cũng đẹp . Muốn có cành “đào” này chơi tết cũng mất công lắm . Trứơc hết , vườn nhà phải trồng loại cây táo này . Mùa hè ngắm , uốn , tỉa một cành theo ý mình . Mùa đông đến , cây rụng hết lá bước vào thời kỳ ngủ đông . Trông cây cành khô khốc trụi lá nhưng dòng nhựa vẫn âm thầm chảy nuôi cây ngủ . Vài tuần trước tết , chặt cành đã chọn đem vào nhà cho ấm . Cắm cành vào nước thì chỉ sau vài ngày đã thấy cành cựa mình tỉnh giấc . Cành khô lạnh giá đã hồi sinh . đã thấy lấm tấm những lộc xanh , rồi đâm nụ hồng trông đẹp chẳng khác gì cành đào tết quê mình .Còn nhớ ngày xưa , mẹ đi chợ chọn những cành đào vun tròn mập mạp hình dáng cành nào cũng theo khuôn mẫu gần giống nhau đều đặn nhiều nụ, nhiều hoa . Cành “Đào (táo)” này mọc tự nhiên như một cành cây bình thường nhưng vẫn mang lại một cảm giác gần gụi, ấm cúng như tết ngày xưa . Nó gợi nhớ không khí rộn rã, náo nức của những ngày cuối năm nhà nhà chuẩn bị đón tết. Đường phố tấp nập người người qua lại. Ai cũng hớn hở tay xách , tay bê . Xe đạp buộc chất đủ mọi thứ quà tết . Bắt đầu từ chiều 24 , 25 đã có những nhà đốt lửa nấu bánh chưng ngay góc sân, góc vườn . Hàng xóm chạy qua chạy lại trao đổi kinh nghiệm luộc bánh , bàn nhau chung đụng thịt hoặc biếu xén chiếc bánh chưng mới luộc, chưa ép nước còn nóng hôi hổi . Tiếng cười nói râm ran như còn văng vắng đâu đây. Trẻ em lăng xăng chạy qua chạy lại vui cười ầm ĩ náo nhiệt cả một góc phố . Thỉnh thoảng lại có tiếng nổ lẹt đẹt của pháo xuân... Dưới làn mưa bụi , nồi bánh chưng vẫn sùng sục tỏa khói . Năm nào, luộc bánh xong . Mẹ cũng đặt một nồi nước to nấu bó mùi già đã có hoa lấm tấm thơm nức mũi để cà nhà tắm “ tẩy trần” rồi mới cúng gia tiên . Quanh bàn thờ, trầm hương nghi ngút , các con tụ tập đông đủ dù đứa nào cũng công tác xa nhà . Nhớ lại những ngày tết đó thấy ấm cúng làm sao..
Đing…Đoong… Tiếng chuông cửa kéo mẹ về thực tại . Mẹ đi ra mở cửa cho lũ cháu nội đi học đã về . Đứa nào đứa nấy tuyết phủ kín người . Chúng cởi ủng , áo lạnh máng lên tủ áo khoác cạnh cửa , nhoẻn miệng cười với bà rồi nhẹ nhàng : “ Hi , bà” . Nhiều khi bà chưa kịp hỏi lại câu nào thì chúng đã chạy tót vào phòng riêng của mình . Mẹ không mấy hài lòng về câu chào nửa Anh nửa Việt này ! Mẹ đã dạy chúng phải nói : “ Cháu chào bà” nhưng chỉ được vài lần , chúng lại quên !Lâu dần, mẹ cũng nản vì thì giờ ở đây hình như quá ngắn ? Không mấy khi bà, cháu có nhiều dịp quay quần bên nhau để nghe ông, bà kể chuyện cổ tích như ở Việt nam . Lũ trẻ nơi đây đi học về là đứa nào đứa nấy nhanh chóng đi vào phòng của nó , đóng cửa lại làm bài hoặc miệt mài ngồi trước computer . Trong phòng riêng của chúng là một thế giới riêng có đầy đủ mọi phương tiện hiện đại cho chúng học hành hoặc tiêu khiển ! Họa hoằn lắm, khi xuống phòng khách gia đình thì chúng lại bật TV để xem ! Ngay cả khi vận động thể thao , chúng cũng đi xuống tầng ngầm chạy hoặc đi xe đạp máy , chơi bóng bàn. Cử tạ… Tất cả mọi sinh hoạt gói gọn trong nhà chứ ít khi ra đường như quê mẹ ngày xưa ! Kể ra , mùa đông chúng vận động trong nhà cũng được nhưng mùa hè , chúng cũng chơi bóng trong nhà . Thỉnh thoảng , chúng mới đạp xe ngoài đường để hít thở khí trời . Hình như có nhiều thứ để giải trí ngay trong tầm tay nên cùng sống chung dưới một mái nhà nhưng hầu như tất cả đều có thế giới riêng của mình mà ít cơ hội đoàn tụ , nói chuyện rôm rả trong gia đình.
Dạo mới qua đây , mẹ cứ cảm thấy ngột ngạt vì nhà cửa kiến trúc kín đáo, riêng tư . Cửa sổ hầu như lúc nào cũng đóng và che rèm . Dù hệ thống khí lùa trong nhà thông thoáng nhưng sao bằng cửa nhà, cửa ngõ mở thông thống ? Hàng xóm cạnh nhà cũng ít khi giáp mặt nhau . Mở cửa sau nhà là thông thẳng vào nhà để xe .Ngồi trong xe đi ra đường thì làm sao gặp mặt ? Họa hoằn những ngày hè , cả hai bên cùng ra vườn sửa vườn hoa hay cắt cỏ thì lúc đó mới có dịp làm quen . Dù thân hay sơ thì hai bên cũng chào hỏi nhau niềm nở . Hỏi thăm sức khỏe , trao đổi với nhau vài câu mưa nắng rồi ai nấy lại quay về công việc của mình . Những dịp ấy hiếm hoi lắm , không đều đều như cái tình hàng xóm láng giềng ngày xưa ở quê nhà mà chỉ một người mất con gà , cả làng đều biết , cùng chia sẻ thông tin hoặc cùng nhau đi tìm . Rồi những buổi tối mùa hè nóng nực , mọi người . mọi nhà ra ngồi trước cửa nhà mình ngóng sang nhà “cô láng giềng” nói chuyện thân mật . Thỉnh thoảng lại vọng ra tiếng mắng con của nhà bên cạnh hay tiếng cười đùa ầm ĩ của bọn trẻ con… Ngày xưa…
Trời đã sập tối từ lúc nào . Tuyết vẫn rơi mù mịt . Thời tiết này thì giờ tan sở đường xá sẽ tắc nghẹt xe vì đường trơn, xe chạy chậm lại thêm xe gạt tuyết, xe rải muối làm việc . Đợi được cả nhà đông đủ để cúng chiều ba mươi cũng phải tới hơn 7 giờ tối . Biết vậy nhưng mẹ vẫn ngong ngóng ra phía cửa mà chẳng thể yên tâm làm việc gì ! Trông mãi trong màn tuyết rơi vẫn chưa thấy ánh đèn xe nào rẽ vào cổng nhà , mẹ lại vào trong bếp . Mẹ thẫn thờ nhìn những khay, đĩa đã được các con bày la liệt trên bàn . Nào là chè Thái nguyên , bánh đậu xanh Nguyên hương . Các loại mứt sen , mứt bí , bánh nướng hình con giáp . Có cả cốm Hà nội đựng trong lá sen khô bên cạnh đĩa hồng giòn .Thêm mấy cặp bánh chưng vuông vắn dán chữ phúc đỏ thắm trên nền nhũ vàng . Rồi bánh dầy và bánh cốm…
“ Bố các anh các chị ấy chứ” mẹ lẩm bẩm mắng yêu : “ Bận rộn như vậy mà vẫn còn nhớ đến ngày tết . Nhưng mua gì mà mua lắm thế , tết nhất đoàn tụ cả nhà vui vẻ chứ ăn được bao nhiêu ? Rồi lại vứt bỏ phí phạm như những năm trước! Mà sao đến giờ vẫn chưa có đứa nào về ? Không lẽ chúng nó quên mất hôm nay là chiều ba mươi ?”
Như một thói quen khó bỏ , mẹ lại rời căn bếp đi ra phía ngoài nhìn qua khung cửa kính . Ngoài trời, tuyết vẫn rơi mù mịt !


Saturday, January 7, 2012



Dr. Sun Yat Sen Garden
Thăm Vườn Bác sỹ Tôn Dật Tiên

Hội Phố

Vancouver dịp Giáng sinh sao mưa nhiều thế ? Mưa cả ngày không ngừng . Mưa từ hôm trước đến ngày hôm sau và cả ngày mai ! Mưa lớn , nặng hạt . Đường phố lúc nào cũng ướt nhưng vẫn có người qua lại . Được cái nhiệt độ ấm áp . Tháng 12 mà nhiệt độ dao động ở 1 hoặc 5 độ . Hình như Vancouver không bao giờ lạnh tới -30 độ C như Ottawa. Ấm áp nhưng nhiều mưa thì so sánh với tuyết và lạnh có thể bên tám lạng bên nửa cân ? Tôi sống ở Ottawa ít mưa quen rồi . Và cái lạnh thì cũng chỉ vài tháng mùa đông sẽ qua nhanh thôi . Còn hơn lúc nào cũng kè kè cái ô ướt át như cư dân Vancouver ! Nghe đâu mùa hè cũng mưa mà còn mưa nhiều hơn mùa đông nữa ? Mưa ! Mưa mãi buồn lắm ! Tôi không thích buồn nên cưỡi ngựa xem hoa Vancouver là đủ . Tình cờ đi ngang một dãy phố mà đếm thấy 5 tiệm cà phê Việt nam ! Năm tiệm gần như nằm kề nhau ! Chắc người Việt ở Vancouver đông lắm ! Lang thang trên đường phố chán rồi ghé thăm vườn Bác sỹ Tôn Dật Tiên ( Dr Sun Yat Sen Garden) . Vừơn đẹp như cổ tích . Tôi cứ tưởng tượng đó là những hình ảnh của khu vườn trong Hồng Lâu Mộng.














































































Monday, January 2, 2012



“ Ngày 2 tháng 1 năm 1980 , cả nhà bay sang Canada” ( Người Việt gốc Hoa vượt biển – Minh Thành) .
Cho tới hôm nay đúng 32 năm ! Quãng thời gian dài tới 1/3 đời người sống thọ . Tất cả buồn vui đã trở thành kỷ niệm . Tất cả đều trôi đi và đến một lúc nào đó, nó sẽ bị bụi thời gian che phủ . Nó sẽ bị quên lãng ! Điều tồn tại mãi mãi bất chấp thời gian là tình người . Là sự yêu thưong, là lòng nhân ái xuất phát tự trái tim .
Viet-Ca xin gửi tới bạn truyện ngắn : “ Cuốn Tự Điển” của Kim Liên viết về những trái tim nhân ái đã và đang ở cạnh chúng ta .Rất đơn sơ, giản dị như những sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống của mọi người bình thường. Bình thường đến độ chỉ một chút sơ ý, ta sẽ chẳng nhận ra .

The Dictionary

To Vinita and Harry

The bewildering refugees looked at each other when they saw that other passengers on the flight had started to disembark.
The most elderly of the group said: “Is this the right destination?” .
Giang’s mother said: “Well, let’s sit here and wait. There will be some people to get us.”.
A few minutes passed in silence and then an air stewardess came in with a smile and had said some words that nobody understood. We all looked at each other in embarrassment but noticed afterwards the signs she made to follow her. After the usual formalities at the airport, we were led into a larger hall. Everybody discreetly shared their anxieties and family concerns in quiet whispers. The greatest common concern of all was that nobody understood what those strange western men and women were saying and whether this was even the correct destination. They had heard many horror stories of people getting lost and landing at the wrong place. The most immediate practical concern for everybody was whether they would be allowed to live in the city or would have to live in the countryside to herd cows. A few more people had came in though this time everybody in the group was relieved because the two of them could speak Vietnamese.
They had said “Greeting to all of you. We are Hai and Tuan. We are here to interpret for you. Congratulations to all of you for a safe journey and a happy arrival".
Then Hai and Tuan turned around and exchanged a few words with the westerners. Giang looked at them with admiration of how wonderful they were. They had looked so elegant and pleasant. Their behaviour was in stark contrast to the strict attitude of the few Hong Kong policemen. Giang sadly thought while one by one the group had followed their sponsors and left. Their eyes reflected the sad feelings of separation as if they had known each other for long time even though they had only met for the first time during the flight. She wondered if they would see each other again in the immense city. Then came the turn of Giang’s family. Mr Hai said that her family had been sponsored by the Anglican Church. Giang anxiously asked: “Does that mean we all have to become Christian?”.
Mr Hai explained to Giang about the freedom of religion but she had only a vague understanding of what he said. Afterwards, Giang’s family followed them to the car for a ride “Home”. Mr Hai said the sponsoring group had rented a house for them only five minutes walk from the parliament. Giang’s brothers and sisters were very excited to learn that they would live in the centre of the capital. Mr Hai said his and Mr Tuan’s job was only to help with the interpretation at the airport. However a member of the family that sponsored giang’s family was Hai’s professor at the university and the professor suggested that Hai go with the family to help them settle in.
Giang’s mother asked Mr.Hai: “How can we ever repay them for this favour?”.
Mr Hai said: ”Don’t worry! They only want to help us. They do not expect anything in return.”.
The house of Giang’s family was a beautiful four-bedroom house. The dining room and the living room were on the first floor. Giang’s face lit up when she saw a ping-pong table in the basement. She was very fond of playing table tennis. The house was nice, clean and very comfortable with all the necessities. The sponsoring family shared in the happiness with the family. With the interpretation of Mr. Hai, they could talked to them with an open heart. They wished the family a happy life in the new country and they asked the family to let them know if they needed anything. After six months of hardship in refugee camp, this was the first night that Giang’s family had a peaceful and sound sleep.

In the following weeks, Giang’s family was very well received by the sponsors. Mr Hai was present in almost every occasion. He was a third-year student at Ottawa University. In his spare time he volunteered to interpret for all of his compatriots. Giang wished that one-day she would be able to speak English as well as Mr. Hai.

After a week of rest, all members of the families were allowed to learn English in school. Giang’s brothers and sisters were all over 20 years old so they went to a different school. Fortunately the high school that Giang attended had a number of Vietnamese students at her age. Though their knowledge of English differed, they were always eager to help each other. The greatest difficulty for Giang and her friends was that they did not have a dictionary to help them understand some of the english words. Ottawa at that time did not have any Vietnamese shops. Giang could only wish silently in hope of owning a dictionary because she had realized that it would be difficult to find one.

Every week the church sent people to visit Giang's family. They showed them how to do everything from grocery shopping to taking a bus and had also helped them with learning English. Giang was the best student in the family. She now able to translate some of the easy questions when Mr. Hai was not available.

Giang had liked everybody in the sponsor group because all of them were very friendly and pleasant. Among the sponsors, Giang had liked Henry and Anita the best. Henry was an engineer and Anita was a nurse. They were married only a few months before the arrival of Giang's family to Canada. Henry and Anita considered Giang's family as if they were their own. They came to visit the family over the weekend. They took the whole family to McDonald's to enjoy eating hamburgers, which at that time Giang's brother dubbed "western buns". They then went to Dairy Queen to have a treat of ice cream, which was both very pretty and tasty.

Giang had never forgotten the first time they went skating on the Rideau Canal. Giang kept slipping and tumbling and Anita had to hold her very tight. Giang had thought she must have been very tired but was always cheerful and their continuing laughter made everybody forget the time. Every Saturday and Sunday they took them to go sightseeing, to visit museums or to go see the tulip festival. Though living in Ottawa for only a few months, Giang felt as if she had learned a lot. Last night Giang eagerly played a table tennis match with her brothers, sisters and with Henry and Anita. She had won against everybody and was so thrilled that she could not sleep. The next morning she woke up rather late, suddenly realizing that this was the day to go skating. She scrambled out of bed and ran over to the other bedrooms to wake everybody up. They were still asleep and wanted to sleep in on Sunday morning. Disappointed, she went into the kitchen and ate breakfast by herself. Suddenly she heard some noises at the front door. Snow was still falling and she had to pull the curtain aside to look out. To her surprise, she saw Henry and Anita clearing the snow on the steps of their house with a shovel they had kept in the trunk of their car. Giang hastened to open the door, apologized and invited them in. Henry just laughed and said not to worry because he was only doing the usual chore of an eldest son in the family.

That Christmas everybody had a great time. Giang received many gifts from the sponsors. The gift from Henry and Anita looked like a box of chocolate with a very beautiful wrapping. It came with a card wishing her dreams would come true. With excited anticipation she peeled away the wrapping and discovered to her extreme delight that it was an English-Vietnamese dictionary. The whole family joined her in noisy appreciation of the gift. Giang was the happiest of them all because at that time she had gone beyond the stages of the simple lessons, which could be understood easily. She needed a dictionary for her advanced daily study. Clutching the dictionary to her chest, she promised herself that she would work hard to be worthy of the loving care others had given her.

Time flies. Nearly 20 years had gone by.

Giang, the little girl of those days had become a fashion designer. She and her family were now well settled. She never forgot the people who had sponsored her family 20 years ago. Henry and Anita, though more busy with their four children of their own, still took care of Giang and her family. They still shared with them the joy and disappointment every day. Giang had also succeeded in her fashion designing, a job that she loved with a passion. She could organize a fashion show by herself to introduce her own designs.

The fashion show at the end of 1999 was prepared very carefully to mark a milestone in her career and also to usher in the new decade. Giang's designs were praised for their stylish elegance as well as their graceful blend of Vietnamese charm. Henry and Anita was sitting at the front row and could hardly conceal their pride about Giang's success.

At the end of the show when Giang expressed her thanks to the guests, everybody wanted to know what were the sources to her success. Giang pulled a dictionary out of her hand bag and held it up for everybody to see. Then, in a voice full of emotions she said:

Every structure must have a foundation. The foundation of my career is this dictionary. It was given to me in the spirit of compassion and humanitarianism. There are many ways to give, to receive but fundamentally it comes from the heart of the giver. This dictionary is an invaluable souvenir and it will always represent a motivation that helps me overcome the difficulties so that I can be worthy of the one thing that I considered the greatest in life: love and compassion.

A round of applause rose and continued as if it would go on forever. With overwhelming emotions, Giang quietly approached Anita who was trying in vain to hold back her tears while Henry had looked down to try and hide his reddish eyes already brimming with tears.

Giang said to herself:

I am still gratefully and deeply indebted to the church and to you both.

***

Cuốn Tự Điển

Kim Liên

Thân tặng Vinita và Harry

Nhóm người tị nạn ngơ ngác nhìn nhau khi thấy tất cả hành khách cùng chuyến bay lục tục bước xuống . Một bác già nhất lên tiếng : “ Không biết có phải đây là nơi mình đến không” ? Mẹ Giang góp ý : “ Thôi, cứ ngồi đây đợi , thế nào cũng có người đến” .
Vài phút trôi qua trong yên lặng , rồi một cô nhân viên hàng không tươi cười bước đến nói những gì không ai hiểu ! Mọi người lúng túng nhìn nhau ! Thấy thế, cô làm cử chỉ mời mọi người đi theo cô . Sau vài thủ tục thông thường ở phi trường , tất cả được dẫn vào một phòng rộng . Mọi người giữ ý trao đổi nho nhỏ về sự lo ngại của mình , của gia đình. Nỗi lo ngại chung và lớn nhất là không ai hiểu các ông tây bà đầm nói gì và hiện tại, mình đã đến đúng nơi chưa ? Thiếu gì câu chuyện truyền miệng về đi lạc của bà con ta ! Còn thực tế nhất là lo không được ở thành phố mà phải về nông thôn … Chăn bò ? ! … Lại thêmmột số người nữa bước vào, nhưng lần này bà con vui hẳn lên vì trong đoàn có hai người “Mình” nói tiếng Việt hẳn hoi : “ Kính chào bà con. Cô bác . Tôi , Hải và Tuấn tới đây để làm thông dịch . Xin chúc mừng tất cả quý vị đã đến nơi an toàn.”
Rồi hai anh Hải, Tuấn quay ra trao đổi gì đó với các ông bà Tây. Giang nhìn hai anh với vẻ cảm phục. Họ giỏi Làm sao ? Trông họ thật lịch sự và vui vẻ. Hồi tưởng lại cách đối sử lạnh lùng của một số ít cảnh sát Hồng kông vẫn còn thấy buồn ! Lần lượt , từng nhóm , từng nhóm theo người bảo trợ đi ra . Ánh mắt tiễn biệt nhìn nhau đầy lưu luyến dù mới chỉ quen biết trên chuyến bay . Biết có gặp lại nhau giữa thành phố mênh mông này ? Tới lượt gia đình Giang , anh Hải cho biết gia đình cô được hội nhà thờ Anh giáo bảo trợ . Giang láu táu hỏi : “ Vậy thì nhà em phải theo đạo à” ? Anh giải thích cho Giang nghe về tự do tín ngưỡng dù lúc đó, Giang chỉ hiểu đại khái . Sau đó, cả gia đình Giang theo ra xe để về “ Nhà” . Anh Hải cho biết hội nhà thờ đã thuê cho gia đình Giang một căn nhà mà từ đó đi bộ lên quốc hội có 5 phút . Được ở ngay giữa lòng thủ đô , cả mấy anh chị em Giang sung sướng nhảy dựng lên. Anh Hải nói nhiệm vụ anh và anh Tuấn chỉ ra phi trường thông dịch là xong , nhưng vì nhóm bảo trợ gia đình Giang có ông thầy dạy anh ở trường đại học . Ông đề nghị anh theo gia đình về tận nhà để gia đình đỡ bỡ ngỡ . Mẹ Giang xuýt xoa : “ bác lấy gì để trả lại côn ơn của họ đây”? Anh Hải nói : “ Bác đừng ngại điều đó . Đây là họ giúp đỡ mình , họ không cần phải trả ơn đâu”
Nhà của gia đình Giang là một căn hộ mới đẹp đẽ gồm bốn phòng ngủ . Phòng ăn, phòngkhách biệt lập dưới lầu . Tầng ngầm có sẵn bộ bàn ping pong làm cho mắt Giang sáng rực lên . Cô bé vốn mê bóng bàn . Trong nhà sạch đẹp và có đủ tiện nghi cần dùng. Nhìn nét rạng rỡ của gia đình Giang, những người bảo trợ cũng vui lây . Họ nói chuyện thật cởi mở qua anh Hải . Họ chúc gia đình sống vui vẻ ở quê hương mới này . Rồi họ còn nhờ anh Hải hỏi gia đình cần gì thêm cứ cho họ biết để họ lo… Đêm đầu tiên sau 6 tháng long đong tị nạn , gia đình Giang có được giấc ngủ ngon lành và bình yên.
Những tuần tiếp theo , gia đình được hội bảo trợ đón tiếp thật vui vẻ . Anh Hải gần như lúc nào cũng có mặt trong những buổi tụ họp đó . Anh đang học năm thứ ba tại đại học Ottawa . Những giờ rảnh rỗi , anh tình nguyện làm thông dịch viên cho tất cả đồng hương . Giang ước mong tới lúc nào đó, cô cũng nói được tiếng Anh như anh Hải.
Chỉ sau một tuần nghỉ ngơi. Tất cả mọi thành viên trong gia đình Giang được đi học tiếng Anh ngay. Các anh chị em Giang đều hơn 20 tuổi nên họ học ở trường dành cho người lớn. Rất may , trương trung học Giang theo có một số bạn người Việt cùng lứa tuổi . người biết tiếng Anh nhiều hoặc ít nhưng đều nhiệt tình giúp đỡ nhau . Cái khó khăn nhất của Giang cũng như các bạn là không có một cuốn tự điển để tra khi cần thiết , mà hầu như lúc nào cũng cần. Phố Tàu Ottawa lúc đó chưa có tiệm Việt mà chỉ lác đác vài tiệm Tàu mà thôi . Giang đành chỉ ước mơ mà không thể thổ lộ ý muốn của mình cùng ai vì Giang biết điều đó chẳng dễ dàng gì !
Hàng tuần, hội nhà thờ vẫn có người đều đặn đến thăm gia đình Giang . Họ hướng dẫn từ việc đi chợ, đi xe bus và dạy thêm tiếng Anh . Giang nói giỏi nhất nhà . Cô bé đã có thể thông dịch lại một số vấn đề dễ hiểu thay anh Hải.
Trong hội nhà thờ , Giang quí nhất anh Henry và chị Anita . Anhlà kỹ sư còn chị là y tá. Họ mới cưới nhau vài tháng trước khi gia đình Giang tới Canada . Giang quí tất cả những người bảo trợ vì ai cũng dễ thương và vui vẻ . Nhưng riêng Henry và Anita đối với gia đình Giang như người nhà . Anh chị tới thăm gia đình những ngày cuối tuần . Họ dẫn cả nhà đi McDonald’s thưởng thức Hamburger mà lúc đó anh trai Giang gọi là : “ Bánh bao tây” ! Rồi đi Dairy Queen lựa chọn những ly kem vừa ngon vừa đẹp mắt.
Giang không quên được lần đi trượt băng ở Rideau Canal . Giang ngã oành oạch nên chị Anita phải kèm chặt bên Giang . Chắc chị mệt lắm nhưng sao anh chị vẫn thật vui ? Những tiếng cười rộn rã làm cho mọi người quên cả giờ về . Thứ bảy, chủ nhật nào cũng có chương trình từ đi thăm cảnh thiên nhiên đến các viện bảo tang , hội hoa tulip… Mới tới Ottawa vài tháng thôi mà Giang thấy mình được biết khá nhiều.
Tối qua, Giang hăng say đấu bóng bàn với các anh chị cùng Henry , Anita. Cô bé thắng tất cả mọi người. Một niềm vui cứ tràn ngập làm cô thao thức nên sáng nay thức dậy hơi muộn.
Sực nhớ ra hôm nay đi trượt băng. Cô bé lồm cồm bò đậy chạy sang phòng ngủ đánh thức các anh chị. Mọi người đều đang ngon giấc và muốn ngủ muộn sáng chủ nhật. Cô đành xuống bếp ăn qua loa điểm tâm một mình. Chợt nghe có tiếng động lục cục phía trước cửa . Tuyết vẫn còn rơi trắng xóa nên cô phải vén màn cửa để nhìn cho rõ . Trời ạ, Henry và Anita đang dọn tuyết trên những bậc cửa nhà Giang bằng cái xẻng họ thường để sau xe. Giang cuống quýt mở cửa mời anh chị vào nhà và xin lỗi. Henry cười xòa bảo cô bé thật rắc rối . Anh chỉ làm công việc của người anh lớn trong gia đình mà thôi.
Giáng sinh năm nay thật vui. Giang được nhiều quà từ bên nhà thờ lắm. Gói quà của Henry, Anita vuông vắn như hộp kẹo Chocolate được gói thật đẹp . Tấm card với lời chúc giấc mơ của cô bé sẽ thành sự thực . Hồi hộp mở lần giấy bọc , cuốn tự điển Anh-Việt lộ ra làm cô bé vui mừng không nói lên lời. Cả nhà xúm vào trân trọng món quà quí giá. Giang mừng hơn ai hết vì đã qua rồi những bài học đơn giản có thể hiểu được dễ dàng . Cô cần cuốn tự điển cho việc học hàng ngày. Ôm cuốn từ điển vào lòng, cô bé thầm hứa sẽ cố gắng khỏi phụ lòngmọi người.
Thời gian thấm thoát đã gần 20 năm . Cô bé Giang ngày nào bây giờ đã trở thành người vẽ kiểu áo thời trang . Cô đã có gia đình và sự nghiệp . Cô vẫn không quên những người bảo trợ gia đình mình từ 20 năm trước. Anh chị Henry, Anita bận rộn hơn với 4 con nhỏ nhưng vẫn quan tâm đến Giang cùng gia đình. Họ vẫn chia sẻ từng niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.
Buổi trình diễn thời trang cuối năm 1999 của Giang được chuẩn bị hết sức chu đáo nhằm đánh dấu một bước tiến trong sự nghiệp đồng thời chuẩn bị cho niênkỷ mới . Quan khách tham dự thật đông đảo . Họ thích kiểu mẫu Giang vẽ vì ngoài vẻ đẹp nhã nhặn, lịch thiệp còn pha trộn nét duyên dáng rất Việt nam. Anh, chi Henry, Anita ngồi ở hàng ghế đầu không dấu được vẻ xúc động trước thành công của Giang.
Trong lúc Giang ngỏ lời tạm biệt, cám ơn chân thành đến quan khách để kết thúc buổi trình diễn . vài người tham dự muốn chia sẻ những thuận lợi cũng như khó khăn bước đầu của Giang . Rất tự nhiên , Giang rút từ trong túi xách cuốn từ điển đưa lên cao cho mọi người nhìn rõ . Rồi cô nói thật cảm động: “ Mọi kiến trúc đều có nền móng của nó. Khởi điểm của tôi bắt đầu từ cuốn từ điển này . Nó đến tay tôi nhờ xuất phát bởi lòng nhân ái mà tôi đã được nhận . Có nhiều cách cho và nhận nhưng cơ bản là ý nghĩa của người cho. Cuốn từ điển này là một kỷ niệm mãi mãi , là động lực thúc đẩy tôi vượt qua mọi khó khăn để đáp lại điều tôi cho là có ý nghĩa nhất trong đời .Đó là tình thương cùng sự cảm thông giữa người và người.
Tiếng vỗ tay nổi lên tưởng không bao giờ ngừng . Giang xúc động lặng lẽ bước đến sát bên Anita đang cố ngăn những giọt nước mắt và Henry cúi mặt xuống để Giang không nhìn thấy ánh mắt đỏ hoe của anh . Cô nghĩ thầm : “ Em còn nợ hội nhà thờ và anh chị nhiều lắm.

Sunday, January 1, 2012

Ái Vân - Em đi chùa Hương


***Happy New Year***

Tết Ta, Tết Tây.

Minh Thành

Nói đến tết , người mình thường nghĩ đến tết Ta tức là tết âm lịch . Người phương Tây lại có tết dương lịch . Lần hưởng cái tết Ta đầu tiên của tôi ở Ottawa vẫn cảm thấy một cái gì đó thiêng liêng , háo hức và rạo rực lắm . Chỉ tiếc là thời gian đó, người Việt ở đây đếm được trên đầu ngón tay. Hiếm khi gặp “ tóc đen” ở nơi công cộng ! Ồ mà có gặp , gặp ở lớp học tiếng Anh . Nơi đó là nơi hội tụ của những ngừoi đang học ngôn ngữ nơi mình đến định cư ! Tóc đen nhưng chưa chắc đã là người Việt ! Vẫn biết thế nhưng cứ thấy một ông hay bà tóc đen giữa chốn tóc vàng thì mừng húm , tìm cách len đến trao nhau nụ cười . Thỉnh thoảng trúng, lắm khi trựot ! Hai bên cùng không hiểu nhau nói gì vì người đối diện mình trông hao hao giống mình nhưng không phải là người Việt . Thế rồi đôi bên nhìn nhau nhoẻn miệng cừoi và nói chuyện bằng ngôn ngữ khác ! Dĩ nhiên , ở xứ sở này thì sổ tiếng Anh là thượng sách ! Khốn nỗi, cả hai bên đều đang học lớp I tờ nên trao đổi câu được câu chăng còn phần lớn nói bằng tay ( Thứ ngôn ngữ mà không đủ từ diễn tả , phải ra hiệu bằng hành động múa chân múa tay cho dễ hểiu được chúng tôi gọi là nói chuyện bằng tay) . Tuy không hiểu nhau nhưng cần gì hiểu ! Có một chút Á là đã đủ hiểu hiểu nhau rồi !Đã thấy ấm lòng nơi đất lạ . Giữa lúc cảm thấy mình hết sức bơ vơ theo kiểu : “ Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” thì thành phố Ottawa tổ chức tết âm lịch cho người Á ! Tuyết rơi , trời lạnh , gió buốt mà chúng tôi cũng đón xe bus đi tham dự ! Lại diện áo dài nữa chứ ! Đến nơi , gặp đa số tóc đen ( dĩ nhiên) đã thấy lòng khấp khởi nhưng khi sổ tiếng Việt để làm quen thì chỉ gặp những nụ cười thông cảm và đáp rằng họ không hiểu tiếng Việt ! Hội trường đông kín người , có thức ăn thức uống nhưng bụng dạ nào muốn ăn ? Còn nữa, mấy tiểu thư đóng bộ áo dài trắng mong manh như nữ sinh nên cảm nhận thấy cái giá lạnh tê tái từ trong lòng ! Rất may, nhờ có tà áo dài giữa chốn ba quân mà một anh trong ban tổ chức nhận được đồng hương . Anh tới thăm hỏi vài câu rồi ưu ái dẫn mấy đứa chúng tôi tới một cái bàn . Anh nói chúng tôi tự nhiên lấy thức ăn cho mình . Anh rất bận nên sau đó anh lại phải vào trong làm việc sau khi chúc tết chúng tôi . Anh còn nói, nếu xong việc, anh sẽ quay lại nói chuyện nữa nhưng rồi chúng tôi cũng chẳng gặp lại ! Thật sơ xuất, chúng tôi đã quên nhìn bảng tên anh đeo trên ngực . Thấy có người mình trong ban tổ chức thì tự nhiên cả mấy đứa cảm thấy bớt lạc lõng. Thấy vui hơn và ở lại theo dõi mọi tiết mục tới tan buổi tiệc . Chưa hết, đến tối lại còn đi nghe ca sỹ Chế Linh từ Toronto lên Ottawa hát cho bà con người Việt thủ đô nghe . Chế Linh hát hay tuyệt . Nghe giọng anh đầy sầu khổ đến rơi nước mắt trong các băng nhạc đã hay nhưng khi nhìn tận mắt phong cách biểu diễn và giao lưu với đồng hương mới thấy anh gần gũi làm sao . Trời rất lạnh vì hôm đó bão tuyết và đêm đã khuya mà nghe nói hát xong ở Ottawa , Chế Linh lại đến Montreal hát nữa .
Sáng mồng một tết , tôi nhận được điện thoại của người bạn gọi từ Montreal đến chúc tết . Hai bên tả nỗi buồn xứ lạ xong , anh bạn đọc cho tôi bài thơ mà anh nói do một người bạn gửi cho . Bài thơ ấy tôi còn giữ . Có điều bạn tôi không biết tên tác giả . Bài thơ thấm thía, cảm động như tình người lúc xa quê. Mùa xuân nơi đây tuyết trắng , cành khô như ý thơ diễn tả nhưng tôi cũng xin tặng bạn đọc một cành đào Bắc Mỹ phủ đầy tuyết để tìm lại một chút quê xưa. Và cùng đi thăm chùa Hương với ca sỹ Ái Vân.

KỶ NIỆM VỀ TRONG ĐÊM NAY

Xuân canh thân 1980

Mùa xuân về khung trời Bắc Mỹ
Giữa vùng tuyết trắng toàn cành cây trơ
Không đoá mai vàng không bông đào nở
Lúc xuân về ta cảm thấy bơ vơ

Mùa xuân về trên Canada
Tuyết rơi đầy nhuộm trắng không gian
Thiêú cánh én xuân tình vẫn thiếu
Tận đáy hồn thương nhớ cứ mang mang

Mùa xuân về phố Montreal
Trời giá băng tê buốt thịt da
Ta bắt nhớ những ngày xưa cũ
Đón xuân nồng trên quê hương ta

Ôi chua xót mùa xuân lưu vong
Nuối tiếc buồn đau đi vào lòng
Ở đây không có người thôn nữ
Rước xuân hồng vào mắt nhung trong

Mùa xuân về không có lá xanh
Không tiếng chim líu lo trên cành
Thiếu sắc hoa tươi thiếu màu áo tím
Xuân tình xuân ý như mong manh

Em nhớ quê mình xuân trước không ?
Trên luống cải xanh có đôi bướm hồng
Em bảo mùa xuân mùa hẹn ước
Bướm cũng tìm nhau kết vợ chồng

Và ở quê mình xuân trước đây
Có lũ học trò tay trong tay
Tíu tít vui cười khoe áo mới
Hồn xuân bừng sống tuổi thơ ngây

Và cũng quê mình đêm xuân xưa
Anh đem pháo đốt đón giao thừa
Em còn ngơ ngẩn chờ năm mới
Và hỏi anh rằng xuân đến chưa ?

Bao kỷ niệm về trong đêm nay
Tìm thơ ngọn bút đã hao gầy
Xuân ơi thi cảm còn hay hết ?
Lặng lẽ ngoài kia tuyết vẫn bay.

( Như đã nói ở trên , bài thơ này Viet-Ca không được biết tên tác giả . Xin mạn phép đăng lại trên blog và rất mong sự thông cảm - Xin cám ơn)