Monday, January 2, 2012



“ Ngày 2 tháng 1 năm 1980 , cả nhà bay sang Canada” ( Người Việt gốc Hoa vượt biển – Minh Thành) .
Cho tới hôm nay đúng 32 năm ! Quãng thời gian dài tới 1/3 đời người sống thọ . Tất cả buồn vui đã trở thành kỷ niệm . Tất cả đều trôi đi và đến một lúc nào đó, nó sẽ bị bụi thời gian che phủ . Nó sẽ bị quên lãng ! Điều tồn tại mãi mãi bất chấp thời gian là tình người . Là sự yêu thưong, là lòng nhân ái xuất phát tự trái tim .
Viet-Ca xin gửi tới bạn truyện ngắn : “ Cuốn Tự Điển” của Kim Liên viết về những trái tim nhân ái đã và đang ở cạnh chúng ta .Rất đơn sơ, giản dị như những sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống của mọi người bình thường. Bình thường đến độ chỉ một chút sơ ý, ta sẽ chẳng nhận ra .

The Dictionary

To Vinita and Harry

The bewildering refugees looked at each other when they saw that other passengers on the flight had started to disembark.
The most elderly of the group said: “Is this the right destination?” .
Giang’s mother said: “Well, let’s sit here and wait. There will be some people to get us.”.
A few minutes passed in silence and then an air stewardess came in with a smile and had said some words that nobody understood. We all looked at each other in embarrassment but noticed afterwards the signs she made to follow her. After the usual formalities at the airport, we were led into a larger hall. Everybody discreetly shared their anxieties and family concerns in quiet whispers. The greatest common concern of all was that nobody understood what those strange western men and women were saying and whether this was even the correct destination. They had heard many horror stories of people getting lost and landing at the wrong place. The most immediate practical concern for everybody was whether they would be allowed to live in the city or would have to live in the countryside to herd cows. A few more people had came in though this time everybody in the group was relieved because the two of them could speak Vietnamese.
They had said “Greeting to all of you. We are Hai and Tuan. We are here to interpret for you. Congratulations to all of you for a safe journey and a happy arrival".
Then Hai and Tuan turned around and exchanged a few words with the westerners. Giang looked at them with admiration of how wonderful they were. They had looked so elegant and pleasant. Their behaviour was in stark contrast to the strict attitude of the few Hong Kong policemen. Giang sadly thought while one by one the group had followed their sponsors and left. Their eyes reflected the sad feelings of separation as if they had known each other for long time even though they had only met for the first time during the flight. She wondered if they would see each other again in the immense city. Then came the turn of Giang’s family. Mr Hai said that her family had been sponsored by the Anglican Church. Giang anxiously asked: “Does that mean we all have to become Christian?”.
Mr Hai explained to Giang about the freedom of religion but she had only a vague understanding of what he said. Afterwards, Giang’s family followed them to the car for a ride “Home”. Mr Hai said the sponsoring group had rented a house for them only five minutes walk from the parliament. Giang’s brothers and sisters were very excited to learn that they would live in the centre of the capital. Mr Hai said his and Mr Tuan’s job was only to help with the interpretation at the airport. However a member of the family that sponsored giang’s family was Hai’s professor at the university and the professor suggested that Hai go with the family to help them settle in.
Giang’s mother asked Mr.Hai: “How can we ever repay them for this favour?”.
Mr Hai said: ”Don’t worry! They only want to help us. They do not expect anything in return.”.
The house of Giang’s family was a beautiful four-bedroom house. The dining room and the living room were on the first floor. Giang’s face lit up when she saw a ping-pong table in the basement. She was very fond of playing table tennis. The house was nice, clean and very comfortable with all the necessities. The sponsoring family shared in the happiness with the family. With the interpretation of Mr. Hai, they could talked to them with an open heart. They wished the family a happy life in the new country and they asked the family to let them know if they needed anything. After six months of hardship in refugee camp, this was the first night that Giang’s family had a peaceful and sound sleep.

In the following weeks, Giang’s family was very well received by the sponsors. Mr Hai was present in almost every occasion. He was a third-year student at Ottawa University. In his spare time he volunteered to interpret for all of his compatriots. Giang wished that one-day she would be able to speak English as well as Mr. Hai.

After a week of rest, all members of the families were allowed to learn English in school. Giang’s brothers and sisters were all over 20 years old so they went to a different school. Fortunately the high school that Giang attended had a number of Vietnamese students at her age. Though their knowledge of English differed, they were always eager to help each other. The greatest difficulty for Giang and her friends was that they did not have a dictionary to help them understand some of the english words. Ottawa at that time did not have any Vietnamese shops. Giang could only wish silently in hope of owning a dictionary because she had realized that it would be difficult to find one.

Every week the church sent people to visit Giang's family. They showed them how to do everything from grocery shopping to taking a bus and had also helped them with learning English. Giang was the best student in the family. She now able to translate some of the easy questions when Mr. Hai was not available.

Giang had liked everybody in the sponsor group because all of them were very friendly and pleasant. Among the sponsors, Giang had liked Henry and Anita the best. Henry was an engineer and Anita was a nurse. They were married only a few months before the arrival of Giang's family to Canada. Henry and Anita considered Giang's family as if they were their own. They came to visit the family over the weekend. They took the whole family to McDonald's to enjoy eating hamburgers, which at that time Giang's brother dubbed "western buns". They then went to Dairy Queen to have a treat of ice cream, which was both very pretty and tasty.

Giang had never forgotten the first time they went skating on the Rideau Canal. Giang kept slipping and tumbling and Anita had to hold her very tight. Giang had thought she must have been very tired but was always cheerful and their continuing laughter made everybody forget the time. Every Saturday and Sunday they took them to go sightseeing, to visit museums or to go see the tulip festival. Though living in Ottawa for only a few months, Giang felt as if she had learned a lot. Last night Giang eagerly played a table tennis match with her brothers, sisters and with Henry and Anita. She had won against everybody and was so thrilled that she could not sleep. The next morning she woke up rather late, suddenly realizing that this was the day to go skating. She scrambled out of bed and ran over to the other bedrooms to wake everybody up. They were still asleep and wanted to sleep in on Sunday morning. Disappointed, she went into the kitchen and ate breakfast by herself. Suddenly she heard some noises at the front door. Snow was still falling and she had to pull the curtain aside to look out. To her surprise, she saw Henry and Anita clearing the snow on the steps of their house with a shovel they had kept in the trunk of their car. Giang hastened to open the door, apologized and invited them in. Henry just laughed and said not to worry because he was only doing the usual chore of an eldest son in the family.

That Christmas everybody had a great time. Giang received many gifts from the sponsors. The gift from Henry and Anita looked like a box of chocolate with a very beautiful wrapping. It came with a card wishing her dreams would come true. With excited anticipation she peeled away the wrapping and discovered to her extreme delight that it was an English-Vietnamese dictionary. The whole family joined her in noisy appreciation of the gift. Giang was the happiest of them all because at that time she had gone beyond the stages of the simple lessons, which could be understood easily. She needed a dictionary for her advanced daily study. Clutching the dictionary to her chest, she promised herself that she would work hard to be worthy of the loving care others had given her.

Time flies. Nearly 20 years had gone by.

Giang, the little girl of those days had become a fashion designer. She and her family were now well settled. She never forgot the people who had sponsored her family 20 years ago. Henry and Anita, though more busy with their four children of their own, still took care of Giang and her family. They still shared with them the joy and disappointment every day. Giang had also succeeded in her fashion designing, a job that she loved with a passion. She could organize a fashion show by herself to introduce her own designs.

The fashion show at the end of 1999 was prepared very carefully to mark a milestone in her career and also to usher in the new decade. Giang's designs were praised for their stylish elegance as well as their graceful blend of Vietnamese charm. Henry and Anita was sitting at the front row and could hardly conceal their pride about Giang's success.

At the end of the show when Giang expressed her thanks to the guests, everybody wanted to know what were the sources to her success. Giang pulled a dictionary out of her hand bag and held it up for everybody to see. Then, in a voice full of emotions she said:

Every structure must have a foundation. The foundation of my career is this dictionary. It was given to me in the spirit of compassion and humanitarianism. There are many ways to give, to receive but fundamentally it comes from the heart of the giver. This dictionary is an invaluable souvenir and it will always represent a motivation that helps me overcome the difficulties so that I can be worthy of the one thing that I considered the greatest in life: love and compassion.

A round of applause rose and continued as if it would go on forever. With overwhelming emotions, Giang quietly approached Anita who was trying in vain to hold back her tears while Henry had looked down to try and hide his reddish eyes already brimming with tears.

Giang said to herself:

I am still gratefully and deeply indebted to the church and to you both.

***

Cuốn Tự Điển

Kim Liên

Thân tặng Vinita và Harry

Nhóm người tị nạn ngơ ngác nhìn nhau khi thấy tất cả hành khách cùng chuyến bay lục tục bước xuống . Một bác già nhất lên tiếng : “ Không biết có phải đây là nơi mình đến không” ? Mẹ Giang góp ý : “ Thôi, cứ ngồi đây đợi , thế nào cũng có người đến” .
Vài phút trôi qua trong yên lặng , rồi một cô nhân viên hàng không tươi cười bước đến nói những gì không ai hiểu ! Mọi người lúng túng nhìn nhau ! Thấy thế, cô làm cử chỉ mời mọi người đi theo cô . Sau vài thủ tục thông thường ở phi trường , tất cả được dẫn vào một phòng rộng . Mọi người giữ ý trao đổi nho nhỏ về sự lo ngại của mình , của gia đình. Nỗi lo ngại chung và lớn nhất là không ai hiểu các ông tây bà đầm nói gì và hiện tại, mình đã đến đúng nơi chưa ? Thiếu gì câu chuyện truyền miệng về đi lạc của bà con ta ! Còn thực tế nhất là lo không được ở thành phố mà phải về nông thôn … Chăn bò ? ! … Lại thêmmột số người nữa bước vào, nhưng lần này bà con vui hẳn lên vì trong đoàn có hai người “Mình” nói tiếng Việt hẳn hoi : “ Kính chào bà con. Cô bác . Tôi , Hải và Tuấn tới đây để làm thông dịch . Xin chúc mừng tất cả quý vị đã đến nơi an toàn.”
Rồi hai anh Hải, Tuấn quay ra trao đổi gì đó với các ông bà Tây. Giang nhìn hai anh với vẻ cảm phục. Họ giỏi Làm sao ? Trông họ thật lịch sự và vui vẻ. Hồi tưởng lại cách đối sử lạnh lùng của một số ít cảnh sát Hồng kông vẫn còn thấy buồn ! Lần lượt , từng nhóm , từng nhóm theo người bảo trợ đi ra . Ánh mắt tiễn biệt nhìn nhau đầy lưu luyến dù mới chỉ quen biết trên chuyến bay . Biết có gặp lại nhau giữa thành phố mênh mông này ? Tới lượt gia đình Giang , anh Hải cho biết gia đình cô được hội nhà thờ Anh giáo bảo trợ . Giang láu táu hỏi : “ Vậy thì nhà em phải theo đạo à” ? Anh giải thích cho Giang nghe về tự do tín ngưỡng dù lúc đó, Giang chỉ hiểu đại khái . Sau đó, cả gia đình Giang theo ra xe để về “ Nhà” . Anh Hải cho biết hội nhà thờ đã thuê cho gia đình Giang một căn nhà mà từ đó đi bộ lên quốc hội có 5 phút . Được ở ngay giữa lòng thủ đô , cả mấy anh chị em Giang sung sướng nhảy dựng lên. Anh Hải nói nhiệm vụ anh và anh Tuấn chỉ ra phi trường thông dịch là xong , nhưng vì nhóm bảo trợ gia đình Giang có ông thầy dạy anh ở trường đại học . Ông đề nghị anh theo gia đình về tận nhà để gia đình đỡ bỡ ngỡ . Mẹ Giang xuýt xoa : “ bác lấy gì để trả lại côn ơn của họ đây”? Anh Hải nói : “ Bác đừng ngại điều đó . Đây là họ giúp đỡ mình , họ không cần phải trả ơn đâu”
Nhà của gia đình Giang là một căn hộ mới đẹp đẽ gồm bốn phòng ngủ . Phòng ăn, phòngkhách biệt lập dưới lầu . Tầng ngầm có sẵn bộ bàn ping pong làm cho mắt Giang sáng rực lên . Cô bé vốn mê bóng bàn . Trong nhà sạch đẹp và có đủ tiện nghi cần dùng. Nhìn nét rạng rỡ của gia đình Giang, những người bảo trợ cũng vui lây . Họ nói chuyện thật cởi mở qua anh Hải . Họ chúc gia đình sống vui vẻ ở quê hương mới này . Rồi họ còn nhờ anh Hải hỏi gia đình cần gì thêm cứ cho họ biết để họ lo… Đêm đầu tiên sau 6 tháng long đong tị nạn , gia đình Giang có được giấc ngủ ngon lành và bình yên.
Những tuần tiếp theo , gia đình được hội bảo trợ đón tiếp thật vui vẻ . Anh Hải gần như lúc nào cũng có mặt trong những buổi tụ họp đó . Anh đang học năm thứ ba tại đại học Ottawa . Những giờ rảnh rỗi , anh tình nguyện làm thông dịch viên cho tất cả đồng hương . Giang ước mong tới lúc nào đó, cô cũng nói được tiếng Anh như anh Hải.
Chỉ sau một tuần nghỉ ngơi. Tất cả mọi thành viên trong gia đình Giang được đi học tiếng Anh ngay. Các anh chị em Giang đều hơn 20 tuổi nên họ học ở trường dành cho người lớn. Rất may , trương trung học Giang theo có một số bạn người Việt cùng lứa tuổi . người biết tiếng Anh nhiều hoặc ít nhưng đều nhiệt tình giúp đỡ nhau . Cái khó khăn nhất của Giang cũng như các bạn là không có một cuốn tự điển để tra khi cần thiết , mà hầu như lúc nào cũng cần. Phố Tàu Ottawa lúc đó chưa có tiệm Việt mà chỉ lác đác vài tiệm Tàu mà thôi . Giang đành chỉ ước mơ mà không thể thổ lộ ý muốn của mình cùng ai vì Giang biết điều đó chẳng dễ dàng gì !
Hàng tuần, hội nhà thờ vẫn có người đều đặn đến thăm gia đình Giang . Họ hướng dẫn từ việc đi chợ, đi xe bus và dạy thêm tiếng Anh . Giang nói giỏi nhất nhà . Cô bé đã có thể thông dịch lại một số vấn đề dễ hiểu thay anh Hải.
Trong hội nhà thờ , Giang quí nhất anh Henry và chị Anita . Anhlà kỹ sư còn chị là y tá. Họ mới cưới nhau vài tháng trước khi gia đình Giang tới Canada . Giang quí tất cả những người bảo trợ vì ai cũng dễ thương và vui vẻ . Nhưng riêng Henry và Anita đối với gia đình Giang như người nhà . Anh chị tới thăm gia đình những ngày cuối tuần . Họ dẫn cả nhà đi McDonald’s thưởng thức Hamburger mà lúc đó anh trai Giang gọi là : “ Bánh bao tây” ! Rồi đi Dairy Queen lựa chọn những ly kem vừa ngon vừa đẹp mắt.
Giang không quên được lần đi trượt băng ở Rideau Canal . Giang ngã oành oạch nên chị Anita phải kèm chặt bên Giang . Chắc chị mệt lắm nhưng sao anh chị vẫn thật vui ? Những tiếng cười rộn rã làm cho mọi người quên cả giờ về . Thứ bảy, chủ nhật nào cũng có chương trình từ đi thăm cảnh thiên nhiên đến các viện bảo tang , hội hoa tulip… Mới tới Ottawa vài tháng thôi mà Giang thấy mình được biết khá nhiều.
Tối qua, Giang hăng say đấu bóng bàn với các anh chị cùng Henry , Anita. Cô bé thắng tất cả mọi người. Một niềm vui cứ tràn ngập làm cô thao thức nên sáng nay thức dậy hơi muộn.
Sực nhớ ra hôm nay đi trượt băng. Cô bé lồm cồm bò đậy chạy sang phòng ngủ đánh thức các anh chị. Mọi người đều đang ngon giấc và muốn ngủ muộn sáng chủ nhật. Cô đành xuống bếp ăn qua loa điểm tâm một mình. Chợt nghe có tiếng động lục cục phía trước cửa . Tuyết vẫn còn rơi trắng xóa nên cô phải vén màn cửa để nhìn cho rõ . Trời ạ, Henry và Anita đang dọn tuyết trên những bậc cửa nhà Giang bằng cái xẻng họ thường để sau xe. Giang cuống quýt mở cửa mời anh chị vào nhà và xin lỗi. Henry cười xòa bảo cô bé thật rắc rối . Anh chỉ làm công việc của người anh lớn trong gia đình mà thôi.
Giáng sinh năm nay thật vui. Giang được nhiều quà từ bên nhà thờ lắm. Gói quà của Henry, Anita vuông vắn như hộp kẹo Chocolate được gói thật đẹp . Tấm card với lời chúc giấc mơ của cô bé sẽ thành sự thực . Hồi hộp mở lần giấy bọc , cuốn tự điển Anh-Việt lộ ra làm cô bé vui mừng không nói lên lời. Cả nhà xúm vào trân trọng món quà quí giá. Giang mừng hơn ai hết vì đã qua rồi những bài học đơn giản có thể hiểu được dễ dàng . Cô cần cuốn tự điển cho việc học hàng ngày. Ôm cuốn từ điển vào lòng, cô bé thầm hứa sẽ cố gắng khỏi phụ lòngmọi người.
Thời gian thấm thoát đã gần 20 năm . Cô bé Giang ngày nào bây giờ đã trở thành người vẽ kiểu áo thời trang . Cô đã có gia đình và sự nghiệp . Cô vẫn không quên những người bảo trợ gia đình mình từ 20 năm trước. Anh chị Henry, Anita bận rộn hơn với 4 con nhỏ nhưng vẫn quan tâm đến Giang cùng gia đình. Họ vẫn chia sẻ từng niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.
Buổi trình diễn thời trang cuối năm 1999 của Giang được chuẩn bị hết sức chu đáo nhằm đánh dấu một bước tiến trong sự nghiệp đồng thời chuẩn bị cho niênkỷ mới . Quan khách tham dự thật đông đảo . Họ thích kiểu mẫu Giang vẽ vì ngoài vẻ đẹp nhã nhặn, lịch thiệp còn pha trộn nét duyên dáng rất Việt nam. Anh, chi Henry, Anita ngồi ở hàng ghế đầu không dấu được vẻ xúc động trước thành công của Giang.
Trong lúc Giang ngỏ lời tạm biệt, cám ơn chân thành đến quan khách để kết thúc buổi trình diễn . vài người tham dự muốn chia sẻ những thuận lợi cũng như khó khăn bước đầu của Giang . Rất tự nhiên , Giang rút từ trong túi xách cuốn từ điển đưa lên cao cho mọi người nhìn rõ . Rồi cô nói thật cảm động: “ Mọi kiến trúc đều có nền móng của nó. Khởi điểm của tôi bắt đầu từ cuốn từ điển này . Nó đến tay tôi nhờ xuất phát bởi lòng nhân ái mà tôi đã được nhận . Có nhiều cách cho và nhận nhưng cơ bản là ý nghĩa của người cho. Cuốn từ điển này là một kỷ niệm mãi mãi , là động lực thúc đẩy tôi vượt qua mọi khó khăn để đáp lại điều tôi cho là có ý nghĩa nhất trong đời .Đó là tình thương cùng sự cảm thông giữa người và người.
Tiếng vỗ tay nổi lên tưởng không bao giờ ngừng . Giang xúc động lặng lẽ bước đến sát bên Anita đang cố ngăn những giọt nước mắt và Henry cúi mặt xuống để Giang không nhìn thấy ánh mắt đỏ hoe của anh . Cô nghĩ thầm : “ Em còn nợ hội nhà thờ và anh chị nhiều lắm.

No comments:

Post a Comment