Ăn Tiệc Cưới
Bắt đầu từ cuối tháng tư đến khoảng tháng 10 là mùa cưới . Người nào gia đình đông con, cháu hoặc nhiều bạn hữu hãy chuẩn bị tinh thần… Ăn! Ăn tiệc tổ chức nhà hàng Tàu hay nhà hàng Tây đều cũng toàn chất… béo! Thế đấy, khi không đủ ăn thì được bữa ăn có thịt cá ai cũng thấy mình khỏe ra! Khi quá dư thừa chất lại thấy nhịn ăn vài bữa làm cho mình… tràn đầy nhựa sống! Kinh nghiệm của tôi khi ăn tiệc nhà hàng Tàu sẽ nặng bụng hơn nhà hàng Tây . Người ta thường nói : “ Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây” chứ có ai nói ăn cơm Tây đâu! Ăn cơm Tây toàn thứ nhẹ nhàng như một đĩa nhỏ súp, vài miếng bánh mỳ, một chút bơ, mấy cuộng rau xanh , cá hoặc gà hoặc bò cho món chính . Vài loại kem , bánh, trái cây tráng miệng... Lẽ ra không nên nói là Ăn mà phải dùng từ Uống. Tiệc đãi ở nhà hàng Tây uống nhiều hơn ăn! Có đủ loại nước uống từ nước trái cây, nước gas, rượu vang, Champagne và cocktail . Nặng tiền nhất là anh cocktail! Một ly nhỏ xíu cũng vài chục đô! Mà ngay ở sảnh ngoài trước cửa phòng tiệc nơi khách đến có bày một Bar đầy đủ các loại nước uống cũng như rượu dành riêng cho khách mời với nhân viên phục vụ đứng tại đó sẵn sàng làm cocktail cho khách nếu có nhu cầu . Có nhân viên phục vụ bê từng khay thức ăn vặt ngon lành, hấp dẫn tới mời khách nhâm nhi trước tiệc chính. Trong lúc nói chuyện ngoài lề xã giao giữa các khách dự tiệc thì ai ai cũng uống. Nếu gặp toàn khách chuộng cocktail thì gia chủ... méo mặt! Dân Tây thực tế hơn dân Ta! Họ đãi tiệc và thức uống chứ không đãi Cocktail! Vị khách nào yêu Cocktail cứ việc order và móc ví ra trả tiền! Dân Á "sỹ diện" nên bao cả dàn! Bao xong tiệc thì ngân hàng gia đình khuyết đi một chút! Who care? Lớp trẻ người Việt thế hệ thứ hai có trình độ, có tài, có công ăn việc làm với mức lương cao ngất ngưởng lo gì chuyện đó ? Thế hệ thứ nhất nói tiếng Anh bằng tay và làm việc cũng bằng tay! Mặc áo cổ xanh mà vẫn tổ chức tiệc cưới mời hàng trăm khách dự có thấy mất mát gì đâu?Một góc phòng ăn trong Fairmont Château Laurier.
Cơm Tây về mặt thẩm mỹ hơn đứt cơm Tàu. Ngồi xuống bàn ăn Tây trải khăn trắng muốt với các loại ly, tách, đĩa, thìa, dao, nĩa… xếp đầy bên phải, bên trái, bên trên… làm ta hoa cả mắt không biết phải dùng loại nào mới đúng cách ? Rồi những người phục vụ đứng nghiêm trang cạnh đó sẵn sàng giúp ta một cách ân cần, niềm nở .Người bạn Tây của tôi chỉ dẫn cách sắp xếp rất khoa học như loại thìa nào dùng ăn súp, loại thìa nào dùng ăn kem, loại nĩa nào dùng ăn rau trộn và loại dao nào dùng cắt steak, loại dao nào dùng cắt và trát bơ lên bánh mỳ…đã được họ xếp theo thứ tự hai bên đĩa ăn và phía trên. Dao được xếp bên phải và nĩa xếp bên trái. Thìa có thể xếp bên trái hoặc phải nếu số lượng nĩa rất nhiều. Món ăn cũng được đưa ra theo thứ tự xếp đặt đó. Ta cứ cầm loại nĩa, dao đã được xếp từ ngoài vào trong là đúng. Còn thìa, nĩa xếp phía trên dùng cho những món ăn tráng miệng cũng được xếp thứ tự như vậy. Nếu ta đảo lộn thứ tự sắp xếp thì chắc chắn ta sẽ dùng nhầm loại dao sắc để ăn rau trộn và đến khi steak đem ra ta phải loay hoay mãi mới cắt nổi miếng thịt vì lọai dao còn lại trên bàn là loại dao lẽ ra phải dùng cho rau trộn trước đó! Rắc rối chưa ? Đi ăn tiệm Tầu từ đầu đến cuối chỉ một cốc uống nước, một cốc uống rượu, bia… Một đôi đũa và một cái thìa giản tiện . Chẳng cần thay đổi cho phiền hà!
Chưa hết, riêng cái món bánh mỳ do người phục vụ đem đến mà trong khay có vài loại cho ta chọn. Loại trắng, nâu và loại có trái cây ! Bơ dùng ăn cũng có loại thường và loại Diet…Người phục vụ kiên nhẫn đứng cạnh ta hướng dẫn và chờ ta lựa chọn . Rồi màn phục vụ vang cho thực khách cũng được lựa chọn vang trắng hoặc đỏ . Thường thường ăn thịt đỏ người ta uống vang đỏ và ăn thịt trắng lại dùng vang trắng…
Các món ăn của Tây thường không làm cho ta có cảm giác no bụng sau khi mãn tiệc vì toàn thứ nhẹ nhàng nhưng giàu dinh dưỡng. Thế nên, có lần tôi dự đám cưới ở Hilton Hotel xong, tôi nghe thấy vài cậu thanh niên rủ nhau đi tiệm phở ăn thêm vì cái cảm giác nhẹ của thức ăn Tây không giống cảm giác đầy chặt của bát phở, bát cơm ta thường ăn! Còn mấy người có tuổi lại kéo nhau sang sòng bạc kế bên sát phạt. Chơi bạc thì không sợ đói vì các loại thức ăn nhẹ cũng như nước uống được đưa đến tận bàn con bạc phục vụ miễn phí
Những ghi nhận, những cảm nghĩ về nhân tình thế thái sẽ được thể hiện ở trang Viet-Ca ( Việt nam -Canada )
Monday, July 29, 2013
Monday, July 22, 2013
Thể Dục Dưỡng Sinh
Mỗi lần đi ngang qua công viên Dundonald vào buổi sáng sớm tôi đều thấy khá đông các cụ
ở lứa tuổi “cổ lai hy” đứng tập Tai chi ở đó. Thời gian cực thịnh nhất là thời
gian bà chủ tiệm tạp hóa Ping Pat Lee của Ottawa
còn đang tuổi lao động đứng ra hướng dẫn . Bà có tiền, có lòng lại biết võ nên
lúc nào công viên cũng đông nghẹt các cụ đến đó múa chân múa tay rèn luyện sức
khỏe . Khi bà chủ tiệm tạp hóa về hưu , phong trào vẫn còn rầm rộ tới gần chục
năm nữa . Hôm nọ, tình cờ tôi gặp bà ở China town thấy bà già đi nhiều
nhưng vẫn còn nhanh nhẹn hơn ông vì ông đã phải chống gậy và có người đi kèm .
Tuy nhiên, chắc vì tuổi cao sức yếu nên đã lâu, tôi không thấy bà ra công viên
hướng dẫn các cụ thể luyện nữa .Không hiểu có phải vì vắng bà mà số lượng người
đến tập mỗi buổi sáng ở công viên ngày càng thưa thớt hay vì lớp tre già đã cỗi
còn lớp trẻ bây giờ lại đến Gym tập nên công viên Dundonald mất hẳn khí thế như
ngày xưa ?
Bây giờ, mỗi buổi sáng đi ngang công viên, tôi thấy lèo tèo vài cụ trông thật buồn . Thế mới biết bất cứ phong trào gì cũng cần người có tâm huyết đứng ra hô hào. Bà chủ tiệm tạp hóa tôi nói ở trên không những có tâm huyết mà bà còn có tiền và thời giờ . Bà có xe đưa đón các cụ nên mọi người đến tập mới đông đảo như vậy . Còn nhớ khi đó, tôi mới đến
Wednesday, July 17, 2013
Somerset Hair Studio
377 Somerset street, Ottawa.
Tel: (613) 235 0317
377 Somerset street, Ottawa.
Tel: (613) 235 0317
Somerset Hair Studio is turning 10 years old on Thursday Aug
1st, 2013!!!!
We would like to say thank to all of our valuable customers
who have supported us over the last 10 years. We couldn’t have done it without
you. Please accept our gratitude by joining us in celebration throughout the
day. Drop by, bring a friend and toast these good times with us in the hope of
many more successful days to come!
Thursday, July 11, 2013
Ngày Xưa… Bây Giờ
Máy mua giấy đậu xe dưới đường.
Ngày xưa, 25 xu có thể đậu xe dưới đường 15 phút. Bây giờ, 25 xu có những nơi không được nổi 5 phút nên ai không biết chứ tôi không còn sử dụng đồng 25 xu cho vào máy mua ticket đậu xe nữa ! Chẳng bõ công ! It nhất cũng phải 2 đồng trừ hao chẳng may công việc chưa xong ! Tốn thêm một đồng còn hơn hết giờ bị phạt vài chục đồng !
Ngày xưa , tại mỗi chỗ đậu xe có một cột đồng hồ nơi đó . Bỏ tiền vào, đồng hồ tự động tính và báo ta biết được bao nhiêu phút rồi nó cứ tíc tắc chạy cho tới số không. Thế nên, nếu chủ nhân nào hay lo xa như tôi chẳng hạn thì khi họ dời xe đi, cột đồng hồ vẫn còn vài chục phút dư thừa thì xe khác đến cứ thản nhiên được hưởng số giờ còn lại ấy . Mà trong thên hạ vẫn còn nhiều người lo xa lắm nên có lần tôi cũng được hưởng “xái cũ” tới gần một giờ ! Một cô gái đang mua giấy đậu xe phía đường đối diện.
Bây giờ, có các máy tính tiền cho từng khúc đường . Mỗi máy cách nhau cả chục mét . Ta cho tiền vào máy rồi bấm vào nút in là máy sẽ nhả ra tờ vé ghi ngày giờ cho ta biết . Cầm tờ giấy này đặt trong xe chỗ kính phía người lái để nhân viên có trách nhiệm đọc ! Quên không bỏ vào xe mà bỏ vào túi thì lãnh giấy phạt như chơi. Giấy phạt ngày nay không phải hí hoáy viết tay như ngày xưa mà họ có máy quét gọn nhẹ . Chỉ cần giơ máy quét vào biển số xe của ta là các dữ kiện ngày giờ , địa điểm , mức độ vi phạm …được máy in ra rõ ràng hết đường chối cãi . Nhân viên này sẽ nhẹ nhàng nhấc cái gạt nước của xe ta cũng phía bên người lái để gài tờ giấy phạt này vào … tặng cho khổ chủ !Ta có thể mua giấy đậu xe bằng tiền mặt, thẻ tín dụng hoặc bằng điện thoại.
Ngày xưa , khi tôi mới chân ướt chân ráo đến Canada và làm nhân viên thu ngân ở cửa hàng thực phẩm IGA . Đã nhiều lần tôi được nghe những khách hàng lớn tuổi phàn nàn mọi thứ ngày càng đắt đỏ . Một ông nói : “Ngày xưa, với 5 đô, tôi có thể mua được 3 túi thực phẩm đầy còn bây giờ tôi chỉ mua được một túi” ! Tôi đã đùa lại : “ Với 5 đô bây giờ, ông vẫn có thể mua được 3 túi đầy thực phẩm nếu ông mua hoàn toàn bánh mỳ” . Lúc đó, một gói bánh mỳ Pháp giá bình thường là 59 xu . Những lúc bán hạ giá họ bán 1 đồng 3 gói ! Bây giờ, cũng cái bánh mỳ Pháp đó tôi phải mua với giá $ 2.99 !
Ngày xưa….. Khoảng cách giữa các máy không quá xa, rất tiện cho người lái.
Ngày xưa, 25 xu có thể đậu xe dưới đường 15 phút. Bây giờ, 25 xu có những nơi không được nổi 5 phút nên ai không biết chứ tôi không còn sử dụng đồng 25 xu cho vào máy mua ticket đậu xe nữa ! Chẳng bõ công ! It nhất cũng phải 2 đồng trừ hao chẳng may công việc chưa xong ! Tốn thêm một đồng còn hơn hết giờ bị phạt vài chục đồng !
Ngày xưa , tại mỗi chỗ đậu xe có một cột đồng hồ nơi đó . Bỏ tiền vào, đồng hồ tự động tính và báo ta biết được bao nhiêu phút rồi nó cứ tíc tắc chạy cho tới số không. Thế nên, nếu chủ nhân nào hay lo xa như tôi chẳng hạn thì khi họ dời xe đi, cột đồng hồ vẫn còn vài chục phút dư thừa thì xe khác đến cứ thản nhiên được hưởng số giờ còn lại ấy . Mà trong thên hạ vẫn còn nhiều người lo xa lắm nên có lần tôi cũng được hưởng “xái cũ” tới gần một giờ ! Một cô gái đang mua giấy đậu xe phía đường đối diện.
Bây giờ, có các máy tính tiền cho từng khúc đường . Mỗi máy cách nhau cả chục mét . Ta cho tiền vào máy rồi bấm vào nút in là máy sẽ nhả ra tờ vé ghi ngày giờ cho ta biết . Cầm tờ giấy này đặt trong xe chỗ kính phía người lái để nhân viên có trách nhiệm đọc ! Quên không bỏ vào xe mà bỏ vào túi thì lãnh giấy phạt như chơi. Giấy phạt ngày nay không phải hí hoáy viết tay như ngày xưa mà họ có máy quét gọn nhẹ . Chỉ cần giơ máy quét vào biển số xe của ta là các dữ kiện ngày giờ , địa điểm , mức độ vi phạm …được máy in ra rõ ràng hết đường chối cãi . Nhân viên này sẽ nhẹ nhàng nhấc cái gạt nước của xe ta cũng phía bên người lái để gài tờ giấy phạt này vào … tặng cho khổ chủ !Ta có thể mua giấy đậu xe bằng tiền mặt, thẻ tín dụng hoặc bằng điện thoại.
Ngày xưa , khi tôi mới chân ướt chân ráo đến Canada và làm nhân viên thu ngân ở cửa hàng thực phẩm IGA . Đã nhiều lần tôi được nghe những khách hàng lớn tuổi phàn nàn mọi thứ ngày càng đắt đỏ . Một ông nói : “Ngày xưa, với 5 đô, tôi có thể mua được 3 túi thực phẩm đầy còn bây giờ tôi chỉ mua được một túi” ! Tôi đã đùa lại : “ Với 5 đô bây giờ, ông vẫn có thể mua được 3 túi đầy thực phẩm nếu ông mua hoàn toàn bánh mỳ” . Lúc đó, một gói bánh mỳ Pháp giá bình thường là 59 xu . Những lúc bán hạ giá họ bán 1 đồng 3 gói ! Bây giờ, cũng cái bánh mỳ Pháp đó tôi phải mua với giá $ 2.99 !
Ngày xưa….. Khoảng cách giữa các máy không quá xa, rất tiện cho người lái.
Monday, July 1, 2013
Happy Canada Day 2013
Quốc khánh Canada năm nay rơi vào ngày thứ hai nên dân Ottawa rời thủ đô đi chơi nơi khác khá đông vì được nghỉ mấy ngày liền. Ngược lại, dân nơi khác lại nhờ những ngày nghỉ dài ngày cũng đổ về thủ đô xem lễ quốc khánh nên số lượng người ở trên đồi quốc hội khá đông đảo . Hơn nữa , toàn bộ xe Bus trong thành phố hôm nay không lấy vé hành khách nên ở mấy dãy phố gần quốc hội nhộn nhịp hẳn lên . Đã được yếu tố “ Địa lợi, Nhân hòa” như vậy lại thêm cả yếu tố “ Thiên thời” . Thời tiết thủ đô hôm nay nắng nhẹ , nhiều mây và nhiệt độ 23 độ C cùng với gió nhẹ, mát nên người đi bộ có thể mặc áo ngắn tay hoặc khoác thêm áo len mỏng cho những người không chịu được lạnh . Cảnh sát kiểm tra túi coi có bia, rượu giấu trong đó.Giờ ăn trưa, mấy xe bán đồ ăn nhanh đậu quanh khu vực quốc hội đông nghẹt người xếp hàng mua. Nhân viên phục vụ trên những xe đó làm việc không nghỉ tay .Một vài anh nghệ sỹ “ lang thang” còn tranh thủ kiếm tiền bằng cách chơi đàn, nhạc , đấu kiếm, tung dao , đóng giả tượng nữ thần tay cầm lá cờ Canada… Những người không có biệt tài nhưng muốn kiếm tiền thêm nhân ngày hội có thể mua vài chai sơn với khuôn có sẳn để vẽ hình lá cờ Canada lên mặt cho những người yêu thích cũng kiếm tiền kha khá . Hoặc đơn giản hơn , mua vài két nước suối với giá rẻ mạt rồi bán lẻ với giá một đồng một chai… Đủ kiểu nhặt tiền thiên hạ trong ngày lễ quốc khánh.Xe cứu thương đậu sẵn phòng sự cốXiếc đường phố " cây nhà lá vườn".Xe Bus miễn phí trong ngày lễ quốc khánh.Tòa nhà Manpower nơi mà hầu như người Việt thủ đô thập niên 80 ai cũng đã từng ghé thăm để tìm việc làm .
Subscribe to:
Posts (Atom)