Bài đã đăng ở báo Người Việt
Duyên nặng nhọc gắng gượng mở mắt ra bởi tiềng ồn ào chung quanh . Không khí nồng nặc , hôi hám bốc lên làm cô càng nôn nao khó thở. Toàn thân cô nóng hừng hực! Cô không biết mình đã nằm ở đây bao lâu rồi! Cái cảm giác cô đơn làm cô tủi thân và những giọt nước mắt nóng hổi lại từ từ chảy ra. Sóng nước vật cô không ăn không ngủ được và lúc nào cũng lao đao muốn ói! Cô cứ năm bẹp trong góc thuyền ở khoang dưới mà chẳng muốn nhúc nhích với cái đầu lúc nàocũng nhức như búa bổ! May mắn gia đình bác Ánh ở bên cũng thỉnh thoảng đánh thức cô dậy bón cho cô vài thìa cháo, mấy ngụm nước. Họ cũng chỉ có thể giúp được vậy thôi vì giống như Duyên, họ cũng bị những cơn sóng biển làm cho mệt lả. Tuy nhiên, họ may mắn hơn Duyên là có cả gia đình để an ủi chăm sóc lẫn nhau.
Lúc leo lên nóc thuyền lấy cơm cho gia đình, bác Ánh nói với
chủ thuyền : “ Cô Duyên sốt và nằm hai ngày không ăn gì. Thỉnh thoảng cô uống
chút nước tôi đưa cho. Ông còn thuốc gì cho cô ấy một ít.Tội nghiệp cô ấy đi
một mình lại còn ít tuổi nên cô ấy khờ khạo lắm chẳng dám hỏi và nhờ vả ai cả! ”
Ông chủ thuyền đưa bác Ánh vài viên thuốc cảm nhờ bác cho cô uống, nói bác để ý giúp, có gì cần
thiết thì cho ông biết ngay. Rồi ông quay ra bàn bạc về hướng gió, cách điều
chỉnh buồm của con thuyền tối nay với mấy người thanh niên lái thuyền.Đêm hôm đó, Duyên vẫn sốt mê man , thỉnh thoảng cô nói mơ
lảm nhảm.Cô lặp đi lặp lại : “ Mẹ ơi, con sợ lắm, Con không dám đi đâu! Con
không muốn bỏ mẹ ở lại một mình! Mẹ đừng bắt con đi”! Cô mệt và tiếp tục ói nhiều
khi bác Ánh đánh thức cô dậy cho cô uống thuốc! Thấy không ổn, bác Ánh lại lọ
mọ lên nóc thuyền tính gặp ông chủ thuyền nhưng ông đã đi ngủ! An, người thanh
niên ở trong đội ngũ những người điều khiển thuyển đang thức canh hướng đi cho
thuyền hỏi bác cần gì. Bác nói lại tình hình Duyên cho An nghe. An bảo bác
xuống nghỉ đi, cháu sẽ lo cho.
Duyên đang mê man nhưng cô lờ mờ cảm nhận có một chiếc khăn
lạnh đắp lên trán. Rồi có người nâng bổng cô lên nóc thuyền. Không khí trong
lành mát rượi của biển đêm ùa vào làm cô tỉnh táo . Cô mở mắt nhìn lên. Dưới
ánh trăng vằng vặc đêm rằm, cô thấy An đang nhìn cô với ánh mắt đầy quan tâm,
lo ngại! Ánh mắt trông giống hệt ánh mắt mẹ cô thường nhìn con mỗi khi cô đau
ốm! Anh hỏi : “ Cô thấy dễ chịu chút nào chưa?” Cô lặng lẽ gật đầu, nhìn An
bằng ánh mắt biết ơn rồi nhắm mắt lại! Hai dòng nước mắt ứa ra, chảy dài xuống
má Duyên được An lau khô bằng đôi bàn tay thô ráp của mình. Cô dần thiếp đi
trong cảm giác được an toàn, che chở.
Dịp may đến khi ông chủ tiệm tạp hóa nghỉ hưu muốn sang tên
tiệm. An bàn với Duyên mua lại từ ông chủ. Thực ra, nói là bàn bạc nhưng Duyên
có biết gì về việc kinh doanh, buôn bán đâu nên mọi sự tính toán hoàn toàn do
An quyết định rồi nói lại cho vợ nghe. Nhờ có kinh nghiệm làm việc gần chục năm
và gặp dịp làn sóng người Việt tràn đến ngày càng nhiều nên cửa tiệm tạp hóa
của vợ chồng Duyên An phát đạt không ngờ. Vốn là người tháo vát, biết nhìn xa
trông rộng nên An chuyển cơ sở cũ sang cơ sở mới cạnh đó có diện tích lớn gấp 3
lần. Và dĩ nhiên tất cả những tính toán trong việc làm ăn đều do An quyết định.
Được cái, lúc nào Duyên cũng ủng hộ việc làm của An và luôn đứng cạnh chồng.
Thế nên, mọi việc đều êm ả trôi xuôi như
thuyền gặp gió.
Vào đỉnh điểm thuận lợi nhất, An quyết định tự mình nhập hàng
thẳng từ Trung quốc, Việt nam thay vì mua lại hàng từ các hãng nhập cảng trong
nước . Anh muốn tăng số lãi xuất cao hơn khi mua hàng từ chính gốc. Dĩ nhiên,
Duyên thuận theo tính toán của An.
Sau chuyến hàng nhập cảng đầu tiên thuận lợi, An lại muốn mở
rộng thị trường thêm về những đồ thủ công châu Á. Anh muốn trực tiếp về Việt
nam để nắm bắt thị trường và tìm cách lấn sang lĩnh vực mua bán bàn ghế đan mây.
Đến đây nảy sinh vấn đề nếu An đi xa thì ai sẽ quản lý tiệm tạp hóa? Biết vợ
không đủ khả năng điều khiển công việc ở tiệm nên An nghĩ ra cách điều khiển từ
xa. Anh liên lạc với Duyên hàng ngày để hướng dẫn cách giải quyết công việc ổn
thỏa. Duyên không tháo vát, giỏi giang trong việc buôn bán nhưng bù lại, Duyên
đối xử rất tình cảm với nhân viên nên mọi việc vẫn êm đềm, trôi chảy. Tuy hai vợ chồng phải sống xa nhau thường xuyên
nhưng công việc lôi cuốn, bận rộn nên hầu như họ đã quên đi những nhớ nhung
thường tình của đời sống vợ chồng. Chỉ những khi đêm về nằm một mình trong căn
phòng ngủ rộng thênh thang, Duyên mới cảm nhận sự trống trải vì thiếu vắng
giọng nói, tiếng cười của An. Rất nhiều đêm trằn trọc không ngủ được, Duyên dần
nhận rõ những thiệt thòi vô lý mà hai người đang phải hy sinh. Nhà cao cửa rộng
đã có. Xe đẹp như mọi người cũng chẳng kém ai! Hai con ngoan ngoãn học hành và chúng đã có
khoản tiền dành trong ngân hàng để chi tiêu khi học đại học. Riêng khoản tiền
dành cho hưu trí của hai vợ chồng cũng có một khoản kha khá… Vậy thì tại sao
hai người phải xa nhau biền biệt? Nhiều lúc mệt mỏi, Duyên nằm một mình nhớ lại
khi mới lập nghiệp thiếu thốn mọi bề nhưng có vợ có chồng bên nhau vẫn hạnh
phúc làm sao. Duyên định lần này, khi An về nhà, Duyên sẽ nói với chồng cắt hẳn
chuyện buôn bán xa nhà . Duyên sẽ nói cho An biết lúc nào Duyên cũng cần An ở
bên Duyên và các con.
Nhưng An phone về nói sẽ ở lại thêm vài tuần để giải quyết
công việc, Duyên cũng OK vì cô không rành chuyện làm ăn. Duyên chỉ nhắc nhở An
giữ sức khỏe và cho An biết Duyên và các con rất nhớ An! Hình như An đang bận
công việc nên anh không có nhiều thời gian nói chuyện cũng như trả lời câu hỏi
của vợ mà chỉ dặn Duyên lo cho con rồi An cúp phone. Linh cảm của người vợ làm
cho Duyên cảm thấy hình như An có một điều gì không bình thường! Tuy nhiên,
Duyên tự nhủ chắc An làm việc quá nhiều nên mệt mỏi mà thôi!
Cái tin An có bồ ở Việt nam và mở một nhà hàng cho cô
bồ tại đó làm Duyên ngất lịm! Không An
của Duyên không phải là người như thế! An là người đàn ông có trách nhiệm với
gia đình, vợ con. An đã và mãi mãi là người đàn ông che chở cho cuộc đời Duyên.
An đã nói và làm như thế suốt mấy chục năm hai người chung sống với nhau. An
nói Duyên bao giờ cũng làm An mủi lòng khi nghĩ về người vợ hiền dịu chỉ biết
lo toan cho chồng con mà quên bản thân mình. An còn ví Duyên là cái bóng lúc
nào cũng đi sát bên An! An hứa mãi mãi là cây cổ thụ cho dây leo Duyên bám vào,
vươn lên suốt đời…Không! Duyên không tin những gì cô đã nghe người ta nói !Tuy
nhiên không hiểu do linh tính hay sao mà Duyên cứ khóc và khóc hoài!Duyên chưa
dám nói điều gì với hai người con đang học trung học biết! Duyên chưa tin và
không tin điều đó ! Duyên đang suy nghĩ có nên gọi phone cho An để hỏi hay đợi
An về mới hỏi trực tiếp?… Hàng ngàn câu hỏi xoáy trong óc Duyên làm Duyên đau
đớn đến kiệt sức. Sau nhiều đêm âm thầm đau khổ, âm thầm khóc một mình và thấy
thời gian đã quá lâu không thấy An liên lạc thường xuyên nên Duyên quyết định
phone An để tìm ra sự thực. An im lặng một lúc rồi nhỏ nhẹ: “ Em đợi anh về giải
thích”!
Duyên khóc ngất trong đau đớn tột cùng! Không thể chủ động
được bản thân, tim cô gào thét van xin: “ Không! Em không cần nhà cửa, tiền
bạc…Những thứ vô tri vô giác ấy không làm cho em hạnh phúc! Em không sống nổi
nếu thiếu anh! Anh đừng bỏ em! Em chỉ cần anh thôi”!
Đã gần 5 năm trôi qua, chuyện cũ như vết thương không bao
giờ thành sẹo. Duyên vẫn sống như một cái bóng ở căn nhà rộng mênh mông gần
mười ngàn bộ Anh mà An để lại cho mấy mẹ con Duyên. An không lấy một thứ tài
sản , tiền bạc gì kể cả tiệm tạp hóa! Biết không thể níu lại được người muốn ra
đi, Duyên dần bình tâm lại sau một thời gian dài đau khổ, vật vã! Duyên buộc
mình phải quên đi và đứng lên lo cho hai đứa con của mình! Bây giờ cả hai người con đã tốt nghiệp đại học và vẫn ở
cùng Duyên. Tuy không nói thẳng ra nhưng hình như chúng ngầm trách việc Duyên
không tha thứ cho An. Duyên không biết phải giải thích sao cho các con hiểu
tiếng nói của con tim nên cô chỉ lảng tránh không đề cập đến những chuyện có
liên quan đến An. Cửa hàng tạp hóa đã sang tên người khác vì Duyên không thể
quản lý. Cô vào làm việc ở một hãng điện tử gần nhà. Sau giờ làm việc, Duyên
chỉ quanh quẩn ra vào lo cơm nước cho các con và chăm sóc cây cỏ trong vườn.
No comments:
Post a Comment