Diefenbunker * Hầm
trú bom nguyên tử
Lối vào hầm
Được xây dựng vào năm 1959, hoàn thành năm 1962 trong thời
kỳ chiến tranh lạnh với mục đích nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân thì nơi đây sẽ
là nơi tá túc của các quan chức cao cấp chính phủ và các sỹ quan quân đội. Với
diện tích hầm ngầm 100.000 bộ vuông gồm 300 phòng chìm trong lòng đất có khả năng
chịu được vụ nổ hạt nhân tương đương tới 5 triệu tấn TNT ở khoảng cách 1.8 Km. Đồng
thời, người ta còn tính toán sức chịu đựng của cửa, đường vào hầm ngầm phải đảm
bảo không bị chấn động của vụ nổ làm sập bít lối…Các kỹ sư thiết kế hầm ngầm
này đã giải quyết được toàn bộ bài toán đó .
Rất may là chúng ta đã không bao giờ phải sử dụng hầm này và
bây giờ, nó được giữ nguyên hiện trạng làm viện bảo tàng cho mọi người tới
thăm.
Bản chỉ dẫn cấu tạo đường hầm và hầm.
Đường hầm vào các phòng trong
Tấm cửa sắt dầy mở vào phòng
Vừa bước qua cửa, chúng ta đã chạm trán ngay “anh” bom nguyên tử MK 4 ( Mark 4). Mark 4 là thiết kế bom hạt nhân của Mỹ được sản xuất bắt đầu từ năm 1949 và được sử dụng đến năm 1953. Mark 4 được dựa vào các thiết kế của Mark 3 ( Fat Man) nhưng an toàn hơn và dễ ràng hơn trong việc sản xuất. Nói đến Mark 3, chúng ta ai cũng biết nó là quả bom nguyên tử đã ném xuống thành phố Nagasaki của Nhật vào ngày 9 tháng 8, 1945 làm thiệt mạng khoảng 80.000 người và còn để lại di chứng đến giờ.
Đường hầm vào các phòng trong
Tấm cửa sắt dầy mở vào phòng
Vừa bước qua cửa, chúng ta đã chạm trán ngay “anh” bom nguyên tử MK 4 ( Mark 4). Mark 4 là thiết kế bom hạt nhân của Mỹ được sản xuất bắt đầu từ năm 1949 và được sử dụng đến năm 1953. Mark 4 được dựa vào các thiết kế của Mark 3 ( Fat Man) nhưng an toàn hơn và dễ ràng hơn trong việc sản xuất. Nói đến Mark 3, chúng ta ai cũng biết nó là quả bom nguyên tử đã ném xuống thành phố Nagasaki của Nhật vào ngày 9 tháng 8, 1945 làm thiệt mạng khoảng 80.000 người và còn để lại di chứng đến giờ.
Bản chỉ dẫn MK-4
No comments:
Post a Comment