Thursday, June 30, 2011

HAPPY CANADA DAY



O CANADA


O Canada! Our home and native land!

True patriot love in all thy sons command.

With glowing hearts we see thee rise,

The True North strong and free!

From far and wide, O Canada,

We stand on guard for thee.

God keep our land glorious and free!

O Canada, we stand on guard for thee.

O Canada, we stand on guard for thee.
Thành Tích Của Con Là Niềm Hạnh Phúc Của Cha Mẹ

Minh Thành

Hầu như các bậc làm cha, mẹ . ai cũng mong con mình ngoan , học giỏi , ai cũng hy vọng một tương lai tưoi sáng cho con cái mình. Mong khi còn nhỏ, chúng chăm ngoan, học giỏi biết nghe lời cha mẹ dạy bảo , là học trò tốt ở học đường. Mong chúng trưởng thành , vào đại học . Xong đại học mong chúng kiếm được công việc tốt rồi lập gia đình với người tương xứng… Đó là tôi muốn nói đại đa số các bậc cha mẹ có suy nghĩ như vậy. Một số nhỏ khác còn kỳ vọng vào những điều cao xa hơn ! Tôi chỉ muốn đề cập đến những ước mơ bình thường nhất là nuôi được con ăn học nên người. Bình thường nhưng không dễ ! Mình muốn và có đủ điều kiện nhưng đứa trẻ không muốn thì sao ? Rồi nữa , Đứa trẻ có đủ khả năng làm điều đó không ? Bên cạnh đó , nếu hoàn cảnh cha mẹ quá nghèo không đủ khả năng hoặc tệ hơn, đứa trẻ phải làm việc từ nhỏ để góp phần nuôi gia đình cùng bố mẹ nên không có khả năng đến trường ? Thế nên , không phải ai cũng đủ điều kiện thực hiện ước mơ của mình.
Nơi tôi ở, vấn đề mưu sinh của cha mẹ thường ít ảnh hưởng mạnh đến con cái khi chúng ở lứa tuổi vào đại học, cao đẳng . Phần lớn, bọn trẻ tự túc học phí bằng cách đi làm mùa hè hoặc vừa học, vừa làm. Em nào học giỏi được học bổng và đi làm Co-op thì khả năng chi trả đứt tiền học phí trong khi đang còn học là rất cao. Nếu không, các em được vay tiền học không tính lãi trong suốt quá trình học . Họ chỉ tính lãi sau khi em đã tốt nghiệp đại học sau một thời gian hình như sáu tháng ? ( Tôi không nhớ chính xác) . Dĩ nhiên, sau khi tốt nghiệp, các em lao vào kiếm việc nên vấn đề “trả nợ” tiền học không phải là vấn đề khó khăn . Nhìn chung , phần lớn các em trong gia đình người Việt ở đây có lợi thế là được sự giúp đỡ tận tình của cha mẹ trong việc trang trải chi phí học hành . Vấn đề quan trọng là các em có thành người tốt như cha mẹ kỳ vọng không lại nằm trong tay của các em.
Tôi được biết một bà mẹ và ông bố hạnh phúc dù họ chỉ có một cuộc sống bình thường. Họ lập nghiệp với đôi bàn tay trắng . Họ từng là những người có chút ít học thức ở quê nhà nhưng tại quê hương mới , trình độ của họ lại quay về khởi điểm ban đầu. Họ miệt mài làm việc, những việc dành cho người lao động. Công sức của họ đã được đền bù xứng đáng. Các con họ đã trưởng thành . Sự trưởng thành của chúng làm họ ngạc nhiên đến ngỡ ngàng khi tất cả đều dành được học bổng ở trường đại học . Tốt nghiệp , người thì làm cho chính phủ liên bang . Người thì làm ở tổ hợp Kỹ sư . Cha mẹ vào xem trang Web của những nơi các con làm mà không tin nổi con mình đang ở một vị trí mà họ không dám mơ . Có thời gian rảnh rỗi hơn khi các con đã trưởng thành . Họ đọc báo và giật mình khi thấy nhiều trường hợp khi con cái hư hỏng , người ta cứ đổ lỗi lên đầu cha mẹ là mải làm không để ý chăm sóc con mới ra nông nỗi ? Các bạn trẻ ơi , các bạn có biết những ông bố bà mẹ vất vả ngày đêm làm việc nuôi gia đình . Họ đã không đủ thời gian dành cho cả giấc ngủ của họ . Họ vì miếng cơm, manh áo của gia đình và nhất là vì tương lai tươi sáng của con mình . Họ quên họ mà chỉ nghĩ đến các con ! Họ có đáng bị trách móc không ? Ông bố, Bà mẹ hạnh phúc của mấy người con đã thành công trong học tập và thành danh trong sự nghiệp này chính là những người ít có thời gian dành cho con cái nhất. Đừng nên trách móc cha mẹ mà hãy tự hỏi mình đã làm gì để xứng đáng với những hy sinh cha mẹ đã dành cho con cái.
Bà mẹ hạnh phúc trong câu chuyện này muốn chia sẻ với chúng ta niềm vui khi bà dọn phòng cho cậu con kỹ sư . Bà đã thấy rất nhiều Medals mà cậu đã dành được trong các môn thể thao cũng như thành tích học ở trường mà thời gian khi cậu còn nhỏ, bà đã không có thời gian để chiêm ngưỡng và tự hào về nó . Những kỷ vật này tuy nhỏ đối với các bạn trẻ ở lứa tuổi cậu nhưng lại là món quà vô giá và niềm hạnh phúc vô biên cũng như kỳ vọng của hầu hết các bậc cha mẹ.
Mùa hè , mùa nghỉ của tuổi hoa phượng . Chúc các bạn trẻ một mùa hè vui vẻ, sung sức để chuẩn bị vào năm học mới với niềm tin : Mình sẽ là người đưa cha mẹ trở thành những người hạnh phúc nhất thế gian . Điều đó nằm ngay trong tay bạn đó , các bạn tuổi học trò































































































































































































Monday, June 27, 2011


Chó Tây, Chó Ta

Hội Phố

Chó ta , tôi không muốn đề cập đến loại chó cảnh vì thực ra , khi còn nhỏ, tôi chưa hề có vinh dự tiếp xúc với một con chó cảnh nào . Quanh cái phố nhỏ của tôi hầu như nhà nào cũng nuôi chó . Con chó thời thơ ấu của tôi nó thiết thực với đời sống chúng tôi lắm . Nhiệm vụ chính của nó là trông nhà . Cứ người lạ đến nhà là nó sủa .Chẳng cần chuông cửa nhưng khách còn ngoài ngõ, chủ nhà đã biết ! Hiện đại còn hơn mắt điện tử ngày nay! Còn nữa, nó làm công việc vệ sinh những bãi thải của em bé . Thức ăn cho nó chỉ là cơm thừa, canh cặn được người ta cho vào những mảnh bát vỡ hoặc có khi, đổ ngay xuống đất !
Vậy mà nó không kêu ca , không biết mình bị kỳ thị mà vẫn trung thành với chủ . Những chuyện chó trung thành cứu chủ khỏi tai nạn thì nhiều lắm , tôi chỉ nêu lại một số trường hợp còn nhớ như có con chó lôi áo chủ kéo ra khỏi đám cháy sau khi đã sủa ầm lên báo động mà chủ vẫn ngủ say . Hoặc xông vào cắn tên trộm có vũ khí đang uy hiếp chủ nhà… Chó nuôi trong nhà có tình và có công như thế nhưng khi nó về già thì số phận thật hẩm hiu ! Không có thương tiếc, phúng điếu vàng hương như người ta mà chỉ những lá mơ, rau quế phủ lên hình hài nó ! Nó chẳng được một mảnh đất chôn thân !
Còn chó Tây thì sao ? Ngoài “lầu son gác tía” dành cho, nó còn được các cô đầm da trắng tóc vàng hôn hít, bồng bế ! Có con cún cưng còn được ngủ chung giường ông, bà chủ ! Ra đường lên xe xuống ngựa, váy áo viền đăng ten tha thướt ! Cũng một kiếp “chó” !
Tuần trước, không hiểu do linh tính hay sao mà tự dưng tôi nhớ tới con Pogo mà viết vài dòng về nó . Lại còn post cả hình nữa . Bây giờ, Pogo đã ra người thiên cổ ! Nó mất rồi ! Hơn mười tuổi của chó tương đương 100 tuổi của người ! Nó hơn trăm tuổi là nó sống thọ rồi ! Nó không đau ốm mà chỉ yếu rất nhiều rồi có những lúc bất thình lình nó tru lên thảm thiết ! Chị tôi sợ quá, đưa nó vào bệnh viện ! bác sỹ nói đã đến lúc cho nó đi . Hôm tiễn nó sang cõi khác, cả nhà chị tôi vào bệnh viện cùng nó . Vừa xuống xe, dắt nó tới cổng bệnh viện, nó quay lại nhìn, tỏ ý không muốn đi ! Chị tôi vuốt ve nó : Đừng sợ , Pogo chỉ ở đây vài hôm rồi lại được về nhà ! Nó ngoan ngoãn đi vào “ gặp” bác sỹ . Nó được dẫn vào một phòng riêng dành cho nó . Bác sỹ tiêm cho nó một liều thuốc an thần và giảm đau . Nó ngủ thiếp luôn . Bác sỹ bảo mọi người: Muốn nói gì với nó thì nói đi ! Mọi người cũng chỉ an ủi nó đừng sợ, có cả nhà bên cạnh . Rồi bác sỹ tiêm cho nó liều thuốc kết thúc ! Nó ngưng thở ngay lập tức , rất nhanh ! Phút cuối cuộc đời, nó không bị đau đớn ! Xác nó được bệnh viện thiêu và họ sẽ gửi tro về nhà chị tôi ! Chị nói sẽ chôn tro nó ngay sau vườn nhà . Toàn bộ chi phí là $ 400.00. Yên nghỉ nhé, Pogo.




Friday, June 24, 2011

Nhật Ký chuyến du lịch Tây ban nha của Diana

Minh Thành

Diana , cô học sinh lóp 12 vừa thi xong môn cuối phổ thông trung học. Cô đã được trường đại học Carleton nhận vào học ngành báo chí bắt đầu từ tháng 9 năm nay . Để thử nghiệm chắc chắn là mình thích học ngành này, Diana đã tham vấn ý kiến các chuyên viên và họ khuyên cô tham gia một chuyến du lịch tham quan Tây ban nha, Morocco để cảm nhận mức độ tiếp nhận thông tin , khả năng chịu đựng những thay đổi đột ngột về , văn hoá , phong tục, khí hậu giữa nơi này đến nơi khác cũng như những thử thách về sự năng động của nghề nghiệp. Diana đã có một chuyến đi thú vị và cô đã vui lòng thuật lại những trải nghiệm của mình. Xin chúc cho ước mơ của Diana trở thành sự thực.

Diana Diary Trip To Spain

Diana

I had been very excited to go on this trip to Spain for a long time. I waited a whole year just to visit a place for only eight days and it was the most amazing trip and place, I have ever been to in my life.
On the first day, we took an eight hour flight to Paris. Once we got to the Paris Airport, we had about three hours until our two hour flight to Madrid. Once we got to Madrid, the very first place we went to see was Madrid’s bullfighting ring. They still had bullfighting in Spain, but it wasn’t as popular as it used to be. Now it is more for tourists to be entertained rather than the locals.
On the second day, we visited the Royal Palace of Madrid. It was one of the most beautiful things I had ever seen. Each room was decorated differently but all of them had enormous hanging chandeliers coming from the ceiling. Some rooms were covered in gold, others teal and another was decorated in an oriental style. It was interesting to see how the royalty lived and what they woke up to every morning. After we finished our tour of the Royal Palace, we went to another city called Toledo. This was probably one of my favourite cities to visit because it felt like you knew what it was like to live in Spain back then. There, we visited the Toledo Cathedral which was breathtaking. All around you were hand carved sculptures, huge columns, monuments, crypts, paintings and carved sculptures within the walls of the cathedral. You could tell that a lot of time and money was spent on this religious building because of the effort put in to creating it. That day we also visited the Santa Maria La Blanca Synagogue which was very interesting. The entire synagogue had Muslim, Catholic and Jewish influences. It was a mixture of all three.
On the third day, we went to the city Granada. On the drive there, all we saw were fields and fields of olive trees. This was another amazing city because we saw the Alhambra Palaces and Generalife Gardens which were influenced by the Moslem Moors (Muslims). The entire palace was engraved with passages from the Qur’an and the walls seemed as if someone had covered it in lace. Everything seemed kind of peaceful and calm because there was so much greenery.
On the fourth day, we went to Costa del Sol. Since the beginning of the trip, every single day rained. It wasn’t until we arrived in Costa del Sol that we finally saw sun. It was like a resort because we were surrounded by heat and hotels. When we walked outside to the balcony of our hotel room, the first thing we saw was the Mediterranean Sea. That day we walked along the beach and splashed in the water until we went shopping for the rest of the day! It was very relaxing.
On the fifth day, we went to Morocco, Africa. It was one of the best parts of the trip because it was so different from Spain. I thought that it might have been similar because it was only an hour boat ride away, but it wasn’t. It reminded me of the stories my parents told me of Viet Nam when they went back to visit. I had never been to Viet Nam but I suspected that it might have been a little bit like Morocco. There were people selling random things like jewelry, everywhere and they insisted that you buy something. The buildings were very narrow with people sitting on the ground selling vegetables, fruit, fish and meat. It was a very cultural filled day.
On the sixth day, we went to Seville. We saw the Seville Cathedral which was very beautiful inside but what was most exciting about this day was the Flamenco dancing. Flamenco is a type of Spanish dance and music. Every movement is very passionate and percussive, like tap dancing if it were mixed with salsa. The dresses and suits that the dancers wore were breathtaking. Many had different patterns and colours but it was the way their body moved with the music, costumes and light that made everything come alive. It was a very eventful evening.
On the seventh day, we spent it in Cordoba. The streets were very narrow but it was very much a touristy city. Although the city is very old, many of the shops were there for tourists rather than for the locals. It was still a very fun day because we got to walk around by ourselves as we shopped.
On the eighth day, we drove back to Madrid and traveled back home.
It was a very good trip that I will remember for the rest of my life. It was the most wonderful experience and adventure that I have ever been on and I am so glad that I got the chance to take this trip. I recommend anybody to go to Spain because it is a beautiful country to see.

Madrid-Bullfighting
Madrid-Royal palace
Toledo
Olive Tree
Granda - Alhambra Palace
Costa de sol
Morocco
Seville - Flamenco Dancing
Cordoba

Tuesday, June 21, 2011


Sa Trung Kim

Minh Thành

Bài đã đăng ở Việt Báo

Chi có tài, điều đó hết sức hiển nhiên. Chi biết, chồng Chi và thậm chí các con Chi cũng biết. (Biết một cách lõm bõm vì trình độ nghe tiếng Việt của chúng cũng giỏi như trình độ nghe tiếng Anh của Chi vậy)! Cái tài của Chi là tài chìm. Không thể hiện ra ngoài mới thiệt thòi! Ông thầy tướng số nói Chi mệnh " Sa trung kim" .Nghĩa là vàng trong cát. Chi nghĩ cát chỉ là những lớp mỏng như ở bãi biển khi Chi đi tắm biển thường thấy. Vậy thì cũng dễ lộ ra khi người ta dẫm mạnh trên cát. Nghĩa là, ắt hẳn có lúc, vàng sẽ hiện ra lấp lánh ở bãi biển vào một thời điểm nào đó. Chi chỉ cần đợi thời gian thôi.
Chi có khả năng xuất khẩu thành thơ. Thơ tuôn nhẹ nhàng, thoải mái, không gò bó. Không phải nhăn trán nhíu mày tìm từ như những nhà thơ chính cống! Chi có thể làm thơ mọi nơi mọi lúc. Đúng vần ,điệu mà còn thơm thơm mùi thức ăn như khi Chi nấu nướng hoặc đang ăn cùng chồng con. Vừa gọt xu hào, Chi vừa ngâm nga: "Hôm nay em nấu xu hào / Anh chan, anh gắp, anh phều phào khen ngon". Hay "Hôm qua em nấu bánh đa (canh bánh đa) / Anh thích ăn lắm anh ra anh vào", " Khi xưa anh hút thuốc lào ..." Những câu thơ kiểu này Chi sáng tác được nhiều lắm. Chi chưa nghĩ đến chuyện in thơ để bán hoặc ghi lại cho đời sau nghiên cứu khỏi mai một chứ nếu Chi in thơ thì số lượng chắc cũng tới trăm quyển ... Khiêm tốn mà nói, Chi thấy thơ Chi đọc êm ái, dịu dàng, tình cảm. Cũng tuân theo đúng luật bằng trắc như ai. Ý thơ mộc mạc, giản dị, bình dân như thơ Nguyễn Bính!
Ngoài thơ, Chi còn viết văn, và là ca sỹ hát karaoke thượng thặng. Chả thế mà mỗi khi Chi xong việc bếp núc, ra phòng khách mở máy, cầm micro lên là chồng con Chi nhìn nhau rồi vội tản ra , ai về phòng nấy để nhường sự yên tĩnh cần thiết cho ca sỹ luyện giọng. Nhiều lúc, Chi muốn chồng ngồi lại thưởng thức giọng hát của mình thì anh nói "Giọng em rất trong, cao vút, nghe xa mới hay. Anh ở trên lầu nghe em hát mới thấm thía". Chi cảm động lắm, hát thống thiết hơn, lâm ly hơn vì Chi biết tiếng hát của mình đã có người đang bần thần, để hết tâm tư tình cảm vào nghe. Chi cũng tự sản xuất cho mấy Album âm nhạc chuyên về dòng nhạc karaoke. Chi để trong xe, mỗi khi đi làm, Chi lại bật lên để nghe giọng ca cao vút của mình .Càng nghe càng hay, Chi nghe mãi không chán. Chỉ tiếc là quãng đường từ nhà tới sở làm hơi ngắn, nghe chưa hết một băng nhạc đã tới sở rồi !
Thời còn đi học, Chi đã mơ viết văn. Chi tưởng tượng văn Chi viết lôi cuốn, hấp dẫn cả triệu người đọc. Người ta xếp hàng chờ mua sách Chi viết. Sách được dịch ra mọi thứ tiếng trên thế giới, được dựng thành phim... nên Chi rất chịu khó học môn văn. Có điều, Chi không may mắn trong nghiệp bút nghiên. Năm nào cũng gặp phải ông thầy khó tính. Nào phê là sai lỗi chính tả be bét. Câu cú viết lủng củng, không diễn đạt nổi ý... Tuy vậy, Chi không nản, cứ có đợt báo tường của trường, lớp ... là Chi góp bài viết. Người viết nhiều, tường chỉ có bốn bức nên thường không đủ chỗ. Các bạn phụ trách báo phải ngậm ngùi bỏ bài viết của Chi ra ngoài, hẹn dịp khác!
Chi cũng đã gửi nhiều bài viết đi những tòa soạn chuyên trị báo biếu. Họ cũng rất bận rộn nên thư đi thì có, báo đăng bài thời không! Chồng Chi nói Chi viết khó hiểu quá. Loại văn viết khó hiểu ít người thích vì họ không hiểu Chi nói cái gì ? Muốn đưa bạn đọc đến đâu? Anh gọi đó là viết theo trường phái trừu tượng, gửi đăng làm gì cho mất công! Viết cho riêng anh thôi. Chi lại viết, lần này viết cho riêng chồng. Anh vốn lười đọc, bảo Chi đọc anh nghe, Chi diễn tả bài viết của mình theo cung bậc trầm bổng du dương như Chi đang biểu diễn một ca khúc karaoke cho người bạn trăm năm thưởng thức. Đọc được vài đoạn, quay sang hỏi anh thấy thế nào thì Chi đã nghe tiếng ngáy của anh vang lên như sấm! (Mải diễn tả văn, Chi có nghe thấy gì đâu). Hỏi anh tại sao ngủ thì anh bảo văn hay lại thêm giọng đọc tốt có sức lôi cuốn như phê ma túy đưa anh vào giấc ngủ. Chi nghe chồng khen ngợi mình mà hả lòng. Thế nên mỗi khi chồng mất ngủ, Chi lại lôi văn ra đọc. Chồng Chi được ngủ đủ giấc nhờ những bài viết của vợ đọc hàng đêm nên anh béo tốt, hồng hào hẳn ra.
Lâu nay, thấy chồng mê mải theo dõi những bài viết trên tờ báo uy tín nhất nhì Bắc Mỹ dành cho người Việt tị nạn viết về cuộc sống của họ trên đất Mỹ. Anh nói họ viết sống động lắm, thực lắm. Viết mà như cho người đọc xem một cuốn phim mô tả công việc người Việt tị nạn đang làm, khó khăn họ đang gặp cũng như thành công họ đạt được trong cuộc sống mới trên đất Mỹ nói riêng và hải ngoại nói chung. Có những tác giả khi đến Mỹ còn ở tuổi teen. Học trường Mỹ, nói tiếng Anh, bằng cấp kỹ sư, đại học đầy mình mà văn chương chữ Việt không chê vào đâu được ... Chi rất muốn viết cho tờ báo đó, Chi nói với anh như vậy. Chồng Chi phác một cử chỉ dứt khoát theo kiểu " Anh van em, anh can em. Em viết vẫn như xưa. Như cái hồi anh gặp em lúc em còn là cô nấu bếp trong một khách sạn nhỏ tỉnh lẻ miền quê hiu hắt. Nghĩa là trừu tượng lắm, khó hiểu lắm"!
Chi nhớ lại dạo đó mà bồi hồi. Trong cùng một tuần, Chi được hai chàng trai tuấn tú gửi thư tỏ tình. Một anh là kỹ sư thủy lợi. Anh kia hành nghề gõ đầu trẻ (chồng của Chi bây giờ). Bên tám lạng, bên nửa cân! Dùng cái cân nhà bếp khách sạn thường dùng cân rau quả, cá mắm cũng khó phân nặng nhẹ. Nhưng trái tim Chi có hơi nghiêng về anh kỹ sư thủy lợi một chút vì anh làm nghề đem nước về ruộng cho bà con nông dân nên thỉnh thoảng, anh được bà con thương tình, biếu cho củ khoai củ sắn. Còn anh gõ đầu trẻ với nắm giẻ rách và viên phấn trắng không làm cho cái bao tử đầy hơn. Đã thế, anh dạy môn văn nên cứ như người mơ ngủ. Tới thăm Chi mà chẳng biết mua tặng một vài mét vải cho Chi may áo diện ở thời buổi công chức nhà nước được cấp năm mét vải may áo quần cho một năm! Vải nội hóa khổ hẹp, dễ rách. Đêm ngủ không dám mặc quần áo vì sợ rách lấy gì che thân lúc ban ngày? Không lẽ may áo bằng lá chuối? Một sự tính toán hết sức tỉnh táo, thông minh, sặc mùi vật chất của người yêu văn thơ như Chi.
Thế rồi, Chi dành cả tháng, nắn nót viết hai bức thư thật văn hoa trả lời. Đồng ý với anh kỹ sư thủy lợi kiếp này và hẹn anh gõ đầu trẻ ở kiếp sau. Thư gửi đi một tuần thì anh giáo súng sính trong bộ quần áo mới hớn hở xuất hiện, run run, lắp bắp nói cám ơn Chi đã dành tình yêu cho anh. Còn anh kỹ sư thủy lợi mất mặt luôn! Sau này, Chi tìm lại bản nháp của hai lá thư nhờ thằng em trai đang học đại học giải nghĩa hộ. Chi cũng khôn lắm, Chi nói với nó là đứa bạn nhờ hỏi chứ không phải thư Chi viết. Thằng em trai nghiên cứu hai lá thư trong hai ngày mới có thể phân rõ tỏ tường. Té ra, cả anh kỹ sư và anh gõ đầu trẻ cũng như thằng em trai đều không phải là đệ tử của trường phái trừu tượng nên họ cùng hiểu ngựợc ý Chi muốn bày tỏ. Thế là anh giáo chiến thắng một cách vẻ vang. Nửa năm sau, anh rước Chi về căn phòng nhà tranh vách đất rộng thênh thang tới chín mét vuông, kê đủ một chiếc giường đôi cho hai vợ chồng son cùng một chiếc bàn nhỏ vừa để anh soạn giáo án, chấm bài, vừa làm bàn ăn ở trong khu nhà tập thể dành cho giáo viên tại trường cấp ba nơi anh dạy học.
Mặc kệ chồng ngăn cản, Chi vẫn nung nấu quyết tâm viết. Chi phải chứng tỏ cho anh biết Chi làm được việc này. Chỉ cần Chi kiên trì và chịu khó nhặt tìm tư liệu là đủ. Trước hết, Chi phác thảo cho mình một cốt chuyện để viết. Muốn thu hút người đọc chỉ nên viết chuyện tình lâm ly, ướt át. Chi muốn chuyện tình Chi viết sẽ phối hợp đông tây kim cổ. Sẽ bi thảm như Romeo Juliet. Hiếu thảo như Thúy Kiều Kim Trọng. Đẹp kinh hồn tựa Tây Thi. Lễ giáo như Lục Vân Tiên Kiều Nguyệt Nga buổi đâu gặp gỡ. Thêm chút bình dân của Thị Nở - Chí Phèo... Bằng ấy tinh hoa gộp lại, tác phẩm của Chi sẽ là một chấn động văn học. Mở ra một trào lưu mới cho người viết chuyện tình kim cổ đông tây. Vấn đề còn lại, Chi chỉ cần pha trộn, xếp sắp khéo léo những chất liệu văn học có sẵn quyện lẫn với nhau một cách hài hòa như các món ăn khi ăn lẩu, người ta bày sẵn trên bàn với đủ sắc màu, hương vị. Chỉ mới phác thảo thôi, Chi đã thấy cả một hào quang chói lọi bao quanh. Lòng vui phơi phới, Chi ngồi xuống chăm chú viết với nụ cười trên môi .
Chi trịnh trọng đặt tác phẩm tim óc sau mấy tháng trời nghiền ngẫm, gọt tỉa, cắt, xén... lên bàn trước mắt anh chàng gõ đầu trẻ ngày xưa mà bây giờ là cha của mấy đứa con Chi. Anh mở to mắt định thần nhìn một lúc vẫn không hiểu Chi muốn gì! Anh hất hàm: "Lại thư bên nhà gửi xin tiền phải không"? Rõ chán cho anh chồng chẳng biết ga lăng, tế nhị chút nào! Văn chương lai láng thế mà cứ làm như giấy đòi nợ! Chi phụng phịu: " Anh đọc rồi biết, đọc nhanh lên cho em gửi. Một chuyện tình lâm ly em mới viết". Anh nhà giáo hốt hoảng đứng bật dậy như nhà bị cháy: "Không được đâu, em viết... em viết... Không, ...Không thể được! Chi sẵng giọng : " Em viết sao? Anh đã đọc đâu mà biết em viết những gì!". Rồi Chi ngồi xuống, thút thít khóc. Anh chồng vụng về đứng cạnh vợ, đưa tay vuốt mái tóc tơ mềm mại khi xưa nay đã trở thành tóc rễ tre. Anh nhìn những chân tóc ngả màu bạch kim quá nửa do Chi mải lo việc nhà nên quên chưa nhuộm mà thương vợ vô kể. Ánh mắt hấp háy vì quên đeo kính lão của Chi vẫn còn sức hấp dẫn anh nhà giáo si tình. Anh đứng thẳng người, dập hai chân vào nhau, giơ tay lên chào theo kiểu nhà binh, hô to giọng: " Xin tuân lệnh", rồi từ từ khụy xuống rên lên đau đớn. Thì ra, anh quên mình đang đi dép nên khi dập hai chân, hai cục xương nhô ra phía trong đập vào nhau làm anh đau đến tận xương tủy. Không biết chúng có bị rạn vỡ không? Thật khổ cho cái thân già!












Saturday, June 18, 2011




Ottawa Little Italy Festival – Xe Ý

Hội Phố

Hầu như năm nào, phố Ý ở thủ đô Ottawa cũng có Festival . Chương trình qui mô lắm . Có nhạc, có pháo hoa, có trưng xe … Năm nay tôi đến phố Ý vào lúc đoàn xe bắt đầu khởi hành trên đường phố . Về thẩm định xe đẹp thì tôi chịu . Tiêu chuẩn chấm xe của tôi là thấy xe nào nước sơn còn bóng loáng sẽ được tôi xếp vào loại xe đẹp ! Cho nên, cũng lia máy chụp những xe tôi cho là đủ tiêu chuẩn để trình làng ! Không dám bình luận mà nhường phần bạn đọc. Chỉ có một điều tôi biết đó là người ta đi toàn xe Ý, và là xe dùng cho gia đình chứ không phải xe mới của hãng giới thiệu sản phẩm xe bán . Như một cuộc dạo chơi có trật tự của các gia đình người Ý đi trên phố Ý nên nhiều xe đầy đủ vợ chồng, con cái . Ngắm họ, tôi cứ thầm nghĩ đến khi nào sẽ có một đoàn người Việt đi trên những xe do Việt nam sản xuất như những người Ý hôm nay .